Đặc điểm các nguồn lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại UBND huyện konplông, tỉnh kon tun (Trang 52 - 59)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.4. Đặc điểm các nguồn lực

a. Nguồn nhân lực

Lực lƣợng lao động hay nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ nguồn nhân lực UBND huyện KonPlông nói riêng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định quá trình hoạt động của đơn vị.

104 106 108 110 112 114 116 2012 2013 2014 Tổng số nhân lực

Biểu đồ 2.1. Quy mô đội ngũ nguồn nhân lực thời gian qua

Nhìn vào biểu đồ 2.1 ta thấy quy mô đội ngũ nguồn nhân lực của UBND huyện KonPlông tăng lên theo từng năm nhƣng số lƣợng tăng không đáng kể. Tính đến hết năm 2014 đội ngũ lao động của UBND huyện KonPlông có tất cả là 115 ngƣời ( tác giải chỉ điều tra số lƣợng cán bộ công chức hành chính làm việc tại các phòng ban trực thuộc UBND huyện mà không điều tra số lƣợng cán bộ, viên chức thuộc sự nghiệp và giáo viên). Nhìn chung, các phòng ban trực thuộc UBND huyện luôn luôn đáp ứng đủ số lƣợng nhân viên cần thiết, đảm bảo đủ các chuyên viên để thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao.

Nhìn vào bảng sau ta có thể thấy đƣợc chất lƣợng đội ngũ nguồn nhân lực của UBND huyện KonPlông trong thời gian qua, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1. Tình hình nguồn nhân lực của UBND huyện thời gian qua

Tiêu thức

2012 2013 2014 Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số

lƣợng Tỷ lệ (Ngƣời) (%) (Ngƣời) (%) (Ngƣời) (%)

I. Tổng số lao động 108 112 115

II.Cơ cấu

1. Tính chất lao động 108 100 112 100 115 100

Lao động gián tiếp 94 87 96 85 99 86

Lao động trực tiếp 14 13 16 15 16 14 2. Giới tính 108 100 112 100 115 100 Nam 75 69 79 70 81 70 Nữ 33 31 33 30 34 30 3. Trình độ lao động 108 100 112 100 115 100 Sau đại học 3 3 3 2 3 2 Đại học 78 72 87 78 93 81 Cao đẳng, trung cấp 15 14 12 11 9 8 Lao động khác 12 11 10 9 10 9

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện KonPlông)

Từ bảng 2.1 cho ta thấy tổng số lao động của đơn vị tƣơng đối ổn định qua các năm. Năm 2014, tổng số lao động tăng hơn so với năm 2013 là 3 ngƣời nhằm đáp ứng nhu cầu công việc tại các phòng ban chuyên môn trực thuộc và khối lƣợng công việc phát sinh.

Xét về mặt cơ cấu, nguồn nhân lực UBND Huyện KonPlông có đặc điểm:

- Là một đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nƣớc tham mƣu, quản lý chính trên địa bàn về lĩnh vực nhà nƣớc, số lao động gián tiếp tại UBND Huyện KonPlông chiếm đa số, tỷ lệ lao động gián

trực tiếp tăng từ 85% năm 2013 lên 86% năm 2014.

- Cơ cấu lao động UBND Huyện KonPlông với các đặc thù lao động nam chiếm đa số chiếm 70% có ƣu điểm là phù hợp với yêu cầu công việc hiện nay tại địa bàn huyện, do địa bàn rộng, đồi núi, đi lại khó khắn về mùa mƣa nên thuận lợi cho việc đi công tác xuống cơ sở.

- Về trình độ lao động: Chất lƣợng đội ngũ nguồn nhân lực đƣợc phản ánh thông qua trình độ học vấn của ngƣời lao động. Đó là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả công việc của ngƣời lao động và hiệu quả trong thực thi công việc.

Nhìn vào biểu đồ 2.2 dƣới đây ta thấy đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ tƣơng đối cao hầu hết là đại học. Trong đó đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm. Trong 3 năm đều chiếm trên 70%. Không chỉ đáp ứng đầy đủ về số lƣợng lao động mà nguồn lao động của đơn vị luôn đạt chất lƣợng cao. Tuy nhiên đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ ít nhất và đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trung cấp ngày càng giảm và không có xu hƣớng tăng lên. Điều đó chứng tỏ rằng chất lƣợng đội ngũ nguồn nhân lực đang ngày càng đƣợc nâng cao. Điều này có đƣợc là do đơn vị đã chú trọng hơn đến chất lƣợng lao động. Nhân viên có trình độ trung cấp hầu hết là nhân viên văn thƣ lƣu trữ, lái xe và bảo vệ. Ở các vị trí không quá quan trọng nhƣ thế, tuyển nhân viên với trình độ thấp cũng là một điều dễ hiểu để giảm thiểu chi phí mà không làm ảnh hƣởng nhiều đến quỹ lƣơng của đơn vị.

2%

81% 8%

9%

Sau Đại học Đại học Cao Đẳng, Trung cấp Lao động khác

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu theo trình độ của đội ngũ nguồn nhân lực năm 2014

Nhìn vào biểu đồ 2.3 cho ta thấy về giới tính ngƣời lao động: Đội ngũ nguồn nhân lực UBND huyện, tỷ lệ lao động nam luôn cao hơn tỷ lệ lao động nữ. Năm 2014 nam chiếm:70%, nữ chiếm 30%.

70% 30%

Nam Nữ

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động theo giới tính tại UBND huyện KonPlông

Để có thể phân tích sâu hơn đặc điểm cơ cấu nguồn nhân lực của UBND Huyện KonPlông, chúng ta sẽ tìm hiểu cơ cấu lao động phân theo độ tuổi và chức danh năm 2014. Đặc điểm chung có thể nhận thấy là lực lƣợng lao động trẻ chiếm đa số, lao động quản lý chiếm tỷ trọng tƣơng đối hợp lý.

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo độ tuổi năm 2014

Chức danh Tuổi đời Tổng cộng <25 25 - 35 35 - 50 50 trở lên

Quản lý (ngƣời) 0 16 9 12 37

Chuyên viên (ngƣời) 11 36 13 8 68

Lao động phổ thông (ngƣời)

2 7 1 0 10

Tổng cộng (ngƣời) 13 59 23 20 115

Tỷ lệ (%) 11 51 20 18 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện KonPlông)

Từ bảng 2.2 cho ta thấy năm 2014 lao động quản lý có 37 ngƣời, chiếm 32,2% tổng lao động. đây là tỷ lệ phù hợp vì những ngƣời nắm giữ vị trí quan trọng có năng lực cũng nhƣ kinh nghiệm. Tuy nhiên cơ hội thăng tiến cho những ngƣời trẻ không nhiều.

Tuổi đời lao động trẻ (dƣới 25 tuổi chiếm 11%, từ 25-35 chiếm 51%). Điểm thuận lợi là tuổi trẻ năng động sáng tạo, linh hoạt, có khả năng tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thích nghi nhanh với sự thay đổi của môi trƣờng. Tuy nhiên tuổi trẻ rất dễ thay đổi, thích chấp nhận mạo hiểm nên cần phải có những chính sách đãi ngộ phù hợp, nếu không rất dễ xảy ra tình trạng nghỉ việc hàng loạt, làm ảnh hƣởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị.

b. Nguồn tài chính: Nguồn lực tài chính của UBND Huyện KonPlông chủ yếu là hàng năm đƣợc phân bổ ngân sách từ cấp trên và từ nguồn thu địa phƣơng nhƣ thu thuế, phí, lệ phí ... đƣợc thể hiện quan bảng biểu sau:

Bảng 2.3. Nguồn lực tài chính của UBND huyện thời gian qua ĐVT: Tỷ đồng STT NĂM TÀI CHÍNH CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A TỔNG THU 313,116 100 243,442 100 244,389 100 I Thu từ ngân sách cấp trên 260,505 83,2 187,473 77,01 218,392 89,36 II Thu chuyển nguồn 33,089 10,57 37,343 15,34 0 0 III Thu trên địa bàn 19,522 6,23 18,626 7,65 25,997 10,64

1

Thu từ tổ chức Nhà nƣớc

Trung ƣơng 2,522 12,92 6,301 33,83 6,95 26,73 2

Thu từ xí nghiệp quốc doanh

địa phƣơng 1,619 8,29 1,895 10,17 1,8 6,92

3

Thu từ tổ chức có vốn đầu tƣ

nƣớc ngoài 0,09 0,46 0,1 0,54 0,1 0,38

4 Thu ngoài quốc doanh 5,51 28,22 5,86 31,46 9,645 37,1 5 Lệ phí trƣớc bạ 0,564 2,89 0,6 3,22 0,6 2,31 6 Thu tiền cho thuê đất 0,022 0,11 0,02 0,11 0,032 0,12 7 Thuế thu nhập cá nhân 0,367 1,88 0,3 1,61 0,3 1,15 8 Thu phí, lệ phí 0,353 1,81 0,3 1,61 1,25 4,81 9 Thu tiền sử dụng đất 7,102 36,38 3 16,11 5 19,23 10 Thu khác ngân sách 1,372 7,03 0,25 1,34 0,32 1,23

B TỔNG CHI 313,116 100 243,442 100 244,389 100 I Chi hoạt động thƣờng xuyên 145,307 46,41 155,684 63,95 157,608 64,49 II Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản 45,064 14,39 33,203 13,64 49,282 10,17 III

Chi thực hiện các chƣơng

trình mục tiêu quốc gia 54,091 17,28 37,288 15,32 24,937 10,2 IV

Chi chuyển nguồn sang năm

sau 37,343 11,93 0 0 0 0

V Chi dự phòng 31,311 10 17,267 7,09 12,562 5,14

+ Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn biến động qua từng năm (2012- 2014), Thu ngân sách nhà nƣớc chủ yếu là thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên. Nguồn thu trên địa bàn chiếm tỷ trọng thấp, trong đó chủ yếu tập trung các khoản thu: Thu từ cấp quyền sử dụng đất, thu thuế GTGT từ hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện, thu thuế tài nguyên (nƣớc, cát, đá, sỏi, đất cấp phối), thu từ khai thác gỗ tận thu.

+ Thực hiện chi đƣợc thực hiện biến động theo nhu cầu nhiệm vụ chi của mỗi năm ngân sách (2012-2014). Ngân sách cơ bản đảm bảo nhu cầu chi kịp thời cho hoạt động bộ máy hành chính từ huyện đến xã, chi phụ cấp cho thôn, các đối tƣợng chính sách, các chế độ chính sách cho giáo dục; hỗ trợ sản xuất cho nhân dân từ các nguồn vốn sự nghiệp nhƣ 30a/Cp, 135/Cp, vốn sự nghiệp kinh tế,... trên tinh thần tiết kiệm chống lãng phí. Thực hiện chế độ công khai minh bạch đảm bảo theo đúng quy định hiện hành. Chi đầu tƣ đƣợc xác định ƣu tiên cho các công trình quan trọng, cấp bách nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo các chuyên đề đã đƣợc xác định.

c. Nguồn lực cơ sở vật chất: Phòng làm việc của UBND Huyện KonPlông đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, với 96 phòng, tổng diện tích xây dựng là hơn 30 000m2. UBND huyện luôn chú trọng đến đầu tƣ cơ sở vật chất trong thời gian qua nhằm phục vụ cho cán bộ công chức tại đơn vị thực thi nhiệm vụ tốt nhất.

Bảng 2.4. Cơ sở vật chất trang thiết bị của UBND huyện KonPlông

ĐVT: Tỷ đồng STT Tên TSCĐ 2012 2013 2014 1 TSCĐ hữu hình 50,335 52,564 53,992 2 TSCĐ vô hình 0,628 0,747 0,747 3 Tổng cộng 50,963 53,311 54,739 3 So với năm trƣớc (%) 105 107

Từ bảng 2.4 cho ta thấy tình hình tài sản đầu tƣ tăng dần qua các năm qua, so với năm 2013 thì tổng tài sản đã tăng lên khoảng 1,5 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với 2%.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại UBND huyện konplông, tỉnh kon tun (Trang 52 - 59)