Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố đà nẵng (Trang 53 - 59)

8. Bố cục của đề tài

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) theo giá so sánh của TP

tăng liên tục qua các năm. Năm 2012, GDP là 38.892 tỷ đồng đến năm 2016, GDP của TP Đà Nẵng lên đến 53.787 tỷ đồng tăng gấp 1.38 lần so với năm 2012.

Về tốc độ tăng trƣởng GDP của thành phố nhìn chung có xu hƣớng tăng khá cao. Giai đoạn 2012 – 2016, tăng +1.23%, tốc độ tăng trƣởng GDP cả giai đoạn 8.4%.

Tổng sản phẩm nội địa (GRDP) tính theo giá hiện hành của Đà Nẵng

cũng khá cao và tăng trƣởng tốt qua các năm.

Năm 2016, ƣớc tính tốc độ tăng GRDP (tính theo giá 2010) tăng 9,04% so với năm 2015; còn tính theo giá hiện hành là 69.806 tỷ đồng, tăng hơn 10% so năm 2015.

Bƣớc sang năm 2017, GRDP 6 tháng đầu của Đà Nẵng ƣớc tính tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trƣớc, thấp hơn mức tăng 6 tháng đầu năm 2016 (6 tháng 2016 tăng 8,54%).

Đóng góp vào tăng trƣởng của Đà Nẵng trong nhiều năm trở lại đây chủ yếu do khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp - xây dựng.

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế địa phƣơng, song khu vực dịch vụ có tốc độ tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm trƣớc.

Nguyên nhân do đa số các ngành dịch vụ đều tăng thấp hơn năm trƣớc, đặc biệt một số ngành chiếm tỷ trọng cao lại có tốc độ tăng thấp nhƣ ngành vận tải (tăng 3,97% thấp hơn mức tăng 4,83% cùng kỳ 2016); ngành dịch vụ lƣu trú và ăn uống (tăng 4,73%, thấp hơn mức tăng 12,93% so với cùng kỳ)...

Hình 2.2. Quy mô GRDP (giá thực tế) của TP Đà Nẵng năm 2012 – 2016

Tốc độ tăng trƣởng thu nhập bình quân đầu ngƣời của Thành phố cũng tăng cao qua từng giai đoạn và luôn cao hơn bình quân chung của cả nƣớc. Năm 2011, GDP bình quân đầu ngƣời của thành phố 2283 USD thì năm 2016, con số này là 2980 USD

Trình bày Báo cáo chính trị tại đại biểu Đảng bộ TP. Đà Nẵng (lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 -2020) hồi tháng 10/2015, lãnh đạo Thành phố khẳng định trong nhiệm kỳ tới, Đảng bộ Đà Nẵng sẽ huy động mọi nguồn lực xây dựng và phát triển thành phố trở thành một trong những đô thị lớn của cả nƣớc, là trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội, động lực phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Theo đó, về kinh tế, đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ phấn đấu để tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 8-9%/năm. GRDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 4.000 - 4.500 USD.

Bảng 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng 2012 - 2016 Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016 6 tháng 2017 GDP (giá so sánh 2010) Tỷ đồng 38.892 41.882 45.452 49.381 53.787 58.143 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế % 8.16 8.11 9.56 8.71 8.92 8.10 Thu ngân sách Tỷ đồng 11.235 17.035 11.345 16.331 18.826 17.762 Chi ngân sách Tỷ đồng 11.034 16.045 8.834 13.477 13.447 11.226 Thu nhập bình

quân đầu ngƣời USD/năm 35.2 37.6 2705 2825 2980

Nguồn: Cục Thống kê TP Đà Nẵng

Về tình hình thu - chi ngân sách, tổng thu ngân sách của Đà Nẵng cũng

khá cao so với nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc và có tốc độ tăng dần qua các năm.

Năm 2015, tổng thu ngân sách nhà nƣớc của Thành phố là 16.331 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 13.477 tỷ đồng. Sang năm 2016, tổng thu là 18.826 tỷ đồng, tổng chi là 13.447 tỷ đồng, bội thu khoảng 5.379 tỷ đồng.

đạt đƣợc 17.762 tỷ đồng; còn tổng chi ngân sách là 11.226 tỷ đồng.

Đà Nẵng phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nƣớc năm 2017 sẽ đạt 20.900 tỷ đồng, gồm: thu nội địa 18.095 tỷ đồng (tiền sử dụng đất 2.100 tỷ đồng, thu xổ số kiến thiết 137 tỷ đồng) và thu thuế xuất nhập khẩu 2.805 tỷ đồng.

Còn tổng chi ngân sách nhà nƣớc năm 2017 dự kiến 12.562,8 tỷ đồng, trong đó: chi đầu tƣ phát triển khoảng 5.251,5 tỷ đồng và chi thƣờng xuyên đạt 6.633,3 tỷ đồng

Hình 2.4. Thu chi ngân sách của TP Đà Nẵng năm 2012- 6 tháng đầu năm 2017

Từ những số liệu trên cho ta thấy đƣợc TP Đà Nẵng đang phát triển theo đúng định hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) của đất nƣớc.

2.1.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN từ NSNN

Trong thực tiễn, hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn có thể đƣợc khái quát nhƣ sau:

Hình 2.5. Sơ đồ bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB tại TP Đà Nẵng

Chủ tịch UBND thành phố quyết định đầu tƣ dự án sử dụng toàn bộ vốn ngân sách thành phố có tổng mức đầu tƣ từ 05 tỷ đồng trở lên; dự án sử dụng ngân sách thành phố phân cấp cho quận, huyện, vốn cân đối ngân sách quận, huyện và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tƣ nhƣng chƣa đƣa vào cân đối ngân sách quận, huyện có tổng mức đầu tƣ từ 15 tỷ đồng trở lên; dự án sử dụng vốn hỗn hợp trong đó nguồn vốn ngân sách thành phố chiếm từ 05 tỷ đồng trở lên và các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ƣu đãi. [29]

Chủ tịch UBND thành phố phân cấp, uỷ quyền quyết định đầu tƣ cho các Giám đốc Sở, ngƣời đứng đầu các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND quận, huyện tùy vào nguồn vốn và tổng mức đầu tƣ của các dự án.

liên quan tổng hợp kế hoạch đầu tƣ các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách đầu tƣ phát triển, vốn Trái phiếu Chính phủ, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Phòng Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, lấy ý kiến các phòng liên quan và trình UBND quận, huyện quyết định phê duyệt kế hoạch đầu tƣ các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách do UBND quận, huyện quản lý. Bộ phận chuyên môn có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách của UBND phƣờng có trách nhiệm tổng hợp, lấy ý kiến các đơn vị liên quan và trình UBND phƣờng quyết định phê duyệt kế hoạch đầu tƣ các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng do UBND phƣờng quản lý.

Cơ quan tài chính: Cơ quan Tài chính chủ trì tổ chức thẩm tra quyết

toán trình Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tƣ của Ủy ban nhân dân của các cấp.

Cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc: Thực hiện thanh toán vốn đầu tƣ theo đề

nghị của chủ đầu tƣ và các quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Xác nhận số liệu thanh toán vốn đầu tƣ cho các chủ đầu tƣ để làm cơ sở quyết toán dự án hoàn thành. Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ năm trên địa bàn theo từng cấp ngân sách.

Chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án: Quản lý sử dụng vốn đúng mục đích,

đúng quy định của pháp luật; Lựa chọn nhà thầu tƣ vấn, thi công, ký hợp đồng và theo dõi nghiệm thu khối lƣợng hoàn thành đề nghị KBNN tạm ứng, thanh toán cho đơn vị thi công; Lập báo cáo quyết toán công trình hoàn thành trình cấp quyết định đầu tƣ phê duyệt.

Các cơ quan giám sát, thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Thanh tra nhà nƣớc thành phố, Kiểm toán nhà nƣớc khu vực III, thanh tra chuyên ngành các cơ quan trên cơ sở kế hoạch công tác đƣợc duyệt thực hiện việc thanh kiểm tra các hoạt động đầu tƣ xây dựng từ nguồn NSNN trên địa

bàn, tình hình tài chính, sử dụng vốn đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc tại các đơn vị chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án, tình hình chấp hành luật và các quy định của Nhà nƣớc có liên quan của các cơ quan quản lý vốn đầu tƣ NSNN trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố đà nẵng (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)