Thực trạng hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng NNPTNT đắk lắk (Trang 76 - 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.4. Thực trạng hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng

Tài trợ rủi ro tín dụng là khâu cuối cùng của quá trình quản trị rủi ro, có nhiệm vụ giải quyết hậu quả của rủi ro để giữ cho hoạt động kinh doanh đƣợc tiếp tục bình thƣờng.

- Yêu cầu quản trị đối với hoạt động này là: Phải đảm bảo có nguồn tài trợ và phải thực hiện các biện pháp tài trợ kịp thời, hợp lý khi rủi ro xảy ra và có tổn thất. Trong đó, hoạt động thiết kế phƣơng án tạo nguồn là phải đƣợc triển khai cụ thể ngay từ giai đoạn đánh giá rủi ro và kiểm soát rủi ro; hoạt động tài trợ chỉ đƣợc triển khai khi đã bắt đầu xuất hiện tổn thất (nguy cơ tổn thất), và đi kèm theo nó luôn phải là nhiệm vụ tận thu nợ. Và trong khâu quản trị này, nhiệm vụ thiết kế phƣơng án tạo nguồn tài trợ là khâu then chốt rất quan trọng, làm cơ sở cho hoạt động bù đắp rủi ro.

* Tình hình trích lập d phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

Tại Agribank Đắk Lắk, thời gian qua việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng vẫn đƣợc thực hiện đều đặn, tuy nhiên mức trích lập của từng năm là theo kế hoạch đƣợc Agribank giao từ đầu năm chứ không phải hoàn toàn căn cứ theo tình hình phân loại nợ. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng bằng quỹ dự phòng của Agribank Đắk Lắk trong giai đoạn 2012-2014 đƣợc thể hiện bằng Bảng 2.9 nhƣ sau:

Bảng 2.9: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

Năm Nợ xấu Số dƣ quỹ

DPRR Tỷ lệ quỹ DPRR/nợ xấu (%) Dự phòng phải trích trong năm Nợ xấu đƣợc xử lý từ quỹ DPRR 2012 192 37,3 19,4 47,6 37,6 2013 222 47 21,2 61 49 2014 321 58,5 24,57 60.5 48,2

Qua bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ quỹ DPRR/dƣ nợ xấu tăng qua các năm, năm 2012 là 19,4%, năm 2013 là 21,2%, đến năm 2014 là 24,57%, điều này chứng tỏ khả năng bù đắp rủi ro của chi nhánh đã tăng lên. Năm 2012, số trích lập DPRR tại chi nhánh là 47,6 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên là 61 tỷ đồng và năm 2014 là 60,5 tỷ đồng. Thông qua việc tăng trích lập quỹ DPRR, ngân hàng cũng tăng việc xử lý nợ xấu, năm 2012 xử lý đƣợc 37,6 tỷ đồng nợ xấu, đến năm 2014 xử lý đƣợc 48,2 tỷ đồng nợ xấu từ nguồn quỹ DPRR. Một điều đáng lƣu ý là mặc dù tỷ lệ trích quỹ DPRR/nợ xấu tăng đều qua các năm nhƣng 3 năm qua lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng đều chứ không giảm, chứng tỏ ngân hàng đã tính toán và cân đối tỷ lệ trích quỹ DPRR/nợ xấu một cách phù hợp.

* Tỷ lệ thu hồi nợ đã XLRR/dư nợ XLRR

Xử lý rủi ro là biện pháp tạm thời đƣa nợ xấu ra ngoại bảng, xét về bản chất thì nó vẫn đƣợc xem là nợ xấu, nếu ngân hàng không thu hồi thì món nợ đó không tự mất đi, chỉ khi nào thu nợ xong thì món nợ đó coi nhƣ không còn nữa. Thông qua việc thu hồi nợ đã XLRR để đánh giá khả năng quyết tâm xử lý nợ xấu của ngân hàng và làm lành mạnh khả năng tài chính, vì thu đƣợc nợ đã XLRR bao nhiêu đồng nghĩa với việc tăng thu nhập bấy nhiêu. Trong nhiều năm liền, Agribank Đắk Lắk rất quan tâm đến việc thu hồi nợ đã XLRR, hằng năm đều giao chỉ tiêu thu hồi đến các ngân hàng cơ sở trên số dƣ hiện tại và số phát sinh thêm. Ngân hàng lập riêng tổ chuyên trách trực thuộc phòng tín dụng để theo dõi, báo cáo, tham mƣu giám đốc chỉ đạo công tác trích lập quỹ DPRR và kế hoạch thu hồi nợ đã XLRR. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc xét khen thƣởng và thi đua hằng năm cho các ngân hàng cơ sở.

Bảng 2.10: Tình hình thu hồi nợ đã XLRR 2011-2014 Đơn vị: tỷ đồng, % Năm Số dƣ nợ XLRR đầu kỳ Số XLRR phát sinh trong kỳ Tổng số nợ xấu đã XLRR Số nợ XLRR đã thu Tỷ lệ thu hồi nợ XLRR 2011 75 37,6 112,6 42,6 37,8% 2012 70 49 119 46,8 39,3% 2013 72,2 48,2 120,4 49,3 40,9% 2014 73 52 125 52,3 41,84%

Nhờ áp dụng cơ chế giao chỉ tiêu cụ thể đến từng chi nhánh, từng cán bộ cụ thể, đồng thời có cơ chể động viên, khen thƣởng và xét thi đua công khai, minh bạch nên việc thu hồi nợ đã XLRR tại chi nhánh tăng đều qua các năm. Tỷ lệ thu hồi nợ XLRR tăng về cả số tƣơng đối lẫn tuyệt đối, năm 2011 tỷ lệ thu hồi là 37,8%, năm 2012 là 39,3%, năm 2013 là 40,9%, năm 2014 là 41,84%.

* Kết quả thu hồi nợ xấu của Agribank Đắk Lắk

Trong những năm qua, Agribank Đắk Lắk đã cố gắng nổ lực, quyết tâm áp dụng mọi biện pháp quyết liệt để tận thu hồi nợ, giảm nợ xấu nhằm tiến tới góp phần cùng Agribank Việt Nam thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng đến năm 2015 theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam và hội nhập với nền kinh tế quốc tế.

- Thực tế tình hình triển khai hoạt động tài trợ rủi ro tại Agribank Đắk Lắk:

Hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng qua các năm chƣa đƣợc triển khai hoàn chỉnh và đúng mức. Các hoạt động chính của tài trợ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh là các nghiệp vụ tác nghiệp xử lý, bù đắp rủi ro, còn việc xây dựng phƣơng án dự phòng, tạo nguồn cho rủi ro chƣa đƣợc chú trọng, chủ yếu là

trích lập dự phòng rủi ro hàng năm theo kế hoạch của Agribank Việt Nam giao. Hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh những năm vừa qua chỉ thực hiện theo hƣớng tự bù đắp một cách đơn giản, không sử dụng hết các công cụ, kỹ thuật vốn có của nó.

+ Quá trình tác nghiệp quản trị tín dụng: Chi nhánh không có phƣơng án tài trợ, tạo nguồn tài trợ ngay từ đầu, khi phát sinh khoản tín dụng. Trong các báo cáo thẩm định không thể hiện điều này.

+ Các biện pháp, công cụ đƣợc sử dụng trong tài trợ rủi ro:

Biện pháp chuyển giao tài tài trợ rủi ro thì đƣợc thực hiện một cách thụ động, không linh hoạt, chủ yếu là bằng các hợp đồng bảo hiểm tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay.

Biện pháp trung hòa rủi ro thông qua các công cụ phái sinh thì chƣa đi vào thực tiễn. Chính vì vậy toàn bộ nhiệm vụ tài trợ rủi ro tín dụng vẫn đang đè nặng lên biện pháp dự phòng rủi ro tín dụng.

Trong khi đó, với biện pháp tự bù đắp, mặc dù đang là biện pháp chính để tài trợ rủi ro tín dụng của đơn vị, nhƣng nó lại đang yếu về khả năng do năng lực tự trích lập dự phòng hàng năm của Chi nhánh là không cao.

+ Đối với quá trình tác nghiệp xử lý rủi ro các khoản vay bằng quỹ dự phòng: Theo qui định, khi lập hồ sơ xử lý, Chi nhánh phải lập phƣơng án tận thu đối với khoản nợ đƣợc xử lý một cách cụ thể và khả thi. Tuy nhiên, phần lớn các phƣơng án này đƣợc lập một cách chung chung, các mốc thời gian và căn cứ để đảm bảo khả năng thu đều không chắc chắn, phụ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài. Nội dung thƣờng có và lặp đi lặp lại tại các phƣơng án thu nợ này là: Sẽ khởi kiện ra tòa để thu nợ, xúc tiến nhanh quá trình thi hành án để phát mãi tài sản thu nợ; hoặc: Tiếp tục bám sát con nợ, theo dõi nguồn thu để thu nợ… mà không có giải pháp hay chƣơng trình cụ thể, chi tiết cho từng khoản nợ. Các thủ tục này đƣợc hoàn thành với tính hình thức là chính.

+ Đối với việc thu nợ ngoại bảng sau khi đã xử lý nợ bằng dự phòng rủi ro: Chƣa đƣợc thực hiện quyết liệt và kém hiệu quả, vì chƣơng trình thu nợ ngoại bảng không hữu hiệu. Việc theo dõi và thu nợ này không đƣợc chuyên biệt, tình hình cụ thể của từng món vay chƣa đƣợc theo dõi sát sao, chƣa thực sự đƣợc xem là công việc quan trọng trong quản trị; Chi nhánh chỉ quan tâm đến con số một năm phải thu bao nhiêu, còn lại làm thế nào để thu, khả năng thu của từng khoản nợ đến đâu thì hầu nhƣ khó xác định. Vì thế thời gian qua kết quả thu nợ ngoại bảng của Chi nhánh chƣa cao.

- Với thực trạng hoạt động xử lý rủi ro tín dụng chủ yếu là dựa vào biện pháp dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi khả năng dự phòng và tự bù đắp của đơn vị là yếu, không theo kịp với yêu cầu, đã làm cho công tác xử lý rủi ro tín dụng trong thời gian qua diễn ra chậm, kết quả không cao, các khoản nợ xấu thuộc nhóm nghi ngờ mất vốn và mất vốn không đƣợc xử lý triệt để, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Vì thế, yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với Chi nhánh là phải xây dựng, tổ chức lại hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng một cách bài bản – hoàn chỉnh và thực sự hiệu lực, đúng với vai trò và tầm quan trọng trong quá trình quản trị tín dụng, nhằm góp phần hƣớng đến hoạt động tín dụng hiệu quả và bền vững

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng NNPTNT đắk lắk (Trang 76 - 80)