7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng
Khi đã nhận dạng được các rủi ro tín dụng, từ đó việc đo lường rủi ro tín dụng mới hiệu quả. VAB- BMT đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng đã nhận diện được ở bước nhận dạng rủi ro thông qua:
* Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Trước đây, VAB chưa có quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ cụ thể giành cho KHCN mà chỉ có quy trình đánh giá chung chung phần lớn là giành cho khách hàng doanh nghiệp, vì vậy Chi nhánh chưa có công cụ đo lường chi tiết từng loại rủi ro tín dụng mà chỉ đo lường chung chung dựa vào cảm tính của cán bộ khách hàng, từ đó gây khó khăn cho việc ra quyết định cho vay và nhận biết rủi ro. Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng chỉ mang tính hình thức, thủ tục chứ không mang lại hiệu quả trong việc đo lường rủi ro tín dụng. Từ đầu năm 2014 cho đến nay, VAB- BMT đang áp dụng mô hình đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay thông qua Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KHCN: Việc đánh giá sẽ thực hiện theo từng món vay dựa trên đánh giá xếp loại rủi ro khách hàng và TSBĐ. Mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá thông thường sẽ có năm mức điểm từ 20 điểm đến 100 điểm.
- Phần xếp loại rủi ro khách hàng xem xét 2 nhóm chỉ tiêu:
+ Nhóm chỉ tiêu về nhân thân (tuổi, trình độ học vấn, tiểu sử cá nhân, tình trạng hôn nhân, tình trạng chỗ ở hiện tại, tính chất của công việc hiện tại, thâm niên trong lĩnh vực chuyên môn hiện tại, số người phụ thuộc, đánh giá của CV.QHKH về gia cảnh của khách hàng…)
+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ (tổng thu nhập, mức thu nhập ròng, khả năng sinh lời, mối quan hệ của khách hàng với VAB và TCTD khác…)
Trong đó nhóm chỉ tiêu về nhân thân chiếm tỉ trọng 50% và nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ chiếm tỉ trọng 50% trong tổng điểm xếp loại rủi ro.
Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro 90-100 AAA Rủi ro thấp 80- <90 AA Rủi ro thấp 66- <80 A Rủi ro thấp 62- <66 BBB Rủi ro trung bình 58- <62 BB Rủi ro trung bình 55- <58 B Rủi ro trung bình 50- <55 CCC Rủi ro cao 45- <50 CC Rủi ro cao 40- <45 C Rủi ro cao
Ít hơn 40 D Rủi ro cao
Phần đánh giá TSBĐ bao gồm các chỉ tiêu về: + Loại TSBĐ;
+ Tính chất sở hữu TSBĐ; + Tính khả mại của TSBĐ;
+ Tổng nợ vay đề nghị / Giá trị TSBĐ; và
Xu hướng giảm giá trị của TSBĐ trong 12 tháng qua.
Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro
80-100 A Mạnh
60- 80 B Trung bình
<60 C Thấp
Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại theo các mức xếp loại rủi ro khách hàng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D và đánh giá TSBĐ: A, B, C. Ma trận tổng hợp xếp loại rủi ro khách hàng và đánh giá TSBĐ:
Đánh giá xếp loại AAA AA A BBB BB B CCC CC C D
Xếp loại rủi ro
Đánh giá TSTC Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao
A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/ Từ chối
B (Trung bình) Tốt Trung bình
Từ chối
C (Thấp) Trung bình Trung bình/ Từ
chối
Hiện nay, tại VAB- BMT công tác chấm điểm khách hàng được thực hiện song song với quá trình lập hồ sơ tín dụng đối với 100% khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh.
* Phân tích rủi ro được bắt đầu bằng cách làm sáng tỏ nguồn gốc, nguyên nhân gây ra rủi ro và khả năng thiệt hại
VAB- BMT thống kê các nguồn gốc, nguyên nhân gây ra rủi ro và khả năng thiệt hại cho chi nhánh bằng cách dựa vào hồ sơ phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu từ khi thành lập đến nay để xác định nguồn gốc và nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Sau khi đánh giá và đo lường rủi ro, VAB- BMT không làm rõ được từng loại rủi ro gây ra mức độ tổn thất lớn nhất, loại nào yếu nhất, loại rủi ro nào xuất hiện nhiều nhất, loại rủi ro nào tần số xuất hiện ít để có những biện pháp kiểm soát phù hợp.
Sau khi thực hiện đánh giá rủi ro, tại VAB- BMT các nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng xảy ra do các nguyên nhân từ khách hàng, ngân hàng, môi trường kinh doanh gây ra như sau:
Khách hàng không có thiện chí trả nợ
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
Khi đã kết thúc chu kỳ kinh doanh, mặc dù kết quả kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận cao nhưng khách hàng cố tình không trả nợ theo đúng cam kết trong hợp đồng cấp tín dụng mà vẫn cứ muốn giữ lại khoản tiền vay đó để sử dụng
cho các nhu cầu khác.
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Không có biện pháp thu hồi nợ trước hạn khi khách hàng trễ hạn, không có thiện chí trả nợ kéo dài.
Khách hàng làm ăn thua lỗ
- Nguyên nhân xuất phát từ môi trường kinh doanh
Rủi ro xuất phát từ môi trường kinh tế: Từ đầu năm 2008, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế xấu đi ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh các mặt hàng nông sản chủ chốt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như cà phê, hồ tiêu, cao su…làm giá cả hàng nông sản giảm sút, hàng tồn kho tăng, áp lực lãi suất cao. Diễn biến này có tác động và ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến các cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh với tiềm lực tài chính nhỏ và yếu.
- Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng: do khách hàng sử dụng
vốn vay không đúng mục đích, kém hiệu quả.
Một số khách hàng dùng vốn vay để sử dụng cho mục đích khác như tiêu dùng cá nhân, đầu tư bất động sản…. Khách hàng không có khả năng trả nợ do không thu hồi được vốn đã đầu tư, không có nguồn thu dẫn đến tình trạng chậm hoặc mất khả năng chi trả, gây ra rủi ro lớn cho chi nhánh.
Khách hàng đầu tư kinh doanh dàn trải, chiến lược kinh doanh không chuẩn xác: Thực tế, một số khách hàng do năng lực tài chính thấp, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu từ vốn vay, nhưng lại mở rộng quy mô hoạt động quá lớn, chiến lược kinh doanh không được vạch ra cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác…dẫn đến việc khách hàng gặp nhiều trở ngại trong hoạt động kinh doanh như không đủ sức điều hành, không có khả năng ứng phó với những biến động của thị trường, …làm cho việc đầu tư kinh doanh không có hiệu quả, tình trạng thua lỗ kéo dài sẽ dẫn đến việc khách hàng bị phá sản và chi nhánh không thu hồi được vốn vay.
Khách hàng cố tình cung cấp thông tin sai lệch để lừa đảo ngân hàng
- Nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh
Rủi ro xuất phát từ môi trường công nghệ: Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng CIC cung cấp thông tin còn chưa chính xác và kịp thời do có một số NH có tình che dấu nợ xấu nên đã không cập nhật nhóm nợ thực tế lên CIC. Vì vậy, khi kiểm tra CIC, CBTD không phát hiện được tình hình trả nợ thực tế của khách hàng.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
Có một số khách hàng muốn lừa đảo nên đã cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm trong nghề không trung thực, cố tình lập ra phương án vay giả, chứng từ mua bán giả để lợi dụng tâm lý chi nhánh cần khách hàng, lừa đảo CBTD. Điều đó làm cho kết quả đánh giá của chi nhánh về tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động của khách hàng không còn chính xác, gây ra rủi ro cho chi nhánh khi quyết định cho vay các khách hàng này.
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Rủi ro phát sinh do năng lực của CBTD còn yếu kém về trình độ nghiệp vụ, không kiểm tra lại các thông tin khách hàng cung cấp.
Mâu thuẫn giữa người vay và người đồng trả nợ
Nguyên nhân từ phía khách hàng: Trong thời gian qua, KHCN vay vốn tại VAB- BMT xảy ra trường hợp người vay và người đồng trả nợ trong quá trình sản xuất kinh doanh phát sinh mâu thuẫn, cả hai không còn thiện chí trả nợ, dẫn đến việc thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn và thái độ bất hợp tác từ khách hàng.
Ngân hàng nhận TSĐB của bên thứ ba tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó khăn khi xử lý TSĐB để thu hồi nợ do chủ TSĐB bất hợp tác
tục về nhận TSBĐ của bên thứ ba
TSBĐ là Giấy chứng nhận quyền sử sụng đất tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk cấp cho người dân từ trước năm 2010 đa số là cấp cho Hộ gia đình, chính vì điều đó việc CBTD của chi nhánh không nắm rõ quy định về cho vay đối với loại tài sản này, về thủ tục pháp lý, dẫn đến khi thế chấp TSBĐ cấp cho Hộ gia đình nhưng chỉ để cho chủ Hộ gia đình ký vào Hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo còn các thành viên khác trong gia đình (từ đủ 15 tuổi trở lên) không tham gia ký kết và cũng không ủy quyền cho Hộ gia đình dẫn đến Hợp đồng thế chấp bị vô hiệu.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
+ Đối với TSĐB cấp cho Hộ gia đình vấn đề ủy quyền cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro do:
Bên ủy quyền có thể đơn phương hủy ủy quyền bất kỳ khi nào,
Bên ủy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
Bên ủy quyền có nghĩa vụ với một bên thứ ba, các chủ nợ này có quyền yêu cầu phong tỏa, kê biên và phát mãi các tài sản của bên ủy quyền, bao gồm cả bất động sản đã “chuyển nhượng” theo hợp đồng ủy quyền;
Bên ủy quyền khi ký hợp đồng ủy quyền vẫn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản nhưng do vi phạm pháp luật nên cơ quan tố tụng đã xác định tài sản bảo đảm này là tang vật của vụ án hoặc là tài sản do phạm tội mà có…nếu ngân hàng cần xử lý tài sản này thì sẽ bị cơ quan tố tụng yêu cầu dừng lại để điều tra.
+ Chủ TSBĐ bất hợp tác trong xử lý TSBĐ để thu hồi nợ trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ.
- Nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh
nguyện thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh như thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến ngân hàng khởi kiện bên vay, bên bảo lãnh tại Tòa án thì một số Tòa án đã tuyên bố vô hiệu đối với hợp đồng thế chấp tài sản/quyền sử dụng đất của bên thứ ba. Việc một số tòa án hiện nay tuyên hợp đồng thế chấp QSDĐ của bên thứ ba đã ký với các NHTM vô hiệu sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Theo đó, bên có nghĩa vụ, bên thứ ba có thể dựa vào những quy định không rõ ràng, thống nhất, đồng bộ của Bộ Luật Dân sự 2005, Luật đất đai 2003… và các văn bản hướng dẫn thi hành để bội ước, trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ của mình bằng việc yêu cầu tòa tuyên hợp đồng thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên thứ ba vô hiệu, yêu cầu ngân hàng sẽ phải hoàn trả cho bên thứ ba Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bên thứ ba đã thế chấp tại ngân hàng. Giá trị pháp lý của các văn bản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm… vô hình chung đã bị vô hiệu hóa. Điều này đã biến một khoản vay có tài sản bảo đảm thành khoản vay không có tài sản bảo đảm, để lại những hậu quả tiêu cực về mặt pháp lý và xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến việc vay vốn của các cá nhân và hoạt động cho vay của các ngân hàng cũng như phát triển kinh tế – xã hội.
Ngân hàng khi cho vay định giá TSĐB dựa trên nhu cầu của món vay chứ không phải giá trị thực tế của TSĐB, khi xử lý nợ TSĐB không đủ để thanh toán gốc, lãi cho khoản vay
- Nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh
Rủi ro xuất phát từ môi trường pháp lý: Xử lý TSĐB để thu hồi nợ mất rất nhiều thời gian và thủ tục xử lý TSĐB còn nhiều vướng mắc dẫn đến tiền lãi của khoản vay tăng lên nhiều do quá trình xử lý nợ kéo dài. Quá trình khởi kiện cho đến khi bán được TSĐB phải trải qua nhiều bước: làm đơn khởi kiện, cung cấp thông tin, làm việc giữa 2 bên, thỏa thuận thời gian để cho
người bị kiện (chủ tài sản) tự thực hiện nghĩa vụ của mình, thi hành án, cưỡng chế và thực hiện các thủ tục để bán đấu giá TSĐB. Thực tế cho thấy, môi trường pháp lý của ta vẫn còn nhiều bất cập và chưa thuận lợi trong việc xử lý TSĐB để giúp các NHTM sớm thu hồi nợ vay.
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng
+ Thẩm định tín dụng chỉ quan tâm đến giá trị TSBĐ: CBTD thẩm định cho vay nhưng không quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng, tính khả thi của phương án kinh doanh mà chỉ quan tâm đến giá trị TSBĐ và tính khả mại của nó.
+ Định giá TSBĐ sai quy trình định giá TSBĐ của VAB: Trước đây tại VAB, CBTD cũng là người định giá TSBĐ nên xảy ra tình trạng định giá TSĐB theo nhu cầu vay vốn của khách hàng chứ không phải theo giá trị thực tế của TSĐB. Việc thẩm định chưa thực hiện theo đúng quy trình, không thu thập đủ 03 thông tin giá thị trường để làm cơ sở định giá cho tài sản nhận bảo đảm.
CBTD cho vay lỏng lẽo, thiếu kiểm tra sau khi cho vay
- Nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh
+ Rủi ro xuất phát từ môi trường kinh tế
Do mức độ cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt, để thu hút khách hàng và gia tăng thị phần cho vay đòi hỏi VAB- BMT phải áp dụng chính sách cho vay linh hoạt, giảm một số điều kiện cho vay…Điều này làm tăng rủi ro tín dụng trong cho vay đối với chi nhánh.
+ Rủi ro xuất phát từ môi trường pháp lý
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN chưa thật sự phát huy hết hiệu quả, từ khi thành lập cho đến nay CN chưa có NHNN thanh tra.
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng
CBTD phụ trách KHCN định kỳ hàng tháng sẽ có đánh giá về doanh số cho vay đạt được trong kỳ để đánh giá xếp loại và chi trả lương từ Hội sở. Trước áp lực doanh số cho vay như vậy, làm cho CBTD thẩm định cho vay dễ dãi, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng theo quan điểm cá nhân, chủ động lập phương án vay cho khách hàng chứ không căn cứ vào tình hình vay vốn thực tế của khách hàng.
+ Rủi ro phát sinh do công tác thẩm định không hiệu quả.
Chưa phân tích sâu tình hình quan hệ tín dụng của một số khách hàng vay với các tổ chức tín dụng, chưa thẩm định kỹ các thông tin để đánh giá năng lực của một số khách hàng về tài chính, tính khả thi và hiệu quả của phương án vay vốn, viết tờ trình tín dụng và lập phương án giúp khách hàng vay không phù hợp nhu cầu thực sự về vốn vay cho nên đã dẫn đến những sai