6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Thực trạng hoạt động đo lƣờng rủi ro tín dụng
Việc đo lƣờng, đánh giá rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk đƣợc thực hiện thông qua hoạt động xếp hạng khách hàng và quá trình thẩm định, phân tích khoản vay.
a. Đối với hoạt động đo lường rủi ro xếp hạng tín dụng khách hàng
Hoạt động này tại Agribank Đắk Lắk đƣợc thực hiện bằng hai phƣơng pháp áp dụng cho hai nhóm khách hàng khác nhau là: nhóm khách hàng doanh nghiệp và nhóm khách hàng cá nhân theo quy định hƣớng dẫn chung cho toàn hệ thống của Agribank, theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.
- Đối với khách hàng cá nhân và tổ chức nhưng chưa đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ: Khi phát sinh khoản cấp tín dụng và định kỳ hàng tháng, quý, năm ngân hàng sẽ thực hiện phân loại nợ, đo lƣờng rủi ro tín dụng theo điều 6 của quyết định 493 sửa đổi bổ sung theo Quyết định 18. Các khoản cấp tín dụng này sẽ đƣợc phân loại thành 5 nhóm nợ:
+ Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn. + Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý. + Nợ nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn. + Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ.
+ Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.
Việc đo lƣờng rủi ro của nhóm khách hàng này tại Agribank Việt Nam nói chung và Agribank Đắk Lắk nói riêng đang đƣợc thực hiện thủ công, bằng việc phân tích một số chỉ tiêu hƣớng dẫn nhƣ: Nhân thân, năng lực pháp lý, gia cảnh, tình hình quan hệ với ngân hàng, tình hình hoạt động kinh doanh,
mức độ thu nhập khả năng chi trả, tính pháp lý và mức độ khả thi của phƣơng án, dự án kinh doanh… Thực tế quá trình phân tích đo lƣờng các chỉ tiêu này không phải lúc nào cũng đầy đủ và chất lƣợng, bởi thói quen và trình độ của cán bộ. Vì thế kết quả đo lƣờng thƣờng ít ổn định, tính khách quan trong đo lƣờng và đánh giá chƣa thật cao do phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và ý chí của cán bộ phân tích và ngƣời quản lý; việc đánh giá rủi ro đôi khi không thể hiện hết đƣợc tính chất và mức độ của rủi ro. Hoạt động đo lƣờng và đánh giá rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng này nhìn chung chất lƣợng chƣa cao và chƣa đồng đều.
- Đối với khách hàng có đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ: Chi nhánh thực hiện phân loại nợ, đo lƣờng rủi ro tín dụng khi xem xét cấp tín dụng và định kỳ xếp hạng tín dụng toàn bộ danh mục tín dụng theo điều 7 của quyết định 493. Hoạt động đo lƣờng rủi ro của Agribank Đắk Lắk đối với đối tƣợng này đƣợc thực hiện bằng Hệ thống xếp hạng Tín dụng nội bộ của Agribank. Ngày 12/10/2011 Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank đã ban hành quyết định số 1680/QĐ-HĐTV-XLRR về việc: Ban hành Hệ thống xếp hạng Tín dụng nội bộ của Agribank để xếp hạng rủi ro khách hàng và phân loại nợ theo Điều 7 của quyết định 493. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank thực hiện đo lƣờng rủi ro tín dụng khách hàng thông qua 54 chỉ tiêu (gồm 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp), theo từng loại qui mô, ngành nghề và hình thức sở hữu. Ngƣời sử dụng chỉ cần nhập số liệu của đối tƣợng cần đo lƣờng theo các chỉ tiêu vào chƣơng trình và sẽ có kết quả ngay với các hạng xếp loại. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trong hệ thống Agribank đƣợc thể hiện ở Phụ lục 01.
Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ phân loại khách hàng thành 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D. (Chi tiết cụ thể của nội dung này được trình bày ở Phụ lục 02). Từ 10 hạng này, ngân hàng sẽ phân loại nợ
theo 5 nhóm nợ theo mức độ rủi ro tƣơng ứng với chất lƣợng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo qui định về phân loại nợ của Ngân hàng nhà nƣớc tại Quyết định 493. Đồng thời, ngân hàng sẽ có chính sách áp dụng những ứng xử khác nhau trong quan hệ khách hàng theo kết quả xếp hạng khách hàng đã có.
Phân loại nợ dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ:
+ Nợ nhóm 1: Dành cho những khách hàng đƣợc xếp hạng AAA, AA và A. + Nợ nhóm 2: Dành cho những khách hàng đƣợc xếp hạng BBB và BB. + Nợ nhóm 3: Dành cho những khách hàng đƣợc xếp hạng B, CCC và CC. + Nợ nhóm 4: Dành cho những khách hàng đƣợc xếp hạng C. + Nợ nhóm 5: Dành cho những khách hàng đƣợc xếp hạng D.
b. Đối với hoạt động thẩm định phân tích khoản vay
Các hoạt động này của Agribank Đắk Lắk là đang thực hiện theo các qui trình hƣớng dẫn phân tích, thẩm định khoản vay đƣợc ban hành kèm theo qui trình cho vay, áp dụng cho toàn hệ thống bởi Agribank. Khi có khách hàng đặt vấn đề vay vốn, cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và tiến hành phân tích các tiêu chí về khách hàng, khoản vay theo các nội dung đƣợc hƣớng dẫn tại qui trình cho vay, sau đó có những đánh giá về tính khả thi của hoạt động sử dụng vốn, khả năng hoàn trả vốn vay, mức độ rủi ro của khoản vay/khách hàng… Trên cơ sở đó lập báo cáo thẩm định, nêu những ý kiến đề xuất để lãnh đạo phê duyệt tín dụng. Ý kiến phê duyệt tín dụng là ý kiến cuối cùng quyết định khoản vay.
Đối với những khoản vay lớn, thời gian dài, có tính chất phức tạp hơn thì cán bộ tín dụng sau khi đánh giá khách hàng/khoản vay phải chuyển toàn bộ hồ sơ cho phòng thẩm định, phòng thẩm định sẽ có một báo cáo thẩm định trình lãnh đạo, và ý kiến phê duyệt tín dụng của lãnh đạo sẽ là ý kiến cuối
cùng quyết định khoản vay.
Với việc phân tích, thẩm định khoản vay nhƣ vậy là khá chặt chẽ, khách quan, nhƣng thực tế hoạt động này vẫn còn một số vấn đề: Chất lƣợng thẩm định khoản vay tại phòng thẩm định phụ thuộc nhiều vào ý kiến nhận xét của cán bộ tín dụng, vì khả năng tiếp cận thông tin của phòng thẩm định chỉ dựa vào thông tin mà ngƣời vay cung cấp cho cán bộ tín dụng. Nguồn thông tin dùng để làm căn cứ phân tích, căn cứ tham chiếu tại chi nhánh rất hạn chế. Bên cạnh đó, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên tại phòng thẩm định chƣa cao, hầu hết là chuyển từ phòng tín dụng sang và thời gian làm việc chƣa lâu, chƣa đƣợc đào tạo căn bản về quản trị rủi ro. Vì thế, chất lƣợng của các báo cáo thẩm định của phòng thẩm định chƣa đảm bảo chắc chắn đƣợc.
Nhận xét thực trạng đo lường rủi ro tín dụng tại Agribank Đắk Lắk qua các năm: Việc đo lƣờng rủi ro tín dụng của Agribank đã từng bƣớc hoàn thiện, khách quan hơn, hƣớng theo chuần mực và thông lệ quốc tế, sát với diễn biến tình hình thực tế của khách hàng và khoản tín dụng hơn. Chƣơng trình xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc đánh giá là đang dần có hiệu quả, giúp ích nhiều cho công tác đo lƣờng rủi ro tín dụng. Thực tế đã chứng minh tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế bảng 2.6[ Tr. 50] đặc biệt là hộ, cá thể có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Agribank Đắk Lắk đang triển khai xây dựng và hoàn thiện chƣơng trình chấm điểm khách hàng hộ, cá thể. Phản ánh chân thực và khách quan nhất thực trạng của Agribank Đắk Lắk hƣớng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Chƣơng trình cũng đã thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, bổ sung thêm nhiều chức năng dựa trên những diễn biến, thay đổi từ tình hình thực tế. Tuy nhiên chƣơng trình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chấm điểm khách hàng cũng đang có những điểm cứng nhắc, nhiều tiêu chí mà những doanh
nghiệp, khách hàng nhỏ không thể đáp ứng dẫn đến phân loại khách hàng, nhóm nợ sai với thực tế.