Kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng NNPTNT đắk lắk (Trang 31 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro tín dụng là sử dụng các biện pháp, các kỷ thuật, các công cụ, chiến lƣợc, các chƣơng trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hƣởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng. Các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng: Các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng hóa rủi ro, quản trị thông tin…

Các kỷ thuật kiểm soát rủi ro thông thƣờng đƣợc sử dụng, gồm: Né tránh; ngăn ngừa tổn thất; chuyển giao rủi ro; đa dạng hóa. Quản trị rủi ro tín dụng cũng áp dụng các kỷ thuật này. Cụ thể từng phƣơng pháp nhƣ sau:

- Né tránh rủi ro: là né tránh những hoạt động, đối tƣợng khách hàng/khoản tín dụng có thể làm phát sinh tổn thất bởi việc không thừa nhận nó ngay từ đầu, hoặc loại bỏ nguyên nhân dẫn đến tổn thất đã đƣợc thừa nhận. Tức là chủ động né tránh trƣớc khi rủi ro xảy ra, nếu không đƣợc thì thực hiện biện pháp loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro.

Né tránh rủi ro là biện pháp khá đơn giản, triệt để và chi phí thấp, tuy nhiên có một số hạn chế:

+ Rủi ro và lợi ích song song tồn tại, vì vậy nếu né tránh rủi ro thì cũng có thể mất lợi ích có đƣợc từ hoạt động đó.

+ Rủi ro và bất định tồn tại trong mọi hoạt động của con ngƣời và tổ chức, vì vậy coi chừng tránh rủi ro này thì chúng ta có thể gặp rủi ro khác.

+ Trong nhiều tình huống không thể đề ra giải pháp né tránh; hoặc nguyên nhân của rủi ro gắn chặt với bản chất hoạt động do vậy không thể loại bỏ nguyên nhân mà không loại bỏ hoạt động. Thực tế hoạt động tín dụng rất hay gặp phải điều này.

- Ngăn ngừa tổn thất: Là phƣơng pháp tìm cách giảm bớt số lƣợng các tổn thất xảy ra, hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tác động/can thiệp vào ba nhân tố mắt xích quan trọng để gây ra tổn thất của

rủi ro là: Sự nguy hiểm (là những điều kiện dẫn đến tổn thất); môi trƣờng rủi ro (là quá trình mà mối hiểm họa và môi trƣờng rủi ro tƣơng tác lẫn nhau, đôi khi không có ảnh hƣởng nhƣng đôi khi dẫn đến tổn thất). Điều này có nghĩa là các hoạt động ngăn ngừa tổn thất sẽ tập trung vào thay thế hoặc sửa đổi hiểm họa; thay thế hoặc sửa đổi môi trƣờng; thay thế hoặc sửa đổi cơ chế tƣơng tác. Trong quản trị rủi ro tín dụng, hoạt động ngăn ngừa tổn thất đƣợc thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra kiểm soát thƣờng xuyên của ngân hàng đối với khoản vay/khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay, hoặc trong những giai đoạn biến động của thị trƣờng để phát hiện kịp thời: các nguy cơ từ phía khách hàng, các nhân tố bất lợi tác động đến đối tƣợng kiểm soát và khả năng ứng phó của khách hàng vay, để có những đối sách xử lý phù hợp nhƣ tạm thời dừng cho vay, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho vay thêm…nhằm ngăn ngừa tổn thất có thể xảy ra.

- Giảm thiểu tổn thất: Là hoạt động tác động trực tiếp vào các rủi ro nhằm làm giảm bớt giá trị hƣ hại khi tổn thất xảy ra, tức là giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất. Hoạt động giảm thiểu tổn thất đƣợc thực hiện sau khi đã tiến hành các biện pháp ngăn ngừa tổn thất nhƣng tổn thất vẫn xảy ra.

Tuy nhiên, các biện pháp giảm thiểu tổn thất thì phải đƣợc dự kiến, xác định trƣớc khi có tổn thất, với tính toán kỹ lƣỡng để phát huy tác dụng một cách tốt nhất. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất cụ thể gồm:

+ Cứu lấy những tài sản còn sử dụng đƣợc sau rủi ro: Biện pháp này thƣờng đƣợc sử dụng rộng rãi trong thực tế với nhiều lĩnh vực kinh doanh. Đây là cách dễ thực hiện và ít tốn kém nhất, chỉ với yêu cầu là nhanh chóng, kịp thời ngay khi có tổn thất. Chẳng hạn: Phong tỏa ngay tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng.

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch giải quyết hiểm họa: Là tìm cách giảm thiểu sự tác động của tổn thất thông qua việc kiểm soát những sự kiện

khi nó xuất hiện, kiểm soát kết quả tức thời của sự kiện hoặc là thông qua việc kiểm soát những hậu quả lâu dài của nó.

+ Dự phòng: Dự phòng đƣợc thực hiện bằng một tài sản dự phòng. Sự dự phòng đƣợc sử dụng trong những trƣờng hợp có tổn thất gián tiếp – là những tổn thất phát sinh từ những tổn thất trực tiếp tới tài sản. Nó thƣờng đóng hai vai trò: trong cả việc ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu tổn thất. Sự dự phòng làm giảm khả năng tổn thất gián tiếp, bởi vì tài sản dự phòng sẵn sàng đƣợc sử dụng nếu tài sản gốc không còn sử dụng đƣợc nữa. Trong quản trị rủi ro tín dụng, sự dự phòng đƣợc thực hiện bằng trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng.

+ Phân chia rủi ro: Là một kỹ thuật với các hoạt động mà trong đó tổ chức cố gắng ngăn cách những rủi ro của nó với nhau bằng cách làm giảm sự giống nhau mà một sự kiện đơn lẻ tác động lên toàn bộ những rủi ro của tổ chức.

- Chuyển giao kiểm soát rủi ro: Là biện pháp tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro – thông qua các mối quan hệ dân sự, kinh tế. Đây là kỹ thuật làm giảm sự tác động đến toàn bộ tổ chức. Kỹ thuật này thƣờng sử dụng nhiều cho rủi ro suy đoán. Chuyển giao kiểm soát rủi ro có thể thực hiện bằng hai cách: Thứ nhất, chuyển tài sản và hoạt động có rủi ro đến một ngƣời hay một nhóm ngƣời khác. Thứ hai, Chuyển giao bằng hợp đồng giao ƣớc: Chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản và hoạt động của nó đến ngƣời nhận rủi ro.

Trong quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, biện pháp chuyển giao rủi ro đƣợc thực hiện thông qua các công cụ và nghiệp vụ phái sinh.

- Đa dạng hóa: Là việc thực hiện đa dạng lĩnh vực đầu tƣ, danh mục đầu tƣ, đối tƣợng đầu tƣ để phân tán hoặc trung hòa rủi ro. Việc tập trung quá nhiều vốn tài trợ vào một số ít lĩnh vực, đối tƣợng sẽ dễ dẫn đến tổn thất lớn

khi rủi ro xảy ra. Đa dạng hóa danh mục/đối tƣợng tài trợ sẽ làm cho xác suất rủi ro toàn bộ tài sản giảm đi, và mức độ tổn thất trên tổng thể cũng sẽ giảm nhiều khi có rủi ro xảy ra đối với một lĩnh vực/đối tƣợng. Khi thực hiện đa dạng hóa cần phải xác định và xử lý tốt một số vấn đề: Số lƣợng các cấu phần trong danh mục đầu tƣ/kinh doanh; tỷ trọng các cấu phần; rủi ro của từng cấu phần; hệ số tƣơng quan giữa các cấu phần tham gia.

Trong quản trị rủi ro tín dụng, đa dạng hóa đƣợc thực hiện bằng cách đa dạng hóa đối tƣợng khách hàng, đa dạng hóa kỳ hạn và sản phẩm cho vay, hạn chế nhóm khách hàng có liên quan. Hiện nay, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ cũng là một cách thức đa dạng hóa để kiểm soát rủi ro của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng NNPTNT đắk lắk (Trang 31 - 34)