7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.4. Tài trợ rủi ro tín dụng
* Tài trợ rủi ro bằng nguồn xử lý nợ xấu
Thu hồi nợ xấu là biện pháp tích cực nhất được áp dụng nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng của rủi ro tín dụng phát sinh, CBTD trực tiếp quản lý món vay là người thường xuyên nắm bắt diễn biến nợ, khi nợ xấu phát sinh, CBTD trực tiếp thương thảo với khách hàng nhằm đưa ra các phương án xử lý và được ghi nhận thông qua các biên bản làm việc.
* Tài trợ rủi ro bằng nguồn phát mại TSĐB
Đây là biện pháp chủ yếu để tài trợ rủi ro tại chi nhánh. Ngân hàng và khách hàng cùng thỏa thuận phương thức xử lý TSĐB, phương thức thường được sử dụng là:
gian nhất định.
- Ngân hàng khởi kiện việc vi phạm hợp đồng vay vốn ra Toà án, căn cứ vào bản án để đưa ra Cơ quan thi hành án để xử lý TSĐB.
* Tài trợ rủi ro bằng nguồn DPRR
- Sử dụng dự phòng là việc TCTD nơi cho vay sử dụng DPRR để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ được xử lý rủi ro theo quy định, việc sử dụng dự phòng về bản chất có tác dụng làm sạch bản cân đối bằng nguồn tài chính của bản thân ngân hàng, sau khi khoản nợ được xử lý rủi ro sẽ được hạch toán chuyển sang ngoại bảng để theo dõi và sử dụng các biện pháp thu nợ triệt để. DPRR tăng do điều kiện về kinh tế bất lợi cho các lĩnh vực bất động sản, xây dựng…ảnh hưởng bất lợi đến KH trong các lĩnh vực này.
- VAB- BMT thực hiện sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quyết định của Hội đồng quản trị VAB ban hành chính sách phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro. Đối tượng sử dụng dự phòng để xử lý RRTD là các khoản nợ thuộc nhóm 5 riêng các khoản nợ khoanh không được Chính phủ xử lý, việc xử lý rủi ro phải căn cứ vào khả năng tài chính của VAB trong từng thời điểm.
- Nguyên tắc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD: Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện một quý một lần, theo những nguyên tắc sau:
+ Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với phần nợ gốc tương ứng với số tiền đã trích DPRR cụ thể của khoản nợ đó.
+ Chi nhánh phải khẩn trương tiến hành việc phát mại TSBĐ theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
+ Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì chi nhánh trình hội sở chính để xem xét sử dụng dự phòng chung để xử lý
Tuy nhiên, đến nay chi nhánh chưa phải sử dụng nguồn dự phòng để tài trợ cho bất kỳ khoản nợ xấu nào.
* Tài trợ rủi ro bằng nguồn bảo hiểm
- Đối với các khoản vay có mua bảo hiểm thì khi rủi ro xảy ra, ngân hàng là đơn vị thụ hưởng phần đền bù của các công ty bảo hiểm, phần thu này sẽ được hạch toán để bù đắp rủi ro.
- Đối với nguồn bù đắp từ bảo hiểm tín dụng, hiện nay VAB chưa có quy định cụ thể cho việc triển khai loại hình này.
* Tài trợ rủi ro bằng hoạt động bán nợ
VAB có thể bán khoản nợ xấu cho TCTD nào có nhu cầu mua với mức giá hợp lý để xử lý hậu quả rủi ro tín dụng..