6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.3. Hoàn thiện thông tin trên Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh BCTC của Công ty được lập đúng theo quy định của Bộ tài chính. Tuy nhiên, một số nội dung trên Thuyết minh BCTC của Công ty không được thể hiện rõ ràng và chi tiết. Đây là các thông tin quan trọng dễ gây ra nhầm lẫn cho người xem cũng như người phân tích tài chính của Công ty. Tác giả xin đề xuất bổ sung chi tiết cho một số khoản mục trên Thuyết minh BCTC như sau:
a. Mục IV – Khoản 2: Phải thu của khách hàng:
Ở khoản mục này, Công ty mới thể hiện chi tiết các đối tượng khách hàng phải thu. Nhưng chưa thuyết minh rõ ràng thời hạn phải thu tối đa là bao nhiêu tháng. Đây là thông tin quan trọng cần bổ sung, vì nó liên quan đến việc phân loại thời hạn nợ phục vụ cho các phương án thu nợ của Công ty.
Công ty cần căn cứ vào sổ chi tiết công nợ với người mua và bảng tổng hợp chi tiết công nợ để bổ sung thông tin cho khoản mục thuyết minh này. Cụ thể như sau:
Bảng 3.15: [Mục IV.2] – Phải thu của khách hàng năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Số cuối năm
Số đầu năm
Công ty Cổ phần Cavico KS và Công nghiệp Thi công Dakrinh (a) 2,268 1,238
Công ty Cổ phần Thành Đạt (b) - 391 Công ty TNHH Phúc Thịnh (c) 624 807 Công ty Cổ phần Trường Phú (d) 101 334 Bé Thọ (e) 3,781 4,781 Khách hàng khác 2,821 9,159 Cộng 9,595 16,709
Trong đó, các đối tượng khách hàng có đánh số (a, b, c,…) sẽ được ghi chú thời hạn thanh toán. Ví dụ như sau:
- (a) Công ty Cổ phần Cavico KS và Công nghiệp Thi công Dakrinh: Số nợ phải thu cuối năm là 2,268 triệu đồng. Trong đó: 500 triệu đồng hạn thanh toán tối đa 3 tháng tính từ ngày 31/12/2014, số còn lại hạn thanh toán tối đa 6 tháng tính từ ngày 31/12/2014.
- (c) Công ty TNHH Phúc Thịnh: Số nợ phải thu cuối năm là 624 triệu đồng. Trong đó: 200 triệu đồng hạn thanh toán tối đa 1 tháng tính từ ngày 31/12/2014, số còn lại hạn thanh toán 3 tháng tính từ ngày 31/12/2014.
- Tương tự cho các đối tượng khách hàng còn lại, Công ty cần chi tiết thời hạn thanh toán cho từng khoản nợ cụ thể.
b. Mục IV – Khoản 5: Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi:
Theo quy định, việc lập dự phòng phải thu khó đòi được tiến hành cho từng khoản thời gian quá hạn của các khoản nợ.
Theo đó, mức trích lập dự phòng các khoản nợ quá hạn phải theo nguyên tắc sau:
- Với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm: Mức trích lập dự phòng là 30% tổng giá trị.
- Với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm: Mức trích lập dự phòng là 50% tổng giá trị.
- Với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm: Mức trích lập dự phòng là 70% tổng giá trị.
- Với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên: Mức trích lập dự phòng là 100% tổng giá trị.
Ở mục IV – Khoản 5 trên Thuyết minh BCTC, Công ty chỉ trình bày cho hai khoảng thời gian trích lập dự phòng là từ 1-2 năm và trên 3 năm. Do thực tế tại Công ty chỉ tồn tại hai khoảng nợ với thời gian tương ứng cần trích lập nên Công ty chỉ trình bày hai khoảng thời gian đó. Tuy nhiên, theo quy định, Công ty nên trình bày đầy đủ các khoảng thời gian trích lập dự phòng để tránh gây hiểu nhầm cho người đọc. Qua đó, tác giả xin trình bày bổ sung cho khoản mục thuyết minh này như bảng sau:
Bảng 3.16: [Mục IV.5] – Dự phòng Pthu ngắn hạn khó đòi năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Số cuối năm Số đầu năm
Dự phòng cho các khoản nợ quá hạn từ 6 tháng – 1 năm (*) - -
Dự phòng cho các khoản nợ quá hạn từ 1 năm – 2 năm 18 26
Dự phòng cho các khoản nợ quá hạn từ 2 năm – 3 năm (*) - -
Dự phòng cho các khoản nợ quá hạn trên 3 năm 63 175
Cộng 81 201
Trong đó, các chỉ tiêu có đánh dấu (*) là các chỉ tiêu được bổ sung thêm. Qua đó các thông tin sẽ được đầy đủ hơn, trách gây hiểu nhầm cho người đọc.
c. Mục IV – Khoản 6: Hàng tồn kho:
Để phục vụ phân tích hàng tồn kho theo từng loại, căn cứ vào hệ thống sổ chi tiết liên quan, kế toán cần phải thuyết minh khoản mục Hàng tồn kho chi tiết theo từng loại, cụ thể là: Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí SXKD dở dang và thành phẩm. Tuy nhiên, hiện tại Công ty tiến hành gộp hai nội dung nguyên vật liệu và công cụ dụng trên một chỉ tiêu là Nguyên liệu, vật liệu tồn kho trên Thuyết minh BCTC. Do vậy, Công ty cần phân loại hai khoản mục này rõ ràng trên thuyết minh như sau:
Bảng 3.17: [Mục IV.6] – Hàng tồn kho năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Số cuối năm Số đầu năm
Nguyên vật liệu tồn kho (*) 2,215 3,249
Công cụ dụng cụ tôn kho (*) 4,000 4,000
Chi phí SXKD dở danh 19,619 47,145
Thành phẩm 7,525 11,633
Cộng 33,359 66,028
Trong đó, hai chỉ tiêu có đánh dấu (*) là đã được bổ sung và sửa đổi theo số liệu trên sổ kế toán chi tiết (Ở đây, tác giả chỉ đưa ra số liệu minh họa). Như vậy thông tin sẽ đầy đủ hơn cho việc phân tích tình hình tài chính tại.
d. Mục IV – khoản 15: Phải trả cho người bán:
Ở khoản mục này, Công ty theo dõi chi tiết các khoản phải trả cho từng đối tượng cung cấp, tuy nhiên vẫn chưa theo dõi thời hạn thanh toán cụ thể. Do vậy, khoản mục này cũng cần phải theo dõi thời hạn thanh toán cho từng đối tượng phải trả, qua đó giúp công ty theo dõi được các khoản nợ sắp đến hạn cần thanh toán cũng như các khoản nợ còn thời gian dài nhằm tự chủ tình hình tài chính của Công ty.
e. Mục V: Thuyết minh cho các khoản mục trình bày trên Báo cáo KQHĐKD của Công ty:
Ở phần Thuyết minh báo cáo tài chính mục V, thuyết minh cho các khoản mục trình bày trên Báo cáo KQHĐKD, Công ty cũng đã trình bày mục doanh thu từ hoạt đồng tài chính nhập chung với mục doanh thu thuần. Do vậy, Công ty cần điều chỉnh giá trị các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính cho đúng với thực tế tại Công ty. Cụ thể như sau:
1. Mục V – Khoản 1: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Công ty cần loại trừ mục doanh thu từ hoạt động khác ra khỏi mục
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và điều chuyển xuống mục doanh thu hoạt động tài chính. Vì theo tìm hiểu, khoản mục doanh thu khác này chính là doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty liên doanh, liên kết. Từ các nguồn thông tin đó, tác giả xin chỉnh sửa khoản 1 – mục V này như bảng 3.16 bên dưới.
2. Mục V – Khoản 2: Giá vốn hàng bán:
Tương tự, công ty cần chuyển mục giá vốn hàng bán của hoạt động khác có trong chỉ tiêu Giá vốn hàng bán xuống mục chi phí tài chính với chi tiết là chi phí đầu tư tài chính dài hạn. Theo đó, chỉnh sửa cho khoản 2 – mục V này như bảng 3.16 bên dưới.
3. Mục V – Khoản 3: Doanh thu hoạt động tài chính:
hoạt động khác được tách ra từ khoản 1 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Theo đó, chỉnh sửa khoản 3 – mục V này theo bảng 3.16 bên dưới.
4. Mục V – Khoản 4: Chi phí tài chính:
Tương tự, Công ty cần bổ sung vào mục này giá trị của chỉ tiêu giá
vốn từ hoạt động khác được loại trừ ở khoản 2. Chi tiết xem Bảng 3.16.
Tác giả trình bày lại bảng tổng hợp thuyết minh cho các khoản 1,2,3,4 - mục V trên Thuyết minh BCTC như bảng sau:
Bảng 3.18: [Mục V] – Thuyết minh báo cáo KQHĐKD
ĐVT: Triệu đồng
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm 2014 Năm 2013
Tổng doanh thu 160,840 164,670
Các khoản giảm trừ 9 -
Doanh thu thuần 160,831 164,670
Trong đó:
- Doanh thu khai thác đá 30,247 30,587
- Doanh thu nuôi trồng thuỷ sản 130,584 134,083
2. Giá vốn hàng bán Năm 2014 Năm 2013
Giá vốn khai thác đá 18,326 20,758
Giá vốn nuôi trồng thuỷ sản 125.574 125,250
Cộng: 145,980 146,008
3. Doanh thu hoạt động tài chính Năm 2014 Năm 2013
Doanh thu từ hoạt động đầu liên doanh, liên kết 2,589 2,585
Tiền lãi ngân hàng 170 104
Cộng: 2,759 2,689
4. Chi phí tài chính Năm 2014 Năm 2013
Chi phí hoạt động liên hoanh liên kết 2,081 2,401
Chi phí lãi vay 4,651 5,250
Cộng: 6,732 7,651
Việc bổ sung hoàn chỉnh các thông tin trên các báo cáo tài chính sẽ giúp cho Công ty có được thông tin đúng đắn và đầy đủ hơn cho phân tích tình hình tài chính của Công ty.
3.4. TỔ CHỨC CÁC BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ, ĐẢM BẢO THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ CHO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN.
Báo cáo KTQT là rất cần thiết để đảm bảo số liệu cho việc phân tích một số nội dung về tình hình tài chính ở Công ty.
Tác giả xin đưa ra một số Báo cáo KTQT cần thiết nhằm bổ sung thông tin cho phân tích tình hình tài chính ở Công ty như sau: