Chính sách đối với cán bộ

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN ĐOÀN PHÚ HƯNG.doc (Trang 59 - 64)

- Hiểu biết cán bộ: Muốn hiểu cán bộ, trƣớc tiên ngƣời làm công tác cán

bộ, ngƣời sử dụng cán bộ, ngƣời trực tiếp quản lý cán bộ phải tự hiểu biết mình, biết đặt mình vào vị trí của cán bộ. Ngƣời làm cơng tác cán bộ, sử dụng cán bộ mà khơng hiểu mình thì khó hiểu đƣợc cán bộ. Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Biết ngƣời, cố nhiên là khó. Tự biết mình, cũng khơng phải là dễ. Đã khơng tự biết mình thì khó mà biết ngƣời, vì vậy muốn biết đúng sự phải trái ở ngƣời ta, thì trƣớc phải biết đúng sự phải trái của mình. Nếu khơng biết sự phải trái ở mình, thì chắc khơng thể nhận rõ ngƣời cán bộ tốt hay xấu [97, tr.317].

Hiểu biết cán bộ là phải hiểu cán bộ trên cả đời sống vật chất lẫn tinh thần. Trƣớc hết phải biết rõ tâm tƣ, tình cảm của cán bộ, nắm vững những diễn biến thƣờng ngày của cán bộ; tìm hiểu rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến ngƣời cán bộ. Phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân từ đau dẫn đến cán bộ rụt rè, khơng dám nói, ngun nhân từ đâu làm cho cán bộ “sợ” khơng dám trình bày chính kiến của mình. Ngƣời dùng cán bộ phải biết khơi dậy ở cán bộ một cái “gan”, có gan nói, có gan làm, có gan chịu trách nhiệm. Trong q trình thực thi nhiệm vụ, khi cán bộ mắc sai lầm, khuyết điểm, phải biết tìm rõ nguyên nhân. Ngƣời sử dụng cán bộ phải biết đặt mình vào vị trí, đặt mình vào hồn cảnh của ngƣời cán bộ để hiểu đúng cán bộ.

-Khéo dùng cán bộ

Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln tâm niệm: “Khơng có ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay. Vì vậy, chúng ta phải khéo dùng ngƣời, sửa chữa những khuyết điểm cho họ, giúp đỡ ƣu điểm của họ”. Ngƣời cho rằng, “thƣờng chúng ta khơng biết tùy tài mà dùng ngƣời. Thí dụ: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao. Thành thử hai ngƣời đều lúng túng. Nếu biết tùy tài mà dùng ngƣời, thì hai ngƣời đều thành cơng” [97, tr.314]. Dùng cán bộ cịn là cả một nghệ thuật. Ngƣời biết dùng cán bộ phải là ngƣời có nhãn quan tinh tƣờng, có lịng vĩ đại, có tâm độ lƣợng, phải làm cho cán bộ tâm phục, khẩu phục. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh tài năng “dùng ngƣời” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ thể nhƣ: Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, ơng Hồ Tùng Mậu, Đại tƣớng Nguyễn Chí Thanh, Giáo sƣ Trần Đại Nghĩa, Giáo sƣ Tạ Quang Bửu, Vũ Đình Hịe, bác sĩ Tơn Thất Tùng, v.v., và rất nhiều ngƣời tài ba lỗi lạc khác, nhƣ: cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Huyên, v.v., thậm chí kể cả những ngƣời thuộc chế độ cũ, nhƣ: Hoàng đế Bảo Đại, ơng Bùi Bằng Đồn, Phan Kế Toại, v.v.. Tất cả đều nhằm một mục đích phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, thực hiện mục tiêu đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

Dùng cán bộ phải biết dùng những ngƣời có tài - đức, những ngƣời có ích cho dân, cho nƣớc. Tuy nhiên trong dùng ngƣời tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ dùng những ngƣời trong Đảng mà còn dùng cả những ngƣời ngoài Đảng, bởi Ngƣời cho rằng: “Phong trào giải phóng sơi nổi, nảy nở ra rất nhiều nhân tài ngồi Đảng. Chúng ta không đƣợc bỏ rơi họ, xa cách họ. Chúng ta phải thật thà đoàn kết với họ, nâng đỡ họ. Phải thân thiết với họ, gần gụi họ, đem tài năng của họ giúp ích vào cơng cuộc kháng chiến cứu nƣớc” [97, tr.315, 316].

Trong cách dùng ngƣời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn quan tâm tới tính kế thừa giữa các thế hệ. Ngƣời căn dặn: phải thấy giới hạn khắc nghiệt của thời gian để tạo nguồn thay thế bổ sung từ những lớp ngƣời mới, đủ sức lực và tài năng đảm đƣơng nhiệm vụ theo những yêu cầu mới. Ngƣời biết dùng cán bộ là ngƣời phải biết dùng cho đúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh tự đặt câu hỏi: Thế nào là dùng

cán bộ đúng? Và Ngƣời xác định, trƣớc hết “- Mình phải có độ lƣợng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí cơng vơ tƣ, khơng có thành kiến, khiến cho cán bộ khỏi bị bỏ rơi.

- Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gụi những ngƣời mình khơng ƣa” [97, tr.319]; “Phải có tính chịu khó dạy bảo, mới có thể nâng đỡ những đồng chí cịn kém, giúp cho họ tiến bộ.

Phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộ tốt. Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lịng gần gụi mình” [97, tr.319].

Trong cách dùng ngƣời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln xác định: để cho những ngƣời có đức, có tài đem sức mình ra cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, chúng ta phải có chính sách đãi ngộ để tạo động lực khuyến khích họ cống hiến, phát huy hết tài năng phục vụ cách mạng.

Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, ngƣời dùng cán bộ phải có tâm, phải biết quý trọng cán bộ, biết “khơi nguồn” cho cán bộ phát huy tài năng. Tài năng của ngƣời cán bộ có đƣợc phát huy đúng mức hay khơng, phần lớn là tùy thuộc vào ngƣời dùng cán bộ. Cho nên, Ngƣời luôn nhắc nhở, nếu cán bộ mắc phải sai lầm, khuyết điểm, thì trƣớc hết hãy xem lại cách dùng ngƣời có đúng hay khơng.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để có thể dùng cán bộ đúng, ngƣời làm cơng tác cán bộ phải nắm vững những vấn đề cơ bản sau:

- P b bộ

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Biết rõ ràng cán bộ, mới có thể cất nhắc cán bộ một cách đúng mực” [97, tr.321]. Biết cán bộ là phải biết rõ trình độ, năng lực, tính cách của ngƣời cán bộ, biết rõ tâm tƣ, nguyện vọng của cán bộ…thậm chí cịn biết rõ những thói xấu của cán bộ để tìm cách khắc phục, hƣớng dẫn cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln cảnh tỉnh những ngƣời làm công tác cán bộ: “Cán bộ ta nói chung là tốt. Nhƣng vẫn có một số ít chƣa giũa gọt hết chủ nghĩa

cá nhân, chƣa rửa sạch hết thói xấu tham ơ lãng phí, chƣa đi đúng đƣờng lối quần chúng” [104, tr.702]. Theo Ngƣời, muốn biết rõ cán bộ, cần phải “Nắm vững tƣ tƣởng và ý thức của cán bộ, đảng viên. “Tƣ tƣởng và ý thức của đảng viên cách mạng khơng phải là cái gì mơ hồ khơng sờ mó đƣợc. Nó tỏ rõ trong cách làm việc, trong cách xem xét và bàn bạc các vấn đề, trong hành động, kế hoạch, phƣơng châm của ta” [98, tr.291]. Muốn vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng phải ln theo dõi, động viên, đôn đốc cán bộ, xem đây là một trong những nhiệm vụ mà trong q trình lãnh đạo Đảng phải hồn thành.

- P bộ ộ ú

Trong q trình cơng tác, cán bộ, đảng viên, ai cũng đặt ra cho mình mục tiêu để phấn đấu. Vì vậy, cất nhắc cán bộ là nhằm tạo động lực, niềm tin của cán bộ, đảng viên vào sự lãnh đạo của Đảng.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để cơng tác cất nhắc cán bộ có hiệu quả, khơng bỏ sót ngƣời tài - đức, cũng không sử dụng nhầm kẻ cơ hội, ngƣời làm cơng tác cán bộ “Phải có gan cất nhắc cán bộ - Cất nhắc cán bộ, phải vì cơng tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Nhƣ thế, công việc nhất định chạy” [97, tr.321]. Có nhƣ thế mới tạo tinh thần thêm hăng hái trong cả đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, đây là một việc không dễ dàng. Nếu làm đúng, mọi việc sẽ trôi chảy, sự nghiệp cách mạng gặp thuận lợi. Ngƣợclại, nếu sơ suất, có thể mất cán bộ, thậm chí ảnh hƣởng đến cả tiền đồ, sự nghiệp cách mạng. Cho nên, Chủ tịch Hồ Chí Minh lƣu lý, khi cất nhắc cán bộ cần phải xem xét cho kỹ, không thể nay bố trí chỗ này, mai lại chuyển sang chỗ khác, “Cất nhắc cán bộ, không nên làm nhƣ "giã gạo". Nghĩa là trƣớc khi cất nhắc không xem xét kỹ. Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ. Khi họ sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá, lại cất nhắc lên. Một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần nhƣ thế là hỏng cả đời” [97, tr.322].

Cất nhắc cán bộ phải dùng đúng ngƣời, đúng việc, với phƣơng châm “vì cơng việc mà bố trí ngƣời”, khơng nên vì một chút cá nhân, hay hiềm khích rồi

tìm mọi cách để làm hại cán bộ. Điều này đã đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh thƣờng xuyên căn dặn: “Cất nhắc cán bộ là dùng cho đúng tài năng của cán bộ, nâng đỡ giáo dục thêm cho cán bộ. Dìm cán bộ, tự ti, tự lợi là khơng có Đảng tính, khơng dùng đúng, cất nhắc một cách bừa bãi” [98, tr.374].

- P p p bộ ú

Có đƣợc đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng là đã khó. Nhƣng khi đã có rồi, việc phân phối nhƣ thế nào cũng khơng phải đơn giản. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để phân phối cán bộ cho đúng, phải thật sự “nắm” cán bộ, “hiểu” cán bộ và xem xét một cách toàn diện. Ngƣời cho rằng, “Bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn” [97, tr.288].

- P úp bộ ú

Sau khi huấn luyện cán bộ, đến dùng cán bộ, cất nhắc cán bộ…thì ngƣời làm cơng tác cán bộ phải tiếp tục quan tâm, theo dõi để giúp đỡ cán bộ cho đúng. Bởi khơng phải ai trên đời này cái gì cũng biết, mọi thứ đều hay, nên khi tiếp cận với nhiệm vụ mới, bƣớc đầu không tránh khỏi lúng túng. Nhiệm vụ của Đảng, của Chính phủ phải ln quan tâm, giúp đỡ cán bộ. Giúp đỡ phải trên tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái, “Phải luôn luôn dùng lòng thân ái mà giúp đỡ, lãnh đạo cán bộ. Giúp họ sửa chữa những chỗ sai lầm. Khen ngợi họ lúc họ làm đƣợc việc. Và phải ln ln kiểm sốt cán bộ” [97, tr.314].

Muốn giúp cán bộ, phải luôn gần gũi cán bộ, xem xét kỹ cán bộ, vì đa số cán bộ, đảng viên là ngƣời có tài - đức vẹn tồn, nhƣng vẫn cịn một số chƣa thấy hết trách nhiệm của mình đối với dân, vẫn cịn một số vì việc cá nhân mà sinh lịng tự tƣ, tự lợi…cho nên, Đảng phải luôn theo dõi để uốn nắn, giúp đỡ những cán bộ mắc phải sai lầm đó. Gần gũi cán bộ để chúng ta biết đƣợc nguyên nhân vì sao dẫn đến cán bộ mắc sai lầm, để tìm cách khắc phục. Tóm lại muốn giúp đỡ cán bộ, phải xem xét cán bộ cho kỹ, vì “mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới, một mặt khác thì những ngƣời hủ hóa cũng lòi ra” [97, tr.314].

- P bộ

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đào tạo, huấn luyện đƣợc một cán bộ có đầy đủ đức và tài đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng là cơng việc vơ cùng khó khăn, gian khổ, phải trải qua quá trình tuyển chọn, thử thách lâu dài. Cho nên, nếu để “mất” hoặc làm hỏng cán bộ đó, thì tổn thất khơng phải nhỏ. Ngƣời làm cơng tác cán bộ phải biết giữ gìn cán bộ, bảo vệ cán bộ. Giữ gìn cán bộ khơng phải mọi sai phạm của cán bộ đều bao che, bƣng bít, mà giữ gìn cán bộ là tạo điều kiện cho cán bộ phát huy hết khả năng, sở trƣờng của mình. Giữ gìn cán bộ là giữ cán bộ lại trong lịng dân, làm cho ngƣời cán bộ đó đƣợc dân tín nhiệm, dân tin tƣởng, đƣợc dân yêu, dân quý.

Giữ gìn cán bộ cịn đƣợc hiểu khơng nên “phung phí” cán bộ, khơng làm hao cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh thƣờng căn dặn: “Đảng ta là một đoàn thể đấu tranh. Trong cuộc tranh đấu thƣờng hao tổn một số cán bộ quý báu. Vì vậy, chúng ta càng phải quý cán bộ, phải bổ sung cán bộ, phải giữ gìn cán bộ cũ và đào tạo cán bộ mới” [97, tr.313]. Để tránh hao tổn cán bộ, chúng ta phải biết dùng cán bộ, sử dụng cán bộ vào đúng mục đích và điều kiện thời gian nhằm phát huy năng lực của họ.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN ĐOÀN PHÚ HƯNG.doc (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w