Kiểm soát các rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh buôn ma thuột (Trang 71 - 74)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3. Kiểm soát các rủi ro tín dụng

Nhận dạng rủi ro, đo lường và kiểm soát rủi ro giúp VAB- BMT kiểm soát các rủi ro tín dụng phát sinh tại chi nhánh như sau:

* Không làm gì bằng cách chủ động hay thụ động chấp nhận rủi ro

VAB- BMT hạn chế cấp tín dụng đối với các món vay có TSĐB là của bên thứ ba mà không có quan hệ gần gũi (bố mẹ, anh chị em ruột, con ruột) với khách hàng. Hoặc với xác suất rủi ro quá cao, ngân hàng né tránh rủi ro bằng cách từ chối cấp tín dụng như cho vay TSĐB là phương tiện vận tải có thời hạn sử dụng quá 04 năm.

* Đối với những khoản vay còn lại, các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro tín dụng của VAB- BMT bao gồm:

 Kiểm soát các nguồn gây ra rủi ro tín dụng: VAB- BMT cho vay theo định hướng ngành nghề của VAB-Hội sở ban hành theo từng thời kỳ.

 Áp dụng các biện pháp giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng

- Ngăn ngừa rủi ro tín dụng thông qua việc ngân hàng nâng cao hiệu quả công tác thẩm định trước khi cho vay bằng cách: Tất cả các khoản vay tại VAB- BMT đều phải thông qua Trung tâm phê duyệt tại Hội sở tái thẩm định và quyết định đồng ý hay từ chối cho vay.

- Ngăn ngừa rủi ro tín dụng thông qua việc tuân thủ đúng quy trình cấp tín dụng: Quy trình cấp tín dụng quy định khá chặt chẽ và chi tiết về cả quy trình cấp tín dụng cho khách hàng ở tất cả các khâu và các bộ phận liên quan từ khi gặp gỡ khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, cho đến khi theo dõi nợ vay, thu gốc, thu lãi… Các bước như sau:

+ Gặp gỡ khách hàng và đánh giá sơ bộ + Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng

+ Thẩm định và lập tờ trình thẩm định + Trình Ban lãnh đạo chi nhánh

+ Trình hồ sơ cho vay lên Trung tâm phê duyệt tín dụng tại Hội sở + Trung tâm phê duyệt tín dụng sẽ tái thẩm định và quyết định cho vay nếu thuộc thẩm quyền phán quyết của Trung tâm phê duyệt hoặc chuyển lên Hội đồng tín dụng/ ủy ban tín dụng nếu vượt mức phán quyết.

Cấp phê duyệt sẽ gửi phản hồi về cho CN biết về việc đồng ý cho vay hay không. Nếu đồng ý sẽ gửi Thông báo/Nghị quyết cho vay về cho CN

+ Gửi thông báo cho vay đến khách hàng và hoàn chỉnh thủ tục cho vay + Giải ngân

+ Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng tiền vay sau giải ngân + Điều chỉnh khoản vay

+ Quản lý khoản vay, thu hồi nợ + Tất toán khoản vay

- Ngăn ngừa rủi ro tín dụng thông qua việc tuân thủ đúng Quy trình định giá TSĐB: Tại VAB, từ năm 2013 đến nay, việc định giá TSĐB do chuyên viên định giá thuộc Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Việt Á, định giá độc lập và thu phí định giá từ khách hàng, CBTD chỉ là người đề xuất định giá và làm Tờ trình thẩm định cho vay dựa trên phương án vay vốn trên cơ sở TSĐB đủ đảm bảo cho khoản vay theo tỷ lệ đảm bảo do

VAB quy định và phê duyệt. Vì vậy, định giá hiện tại khách quan và chính xác hơn.

- Ngăn ngừa rủi ro tín dụng thông qua việc tuân thủ đúng hạn mức phán quyết tín dụng: Trước đây VAB- BMT cho vay thông qua hạn mức phê duyệt tín dụng cho Giám đốc chi nhánh không quá 2 tỷ đồng, Hội đồng tín dụng tại chi nhánh đối với KHCN không quá 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, VAB đã chuyển sang mô hình phê duyệt tập trung nên Ban giám đốc chi nhánh chỉ có quyền phê duyệt cho vay đối với TSĐB là Giấy tờ có giá còn đối với các loại TSĐB khác phải trình lên Trung tâm phê duyệt tại Hội sở. Với hạn mức phê duyệt như vậy, giúp VAB- BMT hạn chế được nhiều món vay phương án kinh doanh không khả thi, không có khả năng trả nợ mà CBTD cố tình cho vay hoặc không đủ năng lực thẩm định món vay, giảm thiểu được nợ xấu đáng kể.

- Ngăn ngừa rủi ro tín dụng thông qua việc tuân thủ Quy định khẩu vị rủi ro tín dụng: Để đảm bảo an toàn trong cho vay, VAB đã ban hành quy định về khẩu vị rủi ro tín dụng, quy định rõ về: khẩu vị tín dụng không cấp hoặc chấm dứt cấp tín dụng, khẩu vị cấp tín dụng không khuyến khích, khẩu vị tín dụng thận trọng đối với đối tượng KHCN, cụ thể như sau:

+ Khẩu vị liên quan đến đối tác giao dịch (khách hàng) + Khẩu vị liên quan đến thu nhập/nguồn trả nợ

+ Khẩu vị liên quan đến kỳ hạn + Khẩu vị liên quan đến loại tiền vay

+ Khẩu vị liên quan đến mục đích cấp tín dụng + Khẩu vị liên quan đến tài sảm bảo đảm

 Từ việc ban hành cụ thể khẩu vị tín dụng trên, đã trở thành cẩm nang giúp CBTD xác định được những đối tượng khách hàng như thế nào, đặc điểm của khoản vay ra sao là phù hợp để cho vay, hạn chế cho vay những khách hàng vi phạm khẩu vị rủi ro tín dụng.

 Phân tán rủi ro tín dụng: VAB- BMT phân tán rủi ro tín dụng bằng các biện pháp như sau:

- Đa dạng hóa khách hàng: khách hàng là nông dân, kinh doanh buôn bán, công nhân viên chức.

- Đa dạng hóa các lĩnh vực và ngành nghề: Cho vay nông nghiệp, cho vay sửa chữa nhà, cho vay tiêu dùng, cho vay mua xe, cho vay bù đắp.

 Phát hiện và xử lý nợ có vấn đề: Khi nhận thấy dấu hiệu xuất hiện nợ có vấn đề, CBTD sẽ có kế hoạch làm việc cụ thể để nắm tình hình và báo cáo Ban lãnh đạo để giải quyết, tùy theo những trường hợp cụ thể mà ngân hàng có thể tiến hành: cơ cấu thời hạn vay, gia hạn nợ, miễn giảm lãi…

 Chuyển giao rủi ro:

Mua bảo hiểm: Đối với các TSĐB là ô tô, máy móc thiết bị, hàng hóa trước khi cho vay chi nhánh yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm ba bên cho đến hết thời gian của khoản vay, trên hợp đồng bảo hiểm ghi rõ người thụ hưởng là VAB- BMT để hạn chế những rủi ro bất ngờ xảy ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh buôn ma thuột (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)