3.2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính
Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu định tính để khám phá các nhân tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng tới ý định làm trái ngành của nhóm đối tượng cần khảo sát từ đó kiểm tra, sàng lọc các biến độc lập trong mô hình lý thuyết đề xuất của nhóm tác giả và xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến đo lường. Đồng thời, mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm kiểm tra sự hợp lý của thang đo, hoàn thiên từ ngữ trong bảng khảo sát. Điều này sẽ tạo cơ sở giúp nhóm tác giả tiếp tục tiến hành nghiên cứu định lương để kiểm đinh và xây dựng được mô hình hành vi hợp lý, chính xác nhất về hiện tượng.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Trên cơ sở tính chất và mục tiêu của đề tài cũng như sư giới hạn về nguồn lực và thời gian, chúng tôi thực hiện nghiên cứu định tính bằng hinh thức phỏng vấn sâu cá nhân. Đối tượng được phỏng vấn là những sinh viên năm ba, năm tư và sinh viên đã tốt nghiệp không quá hai năm, cả nam và nữ thuộc trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Phỏng vấn sâu cá nhân trực tiếp.
Với nghiên cứu này, mẫu được chọn theo phương pháp phi ngẫu nhiên tiện lợi. Kĩ thuật được sử dụng trong phương pháp này là quan sát và thảo luận tay đôi. Dữ liệu trong cuộc phỏng vấn được ghi chép trên giấy, đồng thời nội dung của cuộc phỏng vấn cũng được ghi âm lại nhằm xem xét, đánh giá, từ đó đảm bảo những phát hiện quan trọng không bị bỏ sót.
Nhóm thực hiện phỏng vấn theo hướng tiếp cận về chiều rộng và chiều sâu trong nhận thức của nhóm đối tượng nêu trên. Việc phỏng vấn sẽ kết thúc khi không thu thập được thêm những phát hiện mới.
3.2.3.1. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng
Thu thập và tổng hợp các dữ liệu liên quan đến giả thuyết đã được đặt ra bằng hình thức bảng khảo sát. Các dữ liệu này sẽ được phân tích để tìm ra mối liên hệ giữa các biến thuộc mô hình nghiên cứu. Từ đó, xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đã được đề cập tới phía trên đến ý định làm trái nghành của sinh viên năm 3, năm 4 và sau tốt nghiệp không quá 2 năm thuộc trường ĐH Kinh tế Quốc dân, hoàn thiên mô hình nghiên cứ và đề xuất giải pháp.
3.2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nhóm tiến hành thu thập phản hồi của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân năm 3,4 và tốt nghiệp không qua hai năm bằng phương pháp phi ngẫu nhiên tiện lợi.
3.2.4. Tổng hợp và viết báo cáo
Nhóm tác giả tổng hợp thông tin thô ban đầu chủ yếu bằng hai công cụ là Googles Docs và Microsoft Excel 2013. Tiếp đó, nhóm tiến hành đánh giá và lựa chọn những mẫu phù hợp với nghiên cứu rồi sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu đã tổng hợp.
3.3. Mẫu nghiên cứu
3.3.1. Xác định quy mô mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu định lượng, quy mô mẫu nghiên cứu được xác định trên cơ sở các yếu tố sau: nguồn lực, sai số cho phép, số lượng mẫu. Số mẫu càng lớn thì sai số càng nhỏ nhưng đòi hòi nguồn lực phải sử dụng càng nhiều và ngược lại.
Về phương pháp chọn mẫu và số lượng mẫu nghiên cứu
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên . Với mục đích nghiên cứu là nghiên cứu giải quyết vấn đề, như ở đây là đề xuất giải pháp cho vấn đề sinh viên làm trái ngành của trường ĐH kinh tế Quốc dân Hà nội dựa trên các yếu tố ảnh hưởng thì mẫu tối thiểu mà nhóm phải chọn là 200. Nhóm sau khi đã suy nghĩ và bàn bạc một cách kĩ lưỡng fđã chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 220.
Đẻ đảm bảo tính đại diện cho mẫu, nhóm tác giả thu thập thông tin dựa theo tỉ lệ sinh viên chính quy các khoá 54, 55,56,57 của trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Tuy nhiên để tránh cho trường hợp xấu khi các bảng hỏi không đạt chuẩn, nhóm quyết định phát ra từ 250 đến 260 bảng khảo sát.
3.3.2. Cách thức tiếp cận để thu thập thông tinĐối với dữ liệu thứ cấp Đối với dữ liệu thứ cấp
- Nghiên cứu tại bàn (Desk research): Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo lao động theo quý, báo cáo cập nhật tình hình thị trường, trang thông tin điện tử trực tuyến chính thức, trang chủ chính thức của trường ĐH, các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó, giáo trình và tạp chí chuyên ngành.
Đối với dữ liệu sơ cấp
- Nghiên cứu định tính (Qualitative research): Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại.
- Nghiên cứu định lượng (Quantitative research): Thu thập dữ liệu thông qua phiếu khảo sát cá nhân ở dạng bản mềm và bản cứng.
3.3.3. Mô tả mẫu nghiên cứu
STT Tiêu chí đánh giá Mẫu nghiên cứu (người)Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Giới tính Nam 77 66%
Nữ 47 34%
2 Tình trạng học vấn
Sinh viên năm ba, năm tư 147 65.6%
Sinh viên đã tốt nghiệp (không
quá 2 năm) và có việc làm 64 28.6%
Sinh viên đã tốt nghiệp (không
quá 2 năm) và có việc làm 13 5.8%
Cơ cấu mẫu theo giới tính
Với tổng số là 224 mẫu, nhóm nghiên cứu thu được 77 nam và 47 nữ, tương ứng tỷ lệ phần trăm là 66% và 34%. Lý do dẫn tới sự chênh lêch về giới như vậy là do sự hạn chế của phương pháp chọn mẫu tiện lợi.
Cơ cấu mẫu theo tình trạng học vấn
Qua nghiên cứu định tính, nhóm tác giả nhận thấy có sự khác biệt trong ý định lựa chọn làm trái ngành và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới các nhóm vơi stinfh trạng học vấn khác nhau. Nhóm tác giả nghiên cứu các mẫu thuộc 3 nhóm sau: (1) Nhóm sinh viên năm ba, năm tư; (2) Sinh viên đã tốt nghiệp (không quá 2 năm) và đã có việc làm; (3) Sinh viên đã tốt nghiệp (không quá 2 năm) và có việc làm. Nhóm đầu tiên chiếm tỷ lệ lớn nhất với 65.5% và nhóm thứ 3 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 5.8%
3.4. Xử lý và phân tích số liệu
3.4.1. Phân tích thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được nhóm sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của của yếu tố ảnh hưởng thuộc biến độc lập như: mức thấp nhất (minimum), trung bình (mean), độ lệch chuẩn, mức cao nhất (maximum).
3.4.2. Kiểm định hệ số tin cậy của thang đo ( Cronbach alpha)
Hệ số Cronbach alpha kiểm tra mức độ tương quan giữa các biến quát sát trong cùng một nhân tố giúp xác định được các biến góp phần vào quá trình đo lường khái niệm nhân tố và loại bỏ các biến không phù hợp. Các mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha đề đo lường mức độ độ chính xác của thang đo: từ 0,8 đến gần bằng 1 là thang đo lường rất tốt; từ 0.7 đến 0.8 là thang đo có thể sử dụng được; từ 0.6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp nghiên cứu khái niệm mới; nhỏ hơn 0,3 là biến không có ý nghĩa đáng kể và cần phải loại bỏ ra khỏi mô hình nghiên cứu
Điều kiện tối thiểu để sử dụng kiểm định mức độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha là mỗi biến quan sát đều phải có ít nhất 2 biến.
Nhóm thực hiện kiểm định tính đáng tin của thang đo qua hệ số Cronbach alpha nhằm xác nhận tính thống nhất của các thang đo trong bảng hỏi, tức là các thang đo có phù hợp với mô hình hay không. Nhóm sử dụng
phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để thực hiện kiểm tra hệ số Cronbach alpha. Cả 5 yếu tố trong mô hình của nhóm đều đáp ứng đủ các điều kiện của hệ số Cronbach alpha.
Nhóm đã sử dụng kiểm định tính đáng tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha nhằm xem xét tính thống nhất của thang đo trong bảng hỏi, nghĩa là xem các thang đo có phù hợp với mô hình nghiên cứu hay không. Nhóm sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20 để thực hiện kiểm tra hệ số Cronbach alpha.
Bảng 10. Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha của từng biến
Nhóm yếu tố Số lượng nhận định Hệ số Cronbach Alpha Ảnh hưởng bởi nhóm
tham khảo 5 0.726
Ảnh hưởng bởi truyền
thông 5 0.821
Ảnh hưởng của gia đình 8 0.872
Ảnh hưởng của trường
THPT và trường ĐH 3 0.744
Ảnh hưởng của sự lựa
chọn mới 4 0.715
Ảnh hưởng của cá nhân 10 0.783
Nguồn: Nhóm tác giả (2018) 3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha và loại bỏ được những biến không có ý nghĩa trong mô hình là phân tích nhân tố khám phá EFA ( Exploratory Factor Analysis). Phân tích nhân tố khám phá EFA giúp xác định những tập hợp biến thích hợp cho nghiên cứu và EFA còn được sử dụng nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các biến với nhau.
3.4.4. Phân tích hồi quy
Sau bước phân tích nhân tố EFA và chọn lọc ra những tập hợp biến có ý nghĩa cho nghiên cứu, nhóm tiếp tục phân tích hồi quy nhằm xác định được nhân tố nào đóng góp nhiều hay ít vào sự thay đổi của biến phụ thuộc và từ đó nêu ra các giải pháp cần thiết và kinh tế nhất.
Y = βo + β X + β1 1 2X2 + ... + β X + en n i Trong đó:
Xj: giá trị của biến độc lập j: từ 1 đến n
e: biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn và phương sai không đổi σ2 β : hệ số hồi quy riêng phầnj
Các trị số cần quan tâm trong phân tích hồi quy gồm: R bình phương ( Adjusted R Square), phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Thứ
hai là trị số kiểm định F đánh giá mức độ thích hợp của mô hình , được tính từ R bình phương sao cho đảm bảo điều kiện Sig < 0.05. Thứ ba là kiểm định t dung đẻ đánh giá riêng từng hệ số hồi quy sao cho Sig <0.05. Cuối cùng là hệ số VIF dung để kiểm tra trường hợp đa cộng tuyến. Nếu VIF ra hệ số qua lớn thì rất dễ xảy ra trường hợp đa cộng tuyến.
Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích Nhan tố khám phá EFA, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy đa biến. Nhóm thực hiện phân tích từng yếu tố một và sau đó tiến hành phân tích cho cả 5 yếu tố để khái quát và xây dựng được mô hình hồi quy chung cho toàn bài nghiên cứu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính
Theo đặc thù của đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả đặt ra một số câu hỏi phù hợp với bối cảnh nhằm thu thập những thông tin liên quan. Các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế để chắc chắn một lần nữa rằng người được mời tham dự phỏng vấn là người có những thông tin cần thiết và kinh nghiệm liên quan để kết nối được với những thông tin cần thu thập nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Các câu hỏi cụ thể được thể hiện trong Phụ lục 2.
Với những câu hỏi nghiên cứu đó, nhóm tác giả thu được một số câu trả lời điển hình dưới đây.
“ Năm 2 ĐH mình có làm thu ngân ở Dingtea. Công việc làm thêm của mình chẳng liên quan gì tới chuyên ngành ở ĐH cả. Mà thực ra thì có liên quan một chút vì mình học kiểm toán.” - Bạn Đinh Hải Hà, 21 tuổi, chuyên ngành Kiểm toán ĐH. Kinh tế quốc dân.
“ Từ năm nhất thì mình có làm thêm ở rạp chiếu phim, làm trợ giảng và lễ tân trung tâm tiếng Anh, bán đồ online. Đến năm thứ 3 mình đi làm gia sư. Từ lúc đi làm công việc này, mình xác định được rõ lĩnh vực mà mình muốn và chắc chắn sẽ làm trái ngành theo giáo dục. Mình sau này ra trường muốn đi dạy thêm tiếng Anh. Mình nghĩ là việc học Marketing và đi làm thêm ở rạp chiêu phim giúp mình có những kinh nghiệm về dịch vụ và chăm sóc khách hàng, vì thế mà những gì mình được học ở ĐH vẫn có thể ứng dụng được một chút chứ không hẳn là bỏ hết đi.” - ChịNguyễn Thu Hương, 22, chuyên ngành Quản trị Marketing ĐH. Kinh tế quốc dân.
Có thể thấy rằng hiện nay nhiều sinh viên đi làm thêm các công việc Part – time. Các công việc này thường có liên quan ít nhiều tới ngành các bạn học ở ĐH. Ngoài ra, một bộ phận sinh viên khác xác định rõ ngành mình làm trái ngành lựa chọn đi làm ngành đó từ khi còn đang đi học với các mục đích như: có kinh nghiệm, kiếm tiền, có trải nghiệm với nghề,...
“Ngày trước chị học kinh tế quốc tế bây giờ đang làm việc tại ngân hàng . Chị thấy trước khi ra trường chị muốn rè luyện kinh nghiệm bản thân mình ấy. Bản thân chị là người tự lập từ bé nên từ việc chọn trường , chọn chuyên ngành đại học ngày xưa đến cả khi ra trường xin việc làm đều là do bản thân chị quyết định hết.Chị thử sức và đỗ vào. Thế nên nhiều khi là do nghề chọn mình chứ không phải là mình chọn nghề ấy."– chị Nguyễn Quỳnh Trang, 24 tuổi, nhân viên ngân hàng
“Sau khi tốt nghiệp chị làm sale ở APAX, rồi bây giờ làm về chăm sóc khách hàng cho Jaxtina, cả hai đều là công việc chị thích. Chị được là nghề liên quan tới tiếng Anh và làm trong mảng dịch vụ. Dù những kiến thức đã học không thể áp dụng một cách trực tiếp nhưng ngày trong đại học chị đi dẫn tour nhiều nên có kinh nghiệm làm việc với khách hàng nhiều.”- Chị Dương Thi Thảo, 24 tuổi, cựu sinh viên chuyên ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành ĐH Kinh tế Quốc dân.
Nhóm đối tượng đã tốt nghiệp và hiện đang đi làm công việc chính thức nhưng trái với chuyên ngành đã học vì họ muốn trải nghiệm nhiều hơn,
tìm được con đường mà họ muốn gắn bó lâu dài hơn. Đa phần, họ vẫn có thể áp dụng được phần nào kĩ năng, kiến thức vào thực tế công việc mới.
“ Mình chỉ biết là mình sẽ chắc chắc không làm kiểm toán thôi còn lĩnh vực mới mình chưa xác định được. Mặc dù mình chưa lựa chọn được ngành mới nhưng mình sẽ lựa chọn ngành có sự liên quan tới kiểm toán. Khi đi học 3 năm ở ĐH rồi mình thấy là mình không hợp và không thích chuyên ngành hiện tại và phải bỏ luôn thời gian và chi phí ở ĐH để trái ngành. Lúc còn nộp hồ sơ mình hoàn toàn không hiểu chút gì với không hề thích ngành này.” - Bạn Đinh Hải Hà, 21 tuổi, chuyên ngành Kiểm toán ĐH. Kinh tế quốc dân.
“ À, ngày xưa thì kiểu mình chỉ mong là được đỗ Kinh tế quốc dân là may lắm rồi chứ cũng chả biết gì về Marketing. Mình thích học sư phạm nhưng mình không đủ điểm. 2 năm đầu mình cũng chỉ học mấy môn học chung chứ chưa học chuyên ngành nên mặc dù mình là sinh viên năm 2 Marketing mà mình cũng chưa rõ ngành ấy như nào. Mình vẫn nghĩ đấy là làm quảng cáo cho đến năm 3, khi mình được học chi tiết và cụ thể môn học này. Nói chung thì mình vẫn mong muốn là ngày đấy mình tìm hiểu kĩ hơn về các ngành ở ĐH. Hồi đấy cứ nghĩ đỗ đã, cứ biết thế, học gì cũng được vì lúc nộp hồ sơ tình hình rất hỗn loạn với đông đúc vì năm mình thi là lần đổi quy chế thi mới, chỉ mong là đỗ ĐH thôi chứ nói về hiểu biết thì bằng không.”- ChịNguyễn Thu Hương, 22, chuyên ngành Quản trị Marketing ĐH. Kinh tế quốc dân.
“Hồi chị đăng ký nguyện vọng đại học vào trường mình có chọn hai khoa là Tiếng Anh với Du lịch vì thích nhưng năm đấy không hiểu sao điểm khoa tiếng Anh cao quá nên chị bị trượt nên học du lịch. Hai ngành đấy chị đều thích và tự chị đăng ký thôi.” – Chị Dương Thị Thảo, 24 tuổi, chuyên ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành ĐH Kinh tế Quốc dân