Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh buôn ma thuột (Trang 104 - 105)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro

a. Quỹ DPRR tín dụng

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh của Chi nhánh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập DPRR. Đồng thời, cần chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Trường hợp có những biến động bất thường về tỷ lệ nợ xấu, cần phải kịp thời đánh giá, xem xét nguyên nhân và đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời.

b. Bảo đảm tín dụng

Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay là việc áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

c. Mua bảo hiểm tín dụng

Khi KHCN vay vốn, thu nhập thì hoàn toàn lệ thuộc vào tình hình việc làm của khách hàng. Ngân hàng cho vay với điều kiện có bảo hiểm tín dụng sẽ giúp cho món vay được an toàn hơn.

d. Tăng cường hiệu quả công tác xử lý nợ có vấn đề

Việc xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu là không thể tránh khỏi cho dù quy trình, quy chế cho vay có chặt chẽ đến mức nào, dù cán bộ khách hàng và những người có trách nhiệm trong quyết định cho vay có làm việc mẫn cán đến đâu đi nữa. Do đó, thiết lập một cơ chế quản lý có hiệu quả việc xử lý các khoản nợ xấu là một đòi hỏi khách quan.

* Xử lý nợ nhanh chóng, quyết liệt

Thường xuyên rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản cho vay kể cả các khoản vay ở nhóm 1 nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, các rủi ro

có thể xảy ra nhằm đề ra biện pháp xử lý kịp thời, khẩn trương thu hồi nợ. Cần báo cáo ngay cho hội sở để nhận được sự chỉ đạo và hỗ trợ để ứng phó với các tình huống phức tạp.

* Lựa chọn biện pháp xử lý nợ phù hợp

Khi phát sinh khoản nợ có vấn đề chi nhánh phải rà soát khoản vay, làm việc cụ thể với khách hàng, phân tích, đánh giá tình trạng, nguyên nhân phát sinh nợ có vấn đề, tình hình tài chính, thái độ hợp tác trong việc trả nợ, từ đó xây dựng phương án xử lý nợ phù hợp, có thể áp dụng một hoặc kết hợp nhiều biện pháp xử lý nợ.

* Tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành liên quan

Trong quá trình xử lý nợ, cần tăng cường sự ủng hộ của Tòa án, Thi hành án và các ngành liên quan để xây dựng phương án thu hồi nợ đối với đặc thù từng khách hàng.

* Hướng xử lý đối với các khoản nợ có vấn đề

Phát hiện dấu hiệu các món vay có vấn đề; Kiểm tra, củng cố hồ sơ món vay; Tiến hành định giá lại TSBĐ theo quy định, bổ sung TSBĐ; Đánh giá khả năng, ý chí trả nợ và nguồn thu hồi nợ; Đưa ra biện pháp xử lý nợ phù hợp; Đôn đốc hoặc gây sức ép để thu nợ.

e. Nâng cao năng lực tài chính của VAB- BMT

VAB- BMT cần xây dựng chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài và hiệu quả.

Cần cân nhắc, chọn lựa giữa lợi nhuận đạt được và mức độ rủi ro để vừa có thể mở rộng thị phần, nâng cao vị thế của chi nhánh, vừa có thể đảm bảo uy tín, an toàn trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh buôn ma thuột (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)