Đánh giá thực trạng thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính tại công ty cổ phần trường sơn (Trang 55 - 60)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Đánh giá thực trạng thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính

tại Công ty Cổ Phần Trường Sơn.

a. Về nội dung phương pháp phân tích.

Nội dung phương pháp phân tích còn sơ lược. Còn thiếu một số nội dung quan trọng như phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Còn về phương pháp phân tích, chỉ sử dụng phương pháp so sánh, chưa sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố

ảnh hưởng để cung cấp thông tin được đầy đủ hơn cũng như tìm hiểu nguyên nhân làm cơ sở cho các giải pháp quản lý.

b. Về thông tin từ Báo cáo tài chính.

1. Đối với Bảng cân đối kế toán.

Nhìn vào Bảng CĐKT của Công ty Cổ phần Trường Sơn ta thấy các khoản mục trên Bảng CĐKT được thể hiện một cách đầy đủ và rõ ràng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phân tích tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thấy các khoản dự phòng thể hiện trên Bảng CĐKT. Ngoại trừ khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, tất cả các khoản dự phòng khác đều không được Công ty tiến hành trích lâp, nhất là đối với các khoản dự phòng liên quan đến các hoạt động đầu tư liên doanh liên kết. Điều này dẫn đến một số chỉ tiêu được xử lý đưa vào phân tích không đảm bảo được chính xác.

2. Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Báo cáo KQHĐKD của Công ty được lập đầy đủ, tuân thủ các quy định trong chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên, trong Báo cáo KQHĐKD của Công ty cả 3 năm 2012, 2013 và 2014 đều không thể hiện các khoản thu từ hoạt động đầu tư liên doanh liên kết.

Ở mục V.3 - “Doanh thu hoạt động tài chính” trên thuyết minh chỉ thể hiện doanh thu tài chính là thu từ lãi tiền gửi ngân hàng. Mặt khác, ở khoản mục doanh thu khác của hoạt động kinh doanh (theo thuyết minh BCTC) thì không được giải thích rõ ràng là doanh thu từ hoạt động nào. Điều này sẽ dẫn đến thiếu chính xác trong việc xác định doanh thu, thu nhập phục vụ phân tích các chỉ tiêu tài chính như đã nêu trên.

3. Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Như đã nêu ở phần khảo sát việc lập BCTC ở trên, Công ty đã tiến hành lập đầy đủ theo đúng quy định của chế độ kế toán. Trên báo cáo thể hiện rõ lưu chuyển của ba dòng tiền, đó là: lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh; lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.

4. Đối với Thuyết minh báo cáo tài chính.

Công ty đã tiến hành thuyết minh đầy đủ cho tất cả các chỉ tiêu được ghi chú thuyết minh trên cả Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD. Tuy nhiên, xét về nội dung chi tiết, một số khoản mục trong Thuyết minh BCTC vẫn chưa được thuyết minh rõ ràng. Do đó, một số thông tin sử dụng để phân tích tình hình tài chính tại Công ty vẫn chưa được cung cấp đầy đủ và chính xác. Cụ thể một số khoản mục như sau:

- Khoản mục Phải thu của khách hàng (Mục IV khoản 2), Khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn khác (Mục IV khoản 4): Mặc dù Công ty đã thuyết chi các đối tượng chi tiết phải thu. Tuy nhiên, thời hạn thanh toán được quy định cho các đối tượng chưa được trình bày trong các mục thuyết minh này.

- Khoản mục Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mục IV khoản 5): Công ty chỉ mới thể hiện việc trích lập dự phòng cho hai khoảng thời gian đó là từ 1-2 năm và trên 3 năm. Theo tìm hiểu, Công ty cho rằng hiện tại nợ quá hạn ở Công ty chỉ có ở hai khoảng thời gian đó, nên chỉ trình bày hai khoảng thời gian trích lập nói trên ở Thuyết minh BCTC. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ tài chính, các khoản dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập theo bốn khoảng thời gian nợ quá hạn. Vì vậy, ngoài hai khoảng thời gian trên, Công ty nên trình bày ở mục này thêm hai khoảng thời gian còn lại là từ 6 tháng - 1 năm và từ 2-3 năm.

- Khoản mục Hàng tồn kho (Mục IV khoản 6): Công ty đã tiến hành gộp chung giá trị Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trên cùng một chỉ tiêu, điều này là không rõ ràng.

- Khoản mục Phải trả cho người bán (Mục IV khoản 15): Tương tự như khoản mục Phải thu của khách hàng, Công ty vẫn chưa thuyết minh cụ thể thời hạn thanh toán cho các đối tượng phải trả.

- Mục thuyết minh cho các khoản mục trình bày trên Báo cáo KQHĐKD của Công ty (Mục V): Ở mục thuyết minh này, khoản 1, 2, 3, 4 tương ứng với các khoản thuyết minh doanh thu, giá vốn từ hoạt động kinh

doanh; doanh thu từ hoạt động tài chính, chi phí tài chính, Công ty đã trình bày không đúng với thực tế phát sinh. Cụ thể các nội dung doanh thu và chi phí phát sinh từ hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh liên kết phải được thuyết minh ở khoản mục doanh thu và chi phí tài chính thì Công ty đã gộp chung vào khoản mục doanh thu, giá vốn SXKD với tên gọi doanh thu và chi phí hoạt động khác. Điều này gây ra sự hiểu lầm cho người xem cũng như thông tin phục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính không chính xác.

Trên đây là một số đánh giá về việc lập và trình bày BCTC tại Công ty, qua đó giúp ta thấy được những sai sót trong việc lập BCTC nhằm đưa ra các phương án chỉnh sửa phù hợp để hoàn thiện thông tin phục vụ phân tích tình hình tài chính của Công ty.

c. Về thông tin từ báo cáo kế toán quản trị.

Công ty cổ phần Trường Sơn chưa chú trọng đến việc lập các Báo cáo KTQT. Công ty chỉ lập một số dự toán theo yêu cầu của nhà quản lý như: Dự toán cân đối thu chi, dự toán doanh thu, các kế hoạch SXKD… Trong khi đó nhiều Báo cáo KTQT phục vụ phân tích đánh giá các hoạt động của Công ty không được lập, chẳng hạn các báo cáo doanh thu, chi phí, các báo cáo công nợ phải thu, phải trả.

Có thể nói, hệ thống Báo cáo KTQT ở Công ty còn nhiều thiếu sót. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến việc phân tích hình hình tài chính của Công ty, nhất là việc dự báo các chỉ số tài chính trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này đã trình bày tổng quan về đặc điểm hoạt động SXKD, cơ cấu tổ chức quản lý, bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Trường Sơn. Đi sâu nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính và thực trạng về thông tin trên các báo cáo kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính của Công ty.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, luận văn đã đánh giá thông tin trên các báo cáo kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính của Công ty, làm rõ các ưu và nhược điểm. Đây là cơ sở để nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Trường Sơn.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN PHỤC VỤ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN

Từ những hạn chế cần khắc phục về thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính tại Công ty được nêu ở cuối chương 2 đặt ra những nội dung cần nghiên cứu để hoàn thiện như sau:

- Bổ sung nội dung phương pháp phân tích tài chính, từ đó đặt ra những nhu cầu mới về thông tin kế toán cần phải được bổ sung, hoàn thiện để được đầy đủ cho phân tích tình hình tài chính của Công ty.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu gốc hợp lý hơn khi sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình tài chính ở Công ty.

- Hoàn thiện thông tin kế toán trên các Báo cáo tài chính để đảm bảo việc tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính ở Công ty được chính xác.

- Tổ chức bổ sung các Báo cáo kế toán quản trị, bảo đảm thông tin được đầy đủ hơn cho phân tích tài chính ở Công ty.

Sau đây luận văn sẽ trình bày nội dung các giải pháp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính tại công ty cổ phần trường sơn (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)