Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại UBND huyện konplông, tỉnh kon tun (Trang 41 - 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức

Vị trí công việc: Ngƣời lao động có hứng thú, có động lực làm việc khi họ đƣợc bố trí làm những công việc phù hợp với năng lực sở trƣờng, có cơ hội sử dụng kiến thức, kỹ năng vào trong công việc, đƣợc tự chủ trong công việc và nhận đƣợc phản hồi kết quả làm viêc, đƣợc hƣởng những quyền lợi xứng đáng khi hoàn thành tốt công việc đƣợc giao. Tuy nhiên, cùng với thời gian làm việc lâu dài, công việc trở nên quen thuộc với ngƣời lao động, nhiệm vụ lặp đi lặp lại sẽ làm xuất hiện sự nhàm chán dẫn đến làm giảm và triệt tiêu động lực của ngƣời lao động. Vì thế để công việc luôn tạo ra sự hứng thú cho ngƣời lao động thì ngƣời quản lý cần phải quan tâm tới hoạt động phân tích và thiết kế công việc sao cho các nhiệm vụ phải đƣợc thiết kế cụ thể, mang tính thách thức, trách nhiệm phải đƣợc xác định rõ ràng, bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trƣờng của ngƣời lao động để họ có thể phát huy tối đa năng lực.

Điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc bao gồm các yếu tố nhƣ máy móc trang thiết bị, sự tổ chức và bố trí nơi làm việc, các yếu tố vệ sinh môi trƣờng(khói bụi, tiếng ồn..), sự phân công hợp lý trong lao động có tác động lớn tới khả năng làm việc, sức khỏe, thái độ làm việc và hiệu quả làm việc. Nếu ngƣời lao động đƣợc làm việc trong điều kiện làm việc tốt nhƣ: trang bị đầy đủ máy móc thiết bị, nơi làm việc đƣợc tổ chức bố trí hợp lý, phƣơng pháp sản xuất hiện đại đem lại năng suất lao động cao, giảm nhẹ sự nặng nhọc của công việc, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe của ngƣời lao động, bầu không khí tâm lý của tập thể lao động thoải mái, tin tƣởng... sẽ làm cho ngƣời lao động cảm thấy yên tâm làm việc, có điều kiện để phát huy sáng

tạo trong công việc đem lại năng suất cao và ngƣợc lại. Do đó, ngƣời quản lý phải thƣờng xuyên quan tâm đến việc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động để tạo họ hăng say làm việc.

Trình độ công nghệ: Trình độ công nghệ có tác động không nhỏ tới động lực làm việc của ngƣời lao động. Công nghệ tiên tiến hiện đại đặt ra yêu cầu về trình độ của ngƣời lao động phải ngày càng đƣợc nâng cao mới có thể đáp ứng đƣợc với yêu cầu của công việc. Điều này thúc đẩy ngƣời lao động phấn đấu học tập, tìm tòi nghiên cứu nâng cao trình độ để có thể tồn tại và phát triển nếu không sẽ bị đào thải. Do đó về phía đơn vị cũng cần phải quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao trình độ cho ngƣời lao động, định hƣớng cho ngƣời lao động những kiến thức, kỹ năng cần đƣợc đào tạo cho phù hợp với đặc điểm kỹ thuật, trình độ công nghệ của đơn vị.

Phong cách quản lý của người lãnh đạo: Trong một tổ chức, ngƣời lãnh đạo là ngƣời trực tiếp quản lý và chỉ đạo ngƣời lao động do đó phong cách làm việc của ngƣời lãnh đạo có ảnh hƣởng lớn đến tâm lý, kết quả làm việc của cấp dƣới. Hiện nay, phong cách lãnh đạo có thể chia thành ba loại.

Phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền là việc ngƣời lãnh đạo đƣa ra các quyết định và bắt ngƣời lao động phải tuân thủ mà không đƣợc thắc mắc, thƣờng tạo ra cho ngƣời lao động tâm lý căng thẳng, thực hiện công việc nhƣ một cái máy, không có động lực làm việc; tuy nhiên lại phát huy hiệu quả trong tình huống cần quyết định nhanh, quyết đoán.

Phong cách lãnh đạo dân chủ là ngƣời lãnh đạo quan tâm thu hút ngƣời lao động vào quá trình ra quyết định, tham khảo ý kiến của ngƣời lao động để đƣa ra quyết định cuối cùng, tạo lập đƣợc tinh thần hợp tác nhƣng đôi khi sẽ gặp khó khăn cũng nhƣ chậm trễ trong việc ra quyết định nếu ngƣời lãnh đạo không quyết đoán.

dƣới bằng việc cho phép cấp dƣới đƣa ra các quyết định, giảm chi phí quản lý trung gian, song nếu cấp dƣới không đủ năng lực và sự cam kết với tổ chức sẽ đem lại thiệt hại cho tổ chức.

Mỗi phong cách lãnh đạo đều có những ƣu nhƣợc điểm riêng do đó ngƣời lãnh đạo cần xác định cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp để thúc đẩy nhân viên trong công việc nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức.

Văn hóa công sở: Văn hóa đơn vị đƣợc tạo ra từ tổng thể mục tiêu, chính sách quản lý, mối quan hệ nhân sự, bầu không khí làm việc, phong cách làm việc, những biểu tƣợng vật chất và tinh thần nhƣ bài hát, trang phục, những nghi thức... tạo nên cho đơn vị bản sắc riêng, các giá trị, niềm tin, lối sống và cách thức hành động cũng nhƣ thái độ hành vi của ngƣời lao động. Đơn vị nào có văn hóa đơn vị mạnh sẽ giúp các thành viên trong đơn vị gắn bó với nhau hơn, hiểu nhau hơn, tạo ra tinh thần làm việc tự giác, đồng nghiệp thân thiện hợp tác cùng nhau làm việc nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức.

Các chính sách quản lý nguồn nhân lực: bao gồm các khía cạnh từ tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thù lao lao động, an toàn vệ sinh lao động có ảnh hƣởng lớn tới động lực lao động. Các chính sách quản lý nhân sự đúng đắn và hợp lý không những giúp ngƣời quản lý có thể điều hành đơn vị một cách có hiệu quả nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức mà còn đảm bảo các quyền lợi cũng nhƣ mong đợi của ngƣời lao động từ đó ảnh hƣởng đến động lực làm việc của ngƣời lao động. Nếu ngƣời lao động đƣợc làm việc trong một môi trƣờng an toàn, trả lƣơng cao tƣơng xứng với kết quả thực hiện công việc, có cơ hội thăng tiến và học tập, đƣợc đối xử công bằng, đƣợc tạo điều kiện để phát huy năng lực sở trƣờng,... họ sẽ gắn bó với đơn vị, nỗ lực hết mình để đóng góp cho đơn vị. Ngƣợc lại, nếu các chính sách quản lý nhân sự không hợp lý hoặc không đƣợc thực hiện tốt mà không có sửa đổi

thì về lâu dài ngƣời lao động có thể sẽ cảm thấy bất mãn, giảm động lực lao động thậm chí rời bỏ đơn vị để tìm đến những nơi làm việc khác tốt hơn. Do đó để tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động thì cần phải xây dựng các chính sách quản lý nhân sự khoa học, rõ ràng, linh hoạt mềm dẻo, đảm bảo công bằng.

Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ, báo cáo và quyền lực nhằm duy trì sự hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức có vai trò quyết định đến toàn bộ hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, ít đầu mối, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bộ phận cũng nhƣ mỗi thành viên đƣợc phân chia rõ ràng, linh hoạt, không chồng chéo, phù hợp với yêu cầu của tổ chức sẽ giúp thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng, hiệu quả cao, đồng thời làm cho ngƣời lao động thấy rõ đƣợc vị trí của mình trong tổ chức và từ đó họ sẽ chủ động và cam kết trong công việc. Ngƣợc lại, nếu cơ cấu tổ chức không hợp lý, nhiều đầu mối, nhiều bộ phận chồng chéo nhau sẽ dẫn đến sự trì trệ, kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại UBND huyện konplông, tỉnh kon tun (Trang 41 - 44)