6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ
a. Sắp xếp bố trí lại nhân l c, th c hiện các chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân l c
Các nguyên tắc cơ bản về quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đã xác định rằng: “Các chiến lược quản trị rủi ro khả thi là các chiến lược phù hợp với nguồn lực”. Mức độ và chất lƣợng của nguồn lực có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình triển khai quản trị và là yếu tố quan trọng nhất có thể nói rủi ro của mọi rủi ro là con ngƣời. Nguồn lực đƣợc xác định bao gồm con ngƣời và các điều kiện vật chất. Hiện nay ở Agribank Đắk Lắk, nguồn lực con ngƣời cho hoạt động tín dụng có những mặt yếu nhƣ: thiếu về số lƣợng, hạn chế về khả năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn đối với cán bộ ở một số bộ phận quan trọng. Vì thế phải sắp xếp bố trí lại cán bộ ở các bộ phận có tham gia vào quá trình tín dụng và thực hiện thƣờng xuyên, chuyên sâu hơn công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để bắt kịp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh, quản trị kinh doanh và quản trị rủi ro là một yêu cầu quan trọng, vừa cấp thiết vừa mang tính lâu dài. Cũng nhƣ nhìn rõ hơn vai trò chức năng của bộ máy kiểm toán nội bộ mà Agribank Đắk Lắk phải thực hiện.
- Thực hiện luân chuyển định kỳ công việc và cán bộ đối với công tác tín dụng: Đây là một biện pháp cần thiết để tạo không khí làm việc mới cho cán bộ. Nó vừa tạo điều kiện để cán bộ thu thập, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm phong phú cho kỹ năng nghề nghiệp; đồng thời, cũng có tác dụng phòng ngừa, hạn chế rủi ro tác nghiệp do cán bộ. Tuy nhiên với đặc điểm của cán bộ tín dụng là công việc phức tạp, cần phải có thời gian dài và ổn định để tiếp cận và nắm bắt toàn bộ công việc, nên việc luân chuyển chỉ nên thực hiện từng bƣớc: đầu tiên là thay đổi về đối tƣợng khách hàng quản lý từ cán bộ này sang cán bộ khác, sau đó mới là luân chuyển cán bộ đến các phòng khác, bộ
phận khác. Chỉ nên thực hiện luân chuyển cán bộ đối với cán bộ đã bắt đầu làm công tác tín dụng đƣợc từ 24 tháng trở lên, để đảm bảo quá trình làm việc, thu thập kiến thức và tạo dựng kỹ năng tín dụng của cán bộ không bị gián đoạn khi chƣa đạt đến mức ổn định; đối với các cán bộ đã có thâm niên công tác tín dụng lâu năm, thì có thể thực hiện luân chuyển 1 năm 1 lần; mỗi năm luân chuyển ra ngoài không nên quá 1/3 nhân sự. Nhƣ thế mới giữ đƣợc sự ổn định cần thiết cho hoạt động tín dụng hoạt động.
- Xây dựng và thực hiện thƣờng xuyên các chƣơng trình đào tạo tập trung theo chuyên đề cho cán bộ tín dụng và quản trị rủi ro về kiến thức quản trị và các chuyên đề chuyên sâu khác, hoặc các quy trình quy định về quản trị rủi ro của Agribank, để đảm bảo cho kỹ năng tác nghiệp của đội ngũ cán bộ đƣợc hoàn thiện, nâng cấp. Hình thức đào tạo có thể là theo các chƣơng trình đào tạo của Trung tâm đào tạo Agribank, hoặc mời các chuyên gia chuyển giao kiến thức, hoặc có thể là khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ tự học. Chƣơng trình đào tạo, nội dung đào tạo nên đƣợc xem xét theo yêu cầu của thực trạng và nhu cầu của Chi nhánh. Đồng thời cũng tạo cơ chế thi đua khen thƣởng để công nhận thành tích tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong hàng ngũ nhân viên ngân hàng là động lực để cống hiến cho Agribank Đắk Lắk.
b. T ng cường công tác thông tin
Nhƣ đã xác định ở phần nghiên cứu lý thuyết. Vấn đề sâu xa của rủi ro tín dụng là thông tin bất đối xứng. Do đó, để quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn, cần thiết phải tăng cƣờng hoạt động thông tin qua việc mở rộng nguồn thông tin và sử dụng thông tin một cách khoa học, triệt để hơn. Việc tăng cƣờng nguồn thông tin và sử dụng thông tin trong hoạt động quản lý không chỉ là thông tin từ bên ngoài vào bên trong, mà còn cả việc thiết lập và sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin nội bộ. Thông tin quản lý tín dụng đƣợc hình thành từ
quá trình tiếp cận, tiếp nhận, phân tích – đánh giá khách hàng, khoản vay; từ quyết định cấp tín dụng và quá trình quản lý tín dụng sau đó. Để tăng cƣờng thông tin phục vụ cho quá trình quản trị rủi ro, đòi hỏi hoạt động tác nghiệp phải đƣợc cung cấp hoặc phải có khả năng tiếp cận/có điều kiện khai thác đƣợc các nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy từ bên ngoài; bên cạnh đó, phải có cơ chế phối hợp, trao đổi, tiếp nhận – phản hồi thông suốt với hệ thống thông tin bên trong. Yêu cầu cụ thể đối với Agribank Đắk Lắk trong hoạt động thông tin nhƣ sau:
- Tăng cường tiếp cận, khai thác nguồn thông tin từ bên ngoài: Việc tìm kiếm, tiếp cận và khai thác nguồn thông tin từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động quản lý nói chung, và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng của Agribank Đắk Lắk thời gian qua vẫn còn yếu. Thông tin sử dụng chủ yếu trong quá trình quản lý là các thông tin do khách hàng cung cấp, và một số là do cán bộ tự tìm kiếm. Vì thế thông tin dùng để thẩm định, đánh giá khách hàng còn nghèo nàn, đơn điệu, tính thông tin hữu ích còn chƣa cao. Để có cơ sở phân tích đánh giá và dự báo tình hình chuẩn xác hơn thì đòi hỏi công tác thu thập, khai thác thông tin về môi trƣờng bên ngoài là cần phải đƣợc chú trọng tăng cƣờng hơn nữa. Chi nhánh có thể nghiên cứu, chọn lọc và sử dụng các nguồn thông tin nhƣ: thông tin từ các tạp chí chuyên ngành, thông tin chuyên ngành từ các đơn vị, cơ quan chuyên cung cấp thông tin quản lý có mua bản quyền nhƣ: thông tin CIC, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các tổ chức nghiên cứu. Từ trƣớc đến nay, việc tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin này vẫn chƣa đƣợc Chi nhánh quan tâm đầu tƣ, trong khi đây là nguồn thông tin rất đa dạng và chất lƣợng. Do đó, để giải quyết yêu cầu tăng cƣờng nguồn thông tin chất lƣợng nên ngoài thì Chi nhánh buộc phải chú trọng đẩy mạnh việc sử dụng đa dạng thông tin, mạnh dạng đầu tƣ kinh phí nhiều hơn cho hoạt động khai thác thông tin.
- Chấn chỉnh lại cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin nội bộ, khai thác tối đa hệ thống thông tin bên trong: Nguồn thông tin bên trong của Agribank Đắk Lắk hiện nay gồm có: Thông tin từ cơ sở dữ liệu tập trung của Agribank đƣợc gửi về; các thông tin chỉ đạo ở một số nội dung công việc của Trụ sở chính; và thông tin trao đổi trong quá trình quản lý nội bộ. Nguồn thông tin này chủ yếu theo chiều từ trên xuống, thông tin từ dƣới lên ít khi đƣợc sử dụng; các thông tin đôi lúc xa rời thực tế, vì thế nó đã không đƣợc chấp nhận một cách thật sự, không hoàn toàn đƣợc sử dụng làm căn cứ điều chỉnh công việc, dẫn đến những sự xung đột thông tin không cần thiết.