Hoàn thiện công tác đánh giá và đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh buôn ma thuột (Trang 91 - 97)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Hoàn thiện công tác đánh giá và đo lường rủi ro

a. Xếp hạng danh mục rủi ro

Từ danh mục rủi ro đã xây dựng được ở bước nhận dạng rủi ro tại mục a, 3.2.1, dựa vào mức độ ảnh hưởng của chúng tại chi nhánh, chi nhánh có thể xếp hạng được mức độ ảnh hưởng, xác suất xuất hiện của rủi ro đó để từ đó có thể đưa ra giải pháp kiểm soát chúng. Xếp hạng danh mục rủi ro như sau:

Bảng 3.2: Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của danh mục rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với KHCN

Stt Nguồn rủi ro Xác suất xuất

hiện (M)

Mức độ tác động (P)

Rủi ro tín dụng (M*P)

1 Môi trường kinh doanh 1.1 Môi trường tự

nhiên

Trung bình Cao Cao

1.2 Môi trường kinh tế Trung bình Cao Cao 1.3 Môi trường chính

trị- xã hội

Thấp Cao Cao

1.4 Môi trường kinh doanh

Cao Trung bình Trung bình 2 Khách hàng 2.1 Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, sản xuất, kinh nghiệm

Cao Cao Cao

2.2 Tư cách của khách hàng Thấp Cao Cao 3 Ngân hàng (CBTD) 3.1 Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm,

mối quan hệ

Trung bình Trung bình Trung bình

3.2 Đạo đức của CBTD Thấp Cao Cao 3.3 Tính tuân thủ và trách nhiệm trong công việc

Trung bình Trung bình Trung bình

3.4 Nhận TSĐB của bên thứ ba

b. Công tác chấm điểm và xếp hạng khách hàng cần được thực hiện một cách chi tiết cụ thể

Hệ thống xếp hạng cá nhân nên được thực hiện qua 5 bước như sau:

* Bước 1: Thu thập thông tin

CBTD tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn: Hồ sơ do KHCN cung cấp gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ TSBĐ; phỏng vấn trực tiếp khách hàng; từ các nguồn khác như chính quyền địa phương, hàng xóm,…

* Bước 2: Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản

Ngân hàng áp dụng các bảng chấm điểm chi tiết tại theo Bảng chấm điểm theo chỉ tiêu nhân thân theo Phụ lục 1 và Bảng chấm điểm theo khả năng trả nợ theo Phụ lục 2.

Sau khi tổng hợp điểm khách hàng theo hai biểu điểm trên, nếu khách hàng đạt tổng điểm <0 thì chấm dứt quá trình chấm điểm và từ chối cấp tín dụng. Nếu khách hàng đạt tổng điểm >0 thì tiếp tục bước 3

* Bước 3: Chấm điểm chỉ tiêu quan hệ với Ngân hàng

Ngân hàng chấm điểm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng theo Phụ lục 3

* Bước 4: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm và xếp hạng KHCN

Sau khi hoàn tất việc xếp hạng khách hàng tại Bước 2 và Bước 3, CBTD lập tờ trình đề nghị Giám đốc Chi nhánh phê duyệt. Ứng dụng kết quả xếp hạng khách hàng cá nhân trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay theo phụ lục 4

Với việc thực hiện các bước trên sẽ giúp cho chi nhánh dễ dàng ra quyết định cấp tín dụng hay không với mức độ chính xác cao, cũng như là kiểm tra sau vay. Giúp cho công tác quản trị rủi ro đơn giản và dễ dàng hơn.

c. Xếp hạng TSBĐ để giảm thiểu rủi ro do TSBĐ mang lại

Căn cứ trên kết quả xếp loại khách hàng từ hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ, Ngân hàng cần đưa ra điều kiện về tài sản đảm bảo đi kèm theo Phụ lục 6

Từ việc đánh giá chi tiết về đặc điểm TSĐB sẽ giúp cho việc quyết định tỷ lệ cấp tín dụng được chặt chẽ và an toàn hơn.

d. Phân tích rủi ro được bắt đầu bằng cách làm sáng tỏ nguồn gốc, nguyên nhân gây ra rủi ro và khả năng thiệt hại bằng cách áp dụng nguyên lý Pareto

Dùng đồ thị Pareto để nhận dạng những nguyên nhân nào trọng yếu gây ra rủi ro tín dụng tại VAB- BMT. Bằng phương pháp phân tích số liệu trong quá khứ trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014 và lấy số liệu dư nợ quá hạn trong chương 2 để phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.

Ta phân tích các nguyên nhân gây ra RRTD tại thành 10 nguyên nhân rủi ro với bình quân dư nợ quá hạn qua 3 năm để đảm bảo độ chính xác. Sau đó xếp các loại nguyên nhân theo tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần.

Dư nợ quá hạn bình quân 3 năm được tính bằng tổng dư nợ quá hạn của 3 năm chia cho 3 và sắp xếp nợ quá hạn theo các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ cao đến thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) được tính bằng nợ quá hạn theo từng nguyên nhân chia cho tổng dư nợ quá hạn của tất cả các rủi ro (10 rủi ro). Từ Bảng 2.5 ta có tổng dư nợ quá hạn năm 2012 là 950 triệu đồng, năm 2013 là: 1,420, năm 2014 là: 1,280. Vì vậy, dư nợ quá hạn bình quân 3 năm 2012, 2013, 2014 là: 1,217 triệu đồng.

Bảng 3.3: Dư nợ quá hạn bình quân 3 năm 2012, 2013, 2014

(ĐVT: triệu đồng)

Stt Nguyên nhân nợ quá hạn

Ký hiệu nguyên nhân Dư nợ quá hạn bình quân 3 năm Tỷ lệ nợ quá hạn Lũy kế tỷ lệ nợ quá hạn

1 KH cố tình cung cấp thông tin sai lệch để lừa đảo ngân hàng NN1 250 21% 21%

2

Ngân hàng nhận TSĐB của bên thứ ba tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó khăn khi xử lý TSĐB để thu hồi nợ do chủ TSĐB bất hợp tác

NN2 185 15% 36%

3 CBTD cho vay lỏng lẽo, thiếu kiểm tra sau khi cho vay NN3 170 14% 50% 4 KH không có thiện chí trả nợ. NN4 158 13% 63% 5

CBTD không đủ năng lực thẩm định tài chính, phương án vay vốn của khách hàng, thiếu kinh nghiệm trong cho vay

NN5 100 8% 71%

6 KH làm ăn thua lỗ NN6 90 7% 78%

7

NH khi cho vay định giá TSĐB dựa trên nhu cầu của món vay chứ không phải giá trị thực tế của TSĐB, khi xử lý nợ TSĐB không đủ để thanh toán gốc, lãi cho khoản vay

NN7 85 7% 85%

8 Năng lực quản lý của NH còn kém NN8 70 6% 91% 9 Thiên tai, dịch bệnh, tai nạn bất

ngờ NN9 59 5% 96%

10 Mâu thuẫn giữa người vay và

người đồng trả nợ NN10 50 4% 100%

Đồ thị Pareto: Căn cứ số liệu của Bảng 3.3 để vẽ đồ thị Pareto

Hình 3.1: Đồ thị Pareto

Đồ thị Pareto cho thấy những yếu tố gây ra RRTD tại VAB- BMT có mức từ cao đến thấp. Trong đó, 6 nguyên nhân ”Khách hàng cố tình cung cấp thông tin sai lệch để lừa đảo ngân hàng”, “Ngân hàng nhận TSĐB của bên thứ ba tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó khăn khi xử lý TSĐB để thu hồi nợ do chủ TSĐB bất hợp tác”, “CBTD cho vay lỏng lẽo, thiếu kiểm tra sau khi cho vay”, “Khách hàng không có thiện chí trả nợ”, “CBTD không đủ năng lực thẩm định tài chính, phương án vay vốn của khách hàng, thiếu kinh nghiệm trong cho vay”, ” Khách hàng làm ăn thua lỗ ” là các nguyên nhân cần đặc biệt quan tâm. Vì 6 dạng rủi ro này gây ra khoảng 80% hậu quả, trong mỗi nhóm rủi ro có mức độ ảnh hưởng khác nhau, do vậy cần sử dụng các công cụ khác nhau để phòng ngừa rủi ro phù hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh buôn ma thuột (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)