6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.4.2. Tổ chức Báo cáo nợ phải trả cho người bán theo thời hạn nợ
Trong phân tích tình hình tài chính, báo cáo công nợ phải trả cho người bán cung cấp các thông tin về tổng giá trị các khoản nợ người bán tại thời điểm cuối năm, trong đó phản ánh các khoản nợ nào phải trả trong dài hạn, trong ngắn hạn, khoản nợ nào đến hạn thanh toán hoặc nợ quá hạn, qua đó giúp công ty chuẩn bị nguồn tài chính nhằm đáp ứng khả năng thanh toán trong thời gian quy định. Giá trị các khoản nợ theo thời hạn này được dùng để tính tỷ lệ các khoản nợ phải trả cho người bán trong từng khoảng thời gian so với tổng giá trị nợ phải trả cho người bán.
- Cơ sở lập: Báo cáo công nợ phải trả cho người bán được lập dựa trên cơ sở số liệu từ bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với nhà cung cấp [Phụ lục 13]. Báo cáo công nợ phải trả cho người bán được lập theo bảng sau:
Bảng 3.20: Báo cáo nợ phải phải trả cho người bán theo thời hạn nợ ngày 31/12/2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Giá trị
1 Nợ phải trả thời hạn từ 6 tháng – 1 năm 7,490 2 Nợ phải trả thời hạn 3 tháng - 6 tháng 1,534 3 Nợ phải trả thời hạn < 3 tháng 2,881
4 Nợ phải trả quá hạn 110
- Phương pháp lập: Căn cứ số liệu trên các sổ chi tiết thanh toán với người bán, bảng tổng hợp chi tiết thanh toán cho người bán, để tổng hợp giá trị các khoản phải trả cho người bán theo từng khoảng thời gian nợ phải trả, khoảng thời gian nợ phải trả được tính bắt đầu tại thời điểm lập báo cáo công nợ đến hạn thanh toán ghi trên số chi tiết thanh toán theo từng đối tượng phải trả. Giá
trị các khoản phải trả cho người bán trong cùng khoảng thời gian được tổng hợp lại trên cùng một chỉ tiêu.
Ngoài các Báo cáo KTQT nêu trên, để việc phân tích đánh giá kết quả hoạt động SXKD của Công ty được đầy đủ hơn, ta còn có thể dựa vào Thuyết minh BCTC của Công ty để lập Báo cáo KQHĐKD theo đơn vị, sẽ giúp Công ty có đầy đủ các thông tin chi tiết phục vụ phân tích hiệu quả của từng đơn vị SXKD. Qua đó, giúp đánh giá đơn vị SXKD nào là thế mạnh của Công ty nhằm đưa ra các phương án hoạt động hiệu quả.
Báo cáo KQHĐKD theo đơn vị được lập theo bảng sau:
Bảng 3.21: Bảng Báo cáo KQHĐKD theo đơn vị
Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 XN Sản xuất & chế biến đá XN NTTS Điền Môn XN NTTS Điền Hương XN NTTS Điền Lộc Toàn Công ty
1 Doanh thu thuần 30,247 39,214 40,234 51,136 160,831 2 Giá vốn 18,325 37,958 37,689 49,926 143,898 3 Lợi nhuận gộp 11,922 1,256 2,545 1,210 16,933 4 Chi phí bán hàng 1,860 2,411 2,474 3,145 9,890 5 Chi phí QLDN 1,139 1,477 1,516 1,926 6,059 6 Lợi nhuận trước thuế 8,923 -2,633 -1,445 -3,861 984
* Cách tính các chỉ tiêu ở bảng trên:
- Chỉ tiêu doanh thu thuần và giá vốn của từng đơn vị được lấy từ Mục V - Khoản 1,2 trên Thuyết minh BCTC tương ứng.
- Chỉ tiêu lợi nhuận gộp được tính theo từng đơn vị dựa trên 2 chỉ tiêu trên theo công thức: Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn.
- Chỉ tiêu Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp được lấy từ Mục V – Khoản 5,6 trên Thuyết minh BCTC và phân bổ cho 4 đơn vị hoạt động SXKD theo tỷ lệ doanh thu thuần của các đơn vị.
- Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế được tính theo từng đơn vị căn cứ theo các chỉ tiêu trên theo công thức: Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Từ các thông tin có được trên Báo cáo KQHĐKD theo đơn vị, Công ty có thể phân hiệu quả kinh doanh theo từng đơn vị, qua đó đánh giá được hiệu quả mà mỗi đơn vị mang lại cho Công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Trường Sơn, Chương 3 của luận văn đã đưa ra các giải pháp như: bổ sung nội dung phương pháp phân tích tài chính để thấy rõ thêm nhu cầu về thông tin cần bổ sung cho phân tích, xây dựng hệ thống chỉ tiêu gốc sử dụng trong phân tích tài chính, hoàn thiện các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính và tổ chức bổ sung các báo cáo kế toán quản trị.
Qua các giải pháp sẽ bổ sung thông tin kế toán được đầy đủ hơn, giúp cho việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty có được kết quả đầy đủ và chính xác hơn, làm cơ sở tốt hơn cho các giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty.
KẾT LUẬN CHUNG
Công ty Cổ phần Trường sơn trong những năm qua đang có khó khăn nhất định do tình trạng suy thoái kinh tế chung của khu vực cũng như sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các công ty trong cùng lĩnh vực. Hoạt động SXKD không thuận lợi làm cho tình hình tài chính tại Công ty không được tốt trong những năm gần đây, tình trạng nợ phải thu khách hàng khó đòi ngày càng tăng, tốc độ quay vòng vốn chậm… Tất cả những yếu tố đó đòi hỏi nhà quản lý cần có cái nhìn đúng đắn về thực trạng tình hình tài chính của Công ty. Tổ chức hoàn thiện thông tin kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính tại Công ty là một vấn đề hết sức cần thiết để có được những kết luận chính xác về tình hình tài chính của Công ty. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thông tin kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính trong công ty cổ phần.
Hai là, luận văn đã nghiên cứu phản ảnh thực trạng tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính tại Công ty, chỉ ra những mặt được và chưa được cần phải khắc phục.
Ba là, đề xuất các giải pháp tổ chức hoàn thiện thông tin kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính tại Công ty, như: Hoàn thiện nội dung phương pháp phân tích để thấy rõ hơn nhu cầu thông tin cho phân tích; Hoàn thiện thông tin trên các báo cáo tài chính; Bổ sung các báo cáo kế toán quản trị và bổ sung hệ thống chỉ tiêu gốc sử dụng trong phân tích so sánh.
Luận văn hy vọng những giải pháp trên sẽ giúp mang lại kết quả phân tích tình hình tài chính được đầy đủ, đúng đắn hơn, góp phần phục vụ tốt hơn cho công tác quản trị tại Công ty Cổ phần Trường Sơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn An (2012), Phân tích tình hình tài chính tại Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc Sát Trùng Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Huế.
[2] Phạm Thị Minh Châu (2013), Tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours, Luận văn thạc sỹ Kế toán, Đại học Đà Nẵng.
[3] Bộ Tài Chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 2) – Sổ kế toán và cách lập báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài Chính.
[4] Bộ Tài Chính (2008), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán theo chế độ mới (Chuẩn mực 11, 21,25), Nhà xuất bản Tài Chính.
[5] Bộ Tài Chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC, hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ Tài Chính.
[6] PGS. TS. Võ Văn Nhị (2009), Hướng dẫn lập – đọc & phân tích báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê.
[7] PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (2004), Phân tích tài chính trong các công ty cổ phần ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính.
[8] TS. Nguyễn Công Phương, TS. Ngô Hà Tấn (2010), Bàn về kỹ thuật hợp nhất báo cáo tài chính, Tạp chí kế toán số tháng 06/2010, tr.18-21. [9] TS. Ngô Hà Tấn (Chủ biên) và ThS. Nguyễn Hữu Cường (2010), Giáo
trình Hệ thống thông tin kế toán – Phần 1, Nhà xuất bản Giáo dục. [10] PGS.TS. Trương Bá Thanh, TS. Trần Đình Khôi Nguyên (2006), Phân
tích tài chính doanh nghiệp, Đại học Đà Nẵng (Lưu hành nội bộ). [11] Đặng Thị Quý Thanh (2012), Tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ
kiểm soát chi phí xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng công trình đô thị Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại Học Đà Nẵng.
[12] TS. Trần Văn Tùng, PGS.TS. Phạm Văn Dược (2011), Giáo trình Kế toán quản trị (2011), Nhà xuất bản Tài chính.
Websites:
[12] Website của Công ty Cổ phần Trường Sơn: http://truongsonjsc.com.vn/ [13] Website của Diễn đàn kế toán: http://www.webketoan.vn/