6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Tổ chức thông tin thực hiện
Có thể nêu sơ đồ tóm lược yêu cầu thông tin kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính như sau:
Để có bảng cung cấp số liệu phù hợp với yêu cầu phân tích tài chính thì nguồn thông tin được tạo lập chủ yếu là từ các báo cáo kế toán, gồm BCTC và báo cáo KTQT.
a. Báo cáo tài chính.
1. Đối với công ty lập báo cáo tài chính bình thường.
- Công ty lập các BCTC gồm Bảng CĐKT, Báo cáo KQHĐKD, Báo cáo LCTT và Thuyết minh BCTC theo quy định của Bộ Tài chính.
- BCTC phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền của công ty. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các BCTC phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. - Công ty cần nêu rõ trong Thuyết minh BCTC là BCTC được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. BCTC được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nếu BCTC tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính.
Trường hợp công ty sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán, không được coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng như trong Thuyết minh BCTC.
- Công ty phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình bày BCTC phù hợp với quy định của các chuẩn mực kế toán.
Mục tiêu phân tích Nội dung phương pháp phân tích Lựa chọn số liệu Các bảng cung cấp số liệu phù hợp Bảng phân tích tài chính
Trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành thì công ty phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo BCTC cung cấp thông tin đáp ứng các yêu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng.
2. Đối với công ty có các đơn vị phụ thuộc, phải lập báo cáo tài chính tổng hợp.
- Ở các đơn vị phụ thuộc có phân cấp quản lý tài chính và có bộ máy kế toán riêng thì tiến hành lập BCTC bình thường như các đơn vị hoạt động kinh doanh độc lập. BCTC này vừa phục vụ tại đơn vị vừa cung cấp lên cho Công ty cấp trên để Công ty tiến hành tổng hợp và lập BCTC tổng hợp cho toàn Công ty.
- Ở Công ty nếu có hoạt động kinh doanh, có tổ chức bộ máy kế toán thì cũng tiến hành lập BCTC cho Công ty. Sau đó khi tiếp nhận các BCTC từ các đơn vị cấp dưới, Công ty tiến hành lập BCTC tổng hợp toàn công ty bằng cách tổng hợp các chỉ tiêu trong BCTC của công ty (cấp trên) và các đơn vị phụ thuộc, sau khi loại trừ các giao dịch nội bộ, vốn cấp nội bộ, doanh thu nội bộ, công nợ nội bộ.
- Công ty và các đơn vị phụ thuộc lập các BCTC bao gồm: Bảng CĐKT, Báo cáo KQHĐKD, Báo cáo LCTT và Thuyết minh BCTC theo quy định của Bộ Tài chính.
b. Báo cáo kế toán quản trị.
Việc lập báo cáo KTQT là phụ thuộc vào đặc điểm SXKD và nhu cầu thông tin cho quản lý ở từng công ty. Trong phân tích tình hình tài chính, ngoài việc phải dựa vào các BCTC, một số trường hợp còn phải dựa vào các báo cáo KTQT để đảm bảo thông tin được đầy đủ cho phân tích.
Đối với công ty có nhiều đơn vị phụ thuộc hoặc kinh doanh nhiều dịch vụ/mặt hàng thì việc lập báo cáo KQHĐKD theo đơn vị và báo cáo doanh thu theo từng dịch vụ/mặt hàng là rất cần thiết vì giúp nhà quản trị của công ty nắm rõ hiệu quả hoạt động của từng đơn vị hay dịch vụ/mặt hàng, từ đó thấy được
mức độ ảnh hưởng của đơn vị hay dịch vụ/mặt hàng đến tình hình tài chính toàn công ty.
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo đơn vị.
- Mục đích: Cung cấp thông tin về Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của từng đơn vị trong toàn công ty để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của từng đơn vị và có được nguồn số liệu chi tiết trong phân tích tình hình tài chính của toàn công ty, từ đó có thể thấy được đơn vị nào của công ty hoạt động hiệu quả hơn.
- Cơ sở lập: Lấy số liệu từ các sổ kế toán chi tiết Doanh thu và Chi phí của từng đơn vị trong công ty. Có thể lập báo cáo KQHĐKD theo đơn vị như bảng sau:
Bảng 1.5: Báo cáo kết quả kinh doanh theo đơn vị
Đơn vị tính: ……
CHỈ TIÊU TOÀN CÔNG TY ĐƠN VỊ 1 ĐƠN VỊ 2 …
1. Doanh thu thuần
2. Biến phí
3. Số dư đảm phí
4. Định phí bộ phận
5. Số dư bộ phận
6. Định phí chung
7. Lợi nhuận trước thuế
- Phương pháp lập: Báo cáo KQHĐKD theo đơn vị được lập cho những đơn vị được phân cấp xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Những báo cáo này thường được lập theo dạng số dư đảm phí, cụ thể là: Lấy Doanh thu (bao gồm Doanh thu bán ra ngoài đơn vị và Doanh thu nội bộ) trừ (-) chi phí khả biến để xác định số dư đảm phí, sau đó trừ (-) định phí bộ phận để xác định số dư bộ phận, trừ (-) định phí được phân bổ để xác định Lợi nhuận của đơn vị. Bên cạnh việc xác định các chỉ tiêu cho từng đơn vị, trên báo cáo cũng được trình bày số liệu tổng cộng của các đơn vị cho từng chỉ tiêu cụ thể.
2. Báo cáo doanh thu theo dịch vụ/mặt hàng.
- Mục đích: Cung cấp thông tin về Doanh thu theo từng dịch vụ/mặt hàng để đánh giá hoạt động kinh doanh của từng dịch vụ/mặt hàng. Từ đó thấy được Doanh thu của công ty là do doanh thu của dịch vụ/mặt hàng nào đóng góp nhiều hơn, qua đó có thể nhận xét đầy đủ hơn về KQHĐKD của công ty.
- Cơ sở lập: Các sổ chi tiết Doanh thu của từng dịch vụ/mặt hàng. - Phương pháp lập: Căn cứ vào số liệu kế toán chi tiết từ các hoạt động hàng ngày được tập hợp trên các sổ kế toán chi tiết, Doanh thu được tiến hành phân loại theo từng dịch vụ/mặt hàng và tập hợp thành các báo cáo.
Có thể lập báo cáo Doanh thu theo dịch vụ/mặt hàng như sau:
Bảng 1.6: Báo cáo doanh thu theo dịch vụ/mặt hàng
Đơn vị tính: …… Loại dịch vụ, mặt hàng DT dự toán DT thực tế Chênh lệch Nhân tố ảnh hưởng Nhân tố 1 Nhân tố 2 1. Dịch vụ/mặt hàng A 2. Dịch vụ/mặt hàng B 3. Dịch vụ/mặt hàng C … Tổng cộng
3. Báo cáo nợ phải thu khách hàng theo thời hạn nợ.
- Mục đích lập: Việc lập báo cáo công nợ phải thu khách hàng theo thời hạn nợ là cần thiết cho việc quản lý các khoản nợ phải thu của khách hàng được hiệu quả hơn. Trong phân tích tình hình tài chính, báo cáo nợ phải thu khách hàng cung cấp các thông tin về giá trị các khoản nợ trong ngắn hạn, dài hạn, nợ đến hạn, nợ quá hạn hay giá trị các khoản nợ khó đòi. Qua đó, tính ra được tỉ lệ các khoản nợ trong tổng nợ phải thu của công ty. Điều này là rất cần thiết vì giúp công ty đưa ra các phương án thu hồi nợ nhằm hạn chế các khoản tiền bị chiếm dụng, thu hồi nhanh các khoản nợ để phục vụ cho hoạt động SXKD của công ty.
- Cơ sở lập: Báo cáo nợ phải thu khách hàng theo thời hạn nợ được lập dựa trên số liệu từ các sổ kế toán chi tiết thanh toán với người mua, các bảng tổng hợp thanh toán với người mua.
Báo cáo nợ phải thu khách hàng theo thời hạn nợ được lập như sau:
Bảng 1.7: Báo cáo nợ phải thu của khách hàng theo thời hạn nợ
Đơn vị tính: ……
STT Chỉ tiêu Giá trị
I Nợ phải thu của khách hàng trong ngắn hạn
1 Nợ phải thu thời hạn < 3 tháng
2 Nợ phải thu thời hạn từ 3 tháng – 6 tháng 3 Nợ phải thu thời hạn từ 6 tháng – 1 năm 4 Nợ phải thu quá hạn
II Nợ phải thu của khách hàng trong dài hạn
1 Nợ phải thu thời hạn > 3 năm 2 Nợ phải thu thời hạn từ 2 – 3 năm 3 Nợ phải thu thời hạn từ 1 – 2 năm
- Phương pháp lập: Căn cứ số liệu trên các sổ chi tiết thanh toán với người mua, các bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng, tổng hợp giá trị các khoản phải thu của khách hàng theo từng khoảng thời gian nợ phải thu, khoảng thời gian nợ phải thu được tính bắt đầu tại thời điểm lập báo cáo công nợ đến hạn thanh toán ghi trên số chi tiết thanh toán theo từng đối tượng phải thu. Giá trị các khoản phải thu của khách hàng trong cùng khoảng thời gian được tổng hợp lại trên cùng một chỉ tiêu.
4. Báo cáo nợ phải trả cho người bán theo thời hạn nợ.
- Mục đích lập: Việc lập báo cáo công nợ phải trả cho người bán là cần thiết cho việc theo dõi giá trị các khoản nợ cần thanh toán trong từng khoản thời gian tối đa cần phải thanh toán. Trong phân tích tình hình tài chính, báo cáo công nợ phải trả cho người bán cung cấp các thông tin về tổng giá trị các khoản nợ cho người bán tại thời điểm cuối năm, trong đó các khoản nợ nào phải
trả trong dài hạn, trong ngắn hạn, khoản nợ nào đến hạn thanh toán hoặc nợ quá hạn, qua đó giúp công ty chuẩn bị nguồn tài chính nhằm đáp ứng khả năng thanh toán trong thời gian quy định. Giá trị các khoản nợ theo thời hạn này được dùng để tính tỷ lệ các khoản nợ phải trả cho người bán trong từng khoảng thời gian so với tổng giá trị nợ phải trả cho người bán. Qua đó giúp công ty chủ động nguồn tài chính trong hoạt động SXKD.
- Cơ sở lập: Báo cáo nợ phải trả cho người bán theo thời hạn được lập dựa trên cơ sở số liệu từ các bảng chi tiết thanh toán với người bán, bảng tổng hợp chi tiết thanh toán.
- Phương pháp lập: Căn cứ số liệu trên các sổ chi tiết thanh toán với người bán, bảng tổng hợp chi tiết thanh toán cho người bán, để tổng hợp giá trị các khoản phải trả cho người bán theo từng khoảng thời gian nợ phải trả, khoảng thời gian nợ phải trả được tính bắt đầu tại thời điểm lập báo cáo công nợ đến hạn thanh toán ghi trên sổ chi tiết thanh toán theo từng đối tượng phải trả. Giá trị các khoản phải trả cho người bán trong cùng khoảng thời gian được tổng hợp lại trên cùng một chỉ tiêu.
Báo cáo nợ phải trả cho người bán theo thời hạn nợ được lập như sau:
Bảng 1.8: Báo cáo nợ phải phải trả cho người bán theo thời hạn nợ
Đơn vị tính: ……
STT Chỉ tiêu Giá trị
I Nợ phải trả cho người bán trong ngắn hạn
1 Nợ phải trả quá hạn
2 Nợ phải trả thời hạn < 3 tháng
3 Nợ phải trả thời hạn từ 3 tháng – 6 tháng 4 Nợ phải trả thời hạn từ 6 tháng – 1 năm
II Nợ phải trả cho người bán trong dài hạn
1 Nợ phải trả thời hạn 1 – 2 năm 2 Nợ phải trả thời hạn 2 – 3 năm 3 Nợ phải trả thời hạn > 3 năm
5. Báo cáo nợ vay phải trả theo thời hạn:
- Mục đích lập: Việc lập báo cáo nợ vay phải trả theo thời hạn là cần thiết cho việc theo dõi các khoản nợ vay ngân hàng trong từng khoảng thời gian thanh toán. Trong phân tích tình hình tài chính, thông tin trên báo cáo nợ vay phải trả cung cấp các thông tin về giá trị các khoản nợ phải trả trong từng khoảng thời gian ngắn hạn và dài hạn. Giá trị các chỉ tiêu đó dùng để tính tỷ lệ các khoản nợ vay ngắn hạn, dài hạn, tỷ lệ các khoản nợ vay đến hạn. Qua đó giúp công ty quản lý các khoản nợ vay được tốt hơn.
- Cơ sở lập: Báo cáo nợ vay phải trả theo thời hạn được lập dựa vào số liệu trên các sổ chi tiết theo dõi nợ vay ngân hàng.
- Phương pháp lập: Căn cứ số liệu trên các sổ chi tiết về các khoản nợ vay ngân hàng, để tổng hợp giá trị các khoản nợ vay theo từng khoảng thời gian nợ. Khoảng thời gian nợ được tính bắt đầu tại thời điểm lập báo cáo công nợ đến hạn thanh toán ghi trên số chi tiết. Giá trị các khoản nợ vay trong cùng khoảng thời gian được tổng hợp lại trên cùng một chỉ tiêu. Qua đó giúp công ty có cái nhìn bao quát hơn về tình hình nợ và thanh toán nợ vay, nhằm đưa ra các phương án sử dụng nguồn lực tài chính để thanh toán nợ hợp lý.
Báo cáo nợ vay phải trả theo thời hạn được lập như sau:
Bảng 1.9: Báo cáo nợ vay phải trả theo thời hạn
Đơn vị tính: ……
STT Chỉ tiêu Giá trị
I Nợ vay ngắn hạn
1 Nợ vay thời hạn < 6 tháng
2 Nợ vay thời hạn 6 tháng – 1 năm
II Nợ vay dài hạn
1 Nợ vay thời hạn 1 năm – 2 năm 2 Nợ vay thời hạn 2 năm – 5 năm 3 Nợ vay thời hạn > 5 năm 4 Nợ vay dài hạn đến hạn trả