Ngành nghề, công việc và làm trái ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn làm trái ngành nghề của sinh viên (Trang 27 - 29)

Về ngành nghề và công việc

Theo từ điển Tiếng Việt của Viên ngôn ngữ học Việt Nam:

Ngành (ngành nghề) là lĩnh vực hoạt động về chuyên môn như khoa học, văn hóa Nghề (nghề nghiệp) là công việc mang tính chuyên môn hóa làm theo sự phân công của xã hội

Ngành nghề là tổng hợp của chuỗi các công việc liên quan, thường được gắn bó trong một khoảng thời gian dài, nhằm hướng tới sự thăng tiến và phát triển trong tương lai.

Công việc (nghề nghiệp) là hoạt động được thực hiện thường xuyên để đổi lấy việc thanh toán bằng tiền công hay kiếm tiền.

Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật.

Phân biệt ngành/ ngành nghề và nghề/ nghề nghiệp/ công việc

Chỉ tiêu Career(Ngành/ Ngành nghề) Job (Nghề/ Nghề nghiệp/ Công việc)

Mục đích Vị trí công việc hướng tới mục đích trau dồi và tích lũy kĩ năng, kinh nghiệm

Công việc với mục đích được trả lương

Yêu cầu Kiến thức chuyên môn và trình

học vấn có liên quan Kiến thức đào tạo và kĩ năng cơbản Chấp nhận

rủi ro

Khuyến khích cá nhân người lao động chấp nhận thay đổi dù phải đối mặt với rủi ro (thường xuất phát từ cá nhân và được dự đoán trước) cao hơn.

Người lao động thường ít có xu hướng thay đổi hay chấp nhận nhận rủi ro (được đề cập tới là tác nhân bên ngoài)

Thời gian Dài hạn Ngắn hạn

Thu nhập Thường được trả dưới hình thức lương hàng tháng

Đa dạng do nhu cầu, thường được tính theo thời gian hay khối lượng công việc (tiền công)

Đánh giá và lựa chọn

Được cân nhắc kĩ lưỡng, lên kế hoạch và đánh giá các lựa chọn một cách chi tiết

Thường không được lên kế hoạch, quyết định được đưa ra nhanh chóng

Về ngành học, ngành đào tạo

Theo Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ngành đào tạo là tập hợp những kiến thức, kỹ năng chuyên môn liên quan đến một lĩnh vực khoa học hay một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nhất định. Bên cạnh khối kiến thức cơ bản và kiến thức cơ sở (của khối ngành, nhóm ngành), khối kiến thức ngành (gồm kiến thức chung và kiến thức chuyên sâu của ngành) trong mỗi chương trình đào tạo trình độ ĐH

phải có khối lượng tối thiểu 30 tín chỉ không trùng với kiến thức ngành của các ngành gần trong khối ngành, nhóm ngành.

Về làm việc trái ngành

Theo nghiên cứu về thay đổi ngành nghề (Career Transition and Change) thực hiện bởi H.Ibarra năm 2004, tác giả đưa ra định nghĩa về thay đổi ngành là tập hợp những thay đổi đáng kể về ngành nghề hiện tại, trong đó bao gồm cả các thay đổi về nơi làm việc, hay chuyên môn, bằng cấp của bản thân người lao động. Theo từ điển Cambridge, thay đổi nghề nghiệp là việc chuyển sang công việc yêu cầu loại hình chuyên môn, chuyên ngành khác so với vị trí hiện tại.

Từ các tiêu chí về thay đổi ngành trong định nghĩa đã đề cập ở trên, ta có thể nhận thấy, việc thay đổi sang ngành nghề khác so với chuyên ngành được đào tạo là một trong những hình thức biểu hiện của việc thay đổi ngành nghề. Từ đó, nhóm tác giả cho rằng làm việc trái chuyên ngành hay làm trái ngành là việc chọn lựa ngành nghề mới ít khoặc không liên quan tới kiến thức chuyên môn và mục tiêu đào tạo mà nhà trường đã đề ra cho từng ngành học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn làm trái ngành nghề của sinh viên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)