HĐ2:KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN SỐ

Một phần của tài liệu Giáo án đại số lớp 9 (Trang 46)

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ2:KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN SỐ

- Gv tiếp tục lấy ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn số và chỉ rõ: hệ số của x, hệ số của y và hằng số.

Tổng quát: ... là phương trình dạng ax+by=c trong đó a, b, c là các số đã biết (a≠ 0 hoặc

b≠0).

- Hãy lấy thêm ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn số.

Hỏi: Trong phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc nhất hai ẩn số: a) 4x-0,5y=0 b) 3x2+x=5 c) 0x+8y=8 d) 3x+0y=0 e) 0x+0y=2 f) X+y-z=3

- Xét phương trình x+y=36 ta thấy x=2; y=34 thì giá trị vế trái bằng vế phải, ta nói cặp số (2; 34) là một nghiệm của phương trình. - Hãy chỉ ra một nghiệm khác của phương trình đó.

- Vậy khi nào cặp số (x0; y0) được gọi là một nghiệm của phương trình ?

- Yêu cầu HS đọc khái niệm và cách viết trong SGK.

- Cho HS làm ví dụ 2 ... - Yêu cầu HS làm ?1 - Cho HS làm tiếp ?2

Nhắc lại: Thế nào là phương trình tươngg đương?

Phát biểu quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân khi biến đổi phương trình.

- HS nhắc lại định nghĩa phương trình bậc nhất hai ẩn và đọc ví dụ 1 tr. 5 SGK.

- HS lấy ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn.

HS trả lời:

a, b, c, d là phương trình bậc nhất hai ẩn, còn lại không là phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Có thể chỉ ra (1; 35); (6; 30).

- Nếu tại x=x0; y=y0 mà giá trị hai vế của phương trình bằng nhau thì (x0;y0) được gọi là một nghiệm của phương trình.

- HS đọc khái niệm ... trong SGK.

- Ví dụ 2: Ta thay x=3; y=5 vào hai vế của phương trình. Thấy dấu “=” xảy ra vậy (3; 5) là một nghiệm của phương trình.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS phát biểu lại các quy tắc để vận dụng vào việc biến đổi tương đương các phương trình .

Một phần của tài liệu Giáo án đại số lớp 9 (Trang 46)