Về sự thăng tiến

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại UBND huyện konplông, tỉnh kon tun (Trang 75 - 78)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Về sự thăng tiến

Để tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động thì công tác đề bạt và bổ nhiệm cán bộ là vấn đề không kém phần quan trọng, nó là động lực thúc đẩy, kích thích ngƣời lao động làm việc hiệu quả để có thể đƣợc đề bạt và bổ nhiệm giữ một chức vụ cao hơn trong đơn vị, công việc phù hợp với năng lực và mức thu nhập cao hơn. Nắm bắt đƣợc điều đó, những năm qua lãnh đạo đơn vị cũng rất quan tâm đến công tác đề bạt và bổ nhiệm cán bộ.

Về chủ trƣơng, mọi cán bộ nhân viên có kết quả công việc xuất sắc đƣợc công nhận hàng năm và có tiềm năng phát triển sẽ đƣợc đƣa vào diện quy hoạch để đào tạo, bồi dƣỡng đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ quản lý khi có nhu cầu hoặc đƣa đi tăng cƣờng trong thời hạn từ 3-5 năm xuống cơ sở để giúp cho các xã và giữ chức vụ chủ chốt tại cơ sở. UBND huyện luôn ƣu tiên

đề bạt, bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nội bộ.

Công tác tạo điều kiện cho cá nhân thăng tiến, tiến triển trong việc đƣợc đơn vị quan tâm bằng những tác động nhƣ: Theo dõi quá trình phấn đấu qua các kết quả thực hiện công việc chuyên môn và mức độ tham gia vào các hoạt động của đơn vị.

Các tiêu chuẩn đề bạt cán bộ đƣợc quy định trong các văn bản của Nhà nƣớc đƣợc đơn vị phổ biến cho cán bộ, nhân viên làm cơ sở để thăng tiến nhƣ:

Phẩm chất, đạo đức (tiêu chuẩn này mang tính định tính) đƣợc đơn vị, tổ chức bàn bạc trong các buổi họp quy hoạch nhân sự giới thiệu để đề bạt. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn (tiêu chuẩn định lƣợng): Thể hiện qua khối lƣợng, chất lƣợng công việc đƣợc giao phó hàng năm. Đóng góp nhiều ý kiến tham gia với các hoạt động của đơn vị có chất lƣợng, đƣợc đồng nghiệp tôn trọng. Năng lực công tác còn đƣợc thể hiện qua tiêu chuẩn về thi đua: liên tục đạt các danh hiệu từ " chiến sỹ thi đua cơ sở" hàng năm, từ 3 năm trở lên.

Tiêu chuẩn chính trị: Ngoài những yêu cầu chung về trung thành với đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, còn có các tiêu chuẩn về hoàn cảnh chính trị; Đảng viên. Tuy nhiên, theo Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/02/2009 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lƣợc cán bộ từ nay đến năm 2020: “...phát huy sức mạnh toàn dân tộc, truyền thống yêu nƣớc, đại đoàn kết và gắn bó mật thiết với nhân dân; tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, ngƣời ở trong nƣớc hay ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài”, tƣ duy về công tác cán bộ đã có nhiều thay đổi theo hƣớng tích cực.

cao trình độ đáp ứng những yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ.

Tiêu chuẩn về thực hiện nội quy, tính kỷ luật: Không vi phạm nội quy, quy định của đơn vị và không bị hình thức kỹ luật dƣới mọi hình thức. Ý thức chấp hành kỷ luật tốt.

Tiêu chuẩn về độ tuổi: Đƣợc cân nhắc, ngoài tuổi bổ nhiệm theo quy định của Chính phủ và Bộ chủ quản, đơn vị mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và có kinh nghiệm công tác từ 5 năm trở lên.

Tiêu chuẩn khác: Những cán bộ khi đƣợc bổ nhiệm về chức vụ trƣởng các phòng, ban trực thuộc phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau: Phải có bằng cao cấp lý luận chính trị, đi tăng cƣờng ở cơ sở từ 3 – 5 năm và có bằng chuyên môn là Đại học. Đến nay hầu hết cán bộ đang đảm nhiệm chức trƣởng các phòng ban trực thuộc đều đáp ứng đƣợc các yêu cầu này.

Bảng 2.15. Ý kiến người lao động về cơ hội thăng tiến

Tiêu thức đánh giá Rất

yếu Yếu

Trung

bình Tốt Rất

tốt Cộng

Cơ hội thăng tiến cao Số lƣợng ( ngƣời) 5 26 62 19 3 115 Tỷ lệ (%) 4,35 22,61 53,91 16,52 2,61 100 Tiêu chí trong thăng tiến rõ ràng, công bằng Số lƣợng ( ngƣời) 9 54 28 24 115 Tỷ lệ (%) 7,83 46,96 24,35 20,87 100

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, khảo sát năm 2014)

Qua bảng 2.15 ta thấy nhìn chung, công tác xây dựng các tiêu chí thăng tiến, quy hoạch, đề bạt và bổ nhiệm ngƣời lao động của UBND huyện đã kích thích ngƣời lao động hứng khởi làm việc, không ngừng trao dồi kiến thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đƣợc thể hiện ở tiêu chí trong thăng tiến rõ ràng, công bằng thì chỉ có 9 ngƣời trả lời “Trung bình”, chiếm tỷ lệ 7,83%.

Còn tiêu chí cơ hội thăng tiến trong những năm qua chƣa đƣợc quan tâm của lãnh đạo các cấp và đơn vị nên đƣợc ngƣời lao động đánh giá 4,35% là "rất yếu", 22,61% là "yếu" và 53,91% là trung bình", qua đó ta thấy ở tại đơn vị: Việc áp dụng cơ hội thăng tiến còn hạn chế, một số cá nhân làm việc hiệu quả, có tâm huyết với đơn vị chỉ mới đƣợc động viên bằng hình thức khen thƣởng là chính.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy nhân viên tại UBND huyện konplông, tỉnh kon tun (Trang 75 - 78)