Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính tại công ty cổ phần trường sơn (Trang 60 - 62)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt

Ở nội dung phân tích này, luân văn bổ sung 3 nội dung phân tích là: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản; Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ và Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ. Để phân tích các nội dung này, ta sử dụng thông tin

trên Bảng CĐKT năm 2014 so với hai năm trước đó. Giá trị của các chỉ tiêu ở mỗi năm được tính trung bình giữa số đầu năm và số cuối năm của năm đó.

Số liệu sử dụng để tính toán các chỉ tiêu phân tích được lấy từ Bảng CĐKT theo từng năm tương ứng bằng cách tính bình quân số đầu năm và số cuối năm của năm đó theo từng chỉ tiêu: Tổng tài sản (Mã số 270), Nguyên giá TSCĐ (Mã số 222), TSLĐ (Mã số 100); và lấy từ Báo cáo KQHĐKD theo từng năm với chỉ tiêu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10).

Các chỉ tiêu phân tích Hiệu quả sử dụng tài sản, Hiệu suất sử dụng TSCĐ, Hiệu suất sử dụng TSLĐ được tính như bảng sau:

Bảng 3.1: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Doanh thu thuần Tr.đ 147,454 167,256 163,420 2 Tổng tài sản bình quân Tr.đ 135,493 149,148 121,389 3 Nguyên giá TSCĐ bình quân Tr.đ 107,184 109,309 114,687 4 TSLĐ bình quân Tr.đ 71,191 90,621 69,678

5 Hiệu suất sử dụng tài sản

(5) = (1) / (2) lần 1.09 1.12 1.35 6 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (6) = (1) / (3) lần 1.38 1.53 1.42 7 Hiệu suất sử dụng TSLĐ (7) = (1) / (4) lần 2.07 1.85 2.35 8 Số ngày một vòng quay TSLĐ [(4) / (1)] x (360 ngày) ngày 174 195 153

Từ số liệu ở bảng trên, ta tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, TSCĐ và TSLĐ như sau:

a. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản.

So sánh hiệu suất sử dụng tài sản năm 2014 với năm 2013 và năm 2013 với năm 2012: Hiệu suất sử dụng tài sản năm 2014 là 1.35, cao hơn 0.23 so năm 2013; Hiệu suất sử dụng tài sản năm 2013 so với năm 2012 cao hơn 0.03.

Qua đó, giúp Công ty có cái nhìn bao quát về tình hình sử dụng tài sản để có biện pháp sử dụng tài sản hiện có của Công ty được hiệu quả.

b. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ.

So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ từ năm 2012 – 2014: Năm 2012 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 1.38 và năm 2013 tăng lên 1.53, mặc dù đến năm 2014 có giảm so với năm 2013 (chỉ còn 1.42) tuy nhiên mức giảm không đáng kể.

Qua phân tích, Công ty sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng TSCĐ, qua đó đưa ra các phương án sử dụng TSCĐ được hiệu quả hơn.

c. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSLĐ qua 3 năm (2012 – 2014) có sự biến động tăng giảm như sau:

Năm 2012 hiệu suất sử dụng TSLĐ là 2.07, đến năm 2013 giảm còn 1.85 và năm 2014 thì hiệu suất sử dụng TSLĐ cao nhất trong 3 năm đạt 2.35.

Số ngày một vòng quay TSLĐ cũng có sự biến động, cụ thể: Năm 2012, số vòng quay TSLĐ là 174 ngày, năm 2013 số ngày một vòng quay tăng lên 195 ngày. Tuy nhiên đến năm 2014 số ngày một vòng quay TSLĐ giảm xuống thấp nhất với 153 ngày.

Qua phân tích trên, Công ty sẽ thấy được hiệu quả của việc sử dụng TSLĐ, giúp Công ty có phương án SXKD, sử dụng TSLĐ hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính tại công ty cổ phần trường sơn (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)