Một số kết luận cơ bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn làm trái ngành nghề của sinh viên (Trang 76)

5.3. Kiến nghị và đề xuất

5.1.1. Cá nhân và gia đình

Trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indication) là trắc nghiệm tính cách được sử dụng rộng rãi nhất tại các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay trên phạm vi toàn thế giới. Bài trắc nghiệm nhằm mục đích kiểm tra, tìm hiểu tâm lí, tính cách của một cá nhân dựa trên cơ sở đáp án người đó chọn với vấn đề được đặt ra. Bài trắc nghiệm dựa trên 4 tiêu chí là cách tiếp cận và nhận thức, quyết định và lựa chọn, xu hướng tự nhiên và cách thức hành động. Từ 4 tiêu chí trên, bài test sẽ hình thành nên 16 nhóm tính cách, từ đó khái quát phần nào được tính cách của một cá nhân.

Khả năng và điểm mạnh, điểm yếu của mỗi con người là khác nhau. Yếu tố khác biệt này sẽ tạo nên điểm nhấn, dấu ấn riêng, nổi bật cho mỗi cá nhân. Chính vì lẽ đó, học sinh, sinh viên, đặc biệt là các em học sinh cuối cấp, đang trong giai đoạn tìm và chọn ngành học nên thực hiện bài trắc nghiệm này. Kết quả của bài trắc nghiệm MBTI sẽ trở thành một nguồn tham khảo chất lượng, đáng tin cậy, giúp các em học sinh có thể hiểu khả năng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội của bản thân. Để từ đó, chọn ngành học và hướng đi cho phù hợp, hạn chế tối đa việc làm trái ngành trong tương lai.

Gia đình, đặc biệt là ở độ tuổi những năm THPT, luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc. Những bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi này cần sát sao hơn nữa để có thể hiểu được những suy nghĩ, tâm tư của con. Những lời khuyên, định hướng sẽ tạo nên nền tảng vững chắc và hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, quý vị phụ huynh nên hướng con em mình chọn ngành học sao cho phù hợp với khả năng, đam mê và sở thích, tránh chọn ngành học vì đây là ngành nghề “hot”, danh tiếng của trường hay mối quan hệ cá nhân. Vì chỉ khi học ngành mà mình đam mê, mỗi người mới có thể phát huy hết được khả năng, phát triển một cách độc lập, tiến tới thành công trong tương lai.

5.1.2. Nhà trườngTrường THPT Trường THPT

Bên cạnh gia đình, nhà trường cũng tạo nên ảnh hưởng không hề nhỏ nên suy nghĩ và tư duy của mỗi học sinh. Hiện nay, các trường phổ thông đã kết hợp với Đoàn thanh niên để tổ chức những buổi định hướng chọn nghề, chọn trường, tuy nhiên, những buổi này mang nội dung chính là hướng dẫn các em học sinh các thủ tục cần triển khai, giấy tờ cần xác nhận hay cách khai bản nguyện vọng thay vì cung cấp thông tin về ngành nghề và môi trường làm việc thực tế. Trong tương lai, bản thân các trường THPT nên triển khai công tác định hướng nghề nghiệp cho các em từ những năm đầu cấp.

Vào tháng 6/2014, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã phối hợp cùng tổ chức Plan International thành lập mô hình đưa phòng tư vấn tâm lý vào thí điểm tại 20 trường THCS và THPT trên địa bàn. Trong số đó có thể kể đến một số trường như THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) đã thực hiện rất thành công trong việc đưa phòng Tham vấn tâm lý vào môi trường giảng dạy trong phạm vi nhà trường. Ở lứa tuổi vị thành niên khicác em học sinh đang có tâm lý muốn thể hiện cái tôi cá nhân, suy nghĩ còn chưa chính chắn, sự trợ giúp từ những chuyên gia tâm lý sẽ cùng lúc phối hợp với gia dình và nhà trường để đưa cho các em định hướng đúng đắn nhất.

Phòng Tham vấn tâm lý được lập ra nhằm đạt được 4 mục đích sau: (1) Định hướng và tổ chức các hoạt động bổ ích rèn luyện kĩ năng sống; (2) Xóa bỏ định kiến nhà tâm lý – học sinh và khiến các em chủ động tìm đến tư vấn khi có nhu cầu; (3) Tìm hiểu tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, quan niệm sống; (4) Tìm hiểu, phát hiện sớm và đưa ra phương thức can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, nhóm tác giả đề xuất trong tương lai phòng tư vấn tâm lý tại các trường cấp 3 sẽ có thêm mục đích định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh. Vì tại đây, cán bộ phòng đã có những hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ về tâm lý các em, kết hợp với sự trợ giúp đắc lực từ phía giáo viên chủ nhiệm về khả năng học tập, phòng ban sẽ đưa ra được những lời khuyên đáng tin cậy về nghề nghiệp, ngành nghề cho các em trong tương lai.

Về quy trình thực hiện, những buổi họp giao ban hàng tuần sẽ có sự tham gia của ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ phòng tư vấn. Bộ phận phòng tư vấn sẽ theo sát, bao quát được tình hình học sinh các lớp từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết kịp thời, chính xác.Các em học sinh gặp vấn đề về tâm lý sẽ được chia sẻ khó khăn, khúc mắc của mình nhằm đưa ra cách tháo gỡ một cách gần gũi, thân thiện và bí mật. Phòng tâm lý cũng sẽ tiến hành gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu sâu hơn những vấn đề của gia đình, đồng thời cũng giúp phụ huynh hiểu hơn về con em của mình.

Nhà trường nên điều hành một fanpage chuyên về hướng nghiệp cho các em học sinh. Tại đây, các em có thể tìm kiếm thông tin về các trường đại học, các ngành đào tạo để lựa chọn theo khả năng và sở thích của bản thân. Đồng thời, đây cũng là góc chia sẻ, các em học sinh có thể đặt ra những câu hỏi mà mình còn thắc mắc, nhận sự tư vấn từ bạn bè, thầy cô, hay các anh chị cựu học sinh đi trước. Đây sẽ trỏ thành một diễn đàn mở cho các em học sinh tại trường có thể đưa ra những suy nghĩ, nguyện vọng của mình một cách chủ động và cởi mở hơn, và ban Giám hiệu nhà trường qua đây cũng sẽ đưa ra được định hướng phù hợp nhất với nhu cầu của phần đông học sinh.

Các buổi định hướng và tư vấn nghề nghiệp cũng sẽ được tổ chức song, hìn thức và phương thức thực hiện sẽ hoàn toàn mới. Tới đây, các em sẽ được gặp những chuyên gia tư vấn hàng đầu về nghề nghiệp, được trang bị những kiến thức bao quát nhất về thị trường việc làm sau khi ra trường để có thể tự xác định hướng đi cho mình, tránh tối đa việc chọn trường theo xu hướng. Ở đây cũng sẽ có những bài chia sẻ của các anh chị đi trước, nói về thực tế diễn ra và nhiệm vụ phải làm trong thực tế, đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong việc xác định ngành nghề trong tương lai.

Về đội ngũ giáo viên nhà trường, bên cạnh việc trang bị kĩ năng về giảng dạy, kiến thức, thầy cô nên được tham gia những buổi và khóa học ngắn về tâm lý tuổi vị thành niên. Từ đó, thầy cô sẽ có thể tạo được môi trường sư phạm gần gũi, thân thiện và cởi mở. Định kiến và rào cản giữa thầy cô- học sinh sẽ phần nào được xóa bỏ, tạo điều kiện cho các em học sinh thể hiện suy nghĩ và cá tính riêng của mình.

Trường ĐH

Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với các trường Đại học trên khắp cả nước để tổ chức những ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho các em học sinh lớp 12. Năm 2007, báo Tuổi trẻ tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh vào ngày 18/3 tại hội trường TP.HCM với gần 50 trường ĐH, CĐ, THCN và đơn vị giáo dục trong cả nước. Tại ngày hội, các thí sinh có dịp làm quen với hình thức thi, cách thức làm hồ sơ đăng ký dự thi, tìm hiểu về kiến thức chuyên ngành, môi trường đào tạo của từng trường. Trong những năm tiếp theo, những ngày hội vẫn được tổ chức đều đặn hàng năm tại nhiều điểm trường trên khắp cả nước. Tiêu biểu trong số đó, ngày 18/3/2018 mới đây, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức thành công Ngày hội Tư vấn tuyển sinh – Hướng nghiệp cho các bạn thí sinh. Đến với ngày hội, các bạn học sinh cùng quý phụ huynh có cơ hội nhận được sự tư vấn trực tiếp về 37 chuyên ngành tuyển sinh năm 2018 của Nhà trường và được trải nghiệm trực tiếp cơ sở vật chất khang trang, hiện đại bậc nhất trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam.

Trong những năm tiếp theo, không chỉ riêng trường Kinh tế Quốc dân mà còn tất cả các điểm trường khác trên khắp cả nước sẽ tích cực nâng cao chất lượng ngày hội tuyển sinh , dần trở thành người bạn đồng hành bên học sinh và gia đình trong giai đoạn quan trọng này. Trong buổi hội thảo sẽ có sự tham gia của một số đại diện doanh nghiệp và các anh chị cựu sinh viên đi trước chia sẻ về thực tế việc làm sau khi ra trường. Đây sẽ là nguồn kiến thức đáng tin cậy, hữu ích, cho các thí sinh hiểu được rõ hơn ngành nghề mình định chọn đồng thời định hướng suy nghĩ, lên mục tiêu cho nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Tuy nhiên, với những sinh viên hiện đã học tại trường song thấy rằng ngành mình đã chọn trước kia không còn phù hợp với bản thân, trường đại học nên cân nhắc những đề xuất nhằm tạo điều kiện cho các bạn sinh viên trong việc phát triển khả năng, niềm đam mê một cách tối đa.

Hiện nay, trên cả nước, chỉ một số trường đại học cho phép sinh viên chuyển đổi chuyên ngành sau khi đã trúng tuyển. Trao đổi với PV Thanh Niên, GS-TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng nói: “Các trường tuyển sinh theo ngành không được phép cho sinh viên chuyển ngành học sau khi đã trúng tuyển. Bởi lẽ, mỗi ngành học có mức điểm chuẩn khác nhau, nếu việc chuyển đổi dễ dàng sẽ không công bằng cho các thí sinh cùng dự thi vào trường”. Nguyên nhân dẫn đến nhận định trên là do Bộ GD-ĐT không có quy định nào cho phép sinh viên được chuyển đổi ngành học sau khi đã trúng tuyển.

Mặc dù vậy, từ thực tế tồn tại một số lượng không hề nhỏ sinh viên học một thời gian ngắn rồi bỏ vì không thấy phù hợp với chuyên ngành cũ và muốn học ngành khác phù hợp hơn, một số trường đại học đã cho phép sinh viên có thể đổi ngành học trong trường khi đáp ứng đủ những điều kiện đề ra. Ví dụ như Trường

ĐH Tài chính - Marketing, sinh viên sau khi học xong năm thứ nhất có thể xin chuyển ngành học nếu điểm trung bình học tập năm thứ nhất đạt tối thiểu 2.0 (trong thang điểm 4.0) và sự khác biệt về chương trình đào tạo giữa các ngành này không vượt quá 25%. Tương tự, Trường ĐH Lâm nghiệp cũng chấp nhận sinh viên chuyển ngành nếu ngành chuyển đến cùng khối thi với ngành đang học, điểm trúng tuyển (cả điểm ưu tiên) ngành đang học không thấp hơn ngành chuyển đến.

Việc trường cho phép sinh viên chuyển đổi ngành sau khi đã trúng tuyển cho phép sinh viên chuyển ngành mới đúng sở thích cũng như khả năng của bản thân. Điều này đồng thời giúp giảm sự lãng phí thời gian, tiền bạc của sinh viên để thi lại ngành khác. Song, các trường đại học nên lên kế hoạch triển khai thật kĩ lưỡng trước khi quyết định, chỉ nên xét chuyển ngành cho các trường hợp đặc biệt vì việc chuyển ngành diễn ra quá phổ biến sẽ làm khó khăn khâu quản lý, cũng như làm mất có hội của các sinh viên khác.

Thêm vào đó, nhà trường có thể khảo sát nhu cầu của sinh viên, tiến hành mở những lớp đào tạo ngắn hạn nhằm cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận cho sinh viên có ý định làm trái ngành. Tuy rằng khó có thể đi vào chi tiết được toàn bộ môn học nhưng đây sẽ cung cấp kiến thức nền tảng, cơ bản, giúp cho sinh viên có ý định làm trái ngành hiểu hơn về nghề nghiệp mình có ý định chuyển sang, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của mỗi cá nhân.

5.1.3. Doanh nghiệp và xã hộiTruyền thông Truyền thông

Hàng năm, bắt đầu từ tháng tư, trên các phương tiện truyền thông thường xuyên xuất hiện thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp cho thí sinh. Tuy nhiên, truyền thông chính là nguồn thông tin ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ và quyết định lựa chọn của thí sinh. Bộ Thông tin và truyền thông nên kiểm soát chặt chẽ nội dung truyền tải của thông tin trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin được cung cấp nên xoay quanh những con số về thị trường nghề nghiệp Việt Nam như cơ hội việc làm, nhu cầu của ngành,... thay vì hướng tới và xác định ngành nghề “hot”. Chính vì sự nhận định của truyền thông, quý vị phụ huynh và bản thân học sinh đã nộp hồ sơ vào ngành học không phù hợp, dẫn tới tỷ lệ trái ngành càng cao. Truyền thông giờ đây nên khuyến khích các em học sinh hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng của bản thân để từ đó chọn được chuyên ngành đào tạo sao cho phù hợp với cá nhân mình nhất.

Xã hội

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang duy trì nhiều tổ chức tư vấn nghề nghiệp. Các trung tâm này cung cấp dịch vụ tư vấn và định hướng nghề nghiệp để học cao hơn, các khả năng và cơ hội nghề nghiệp, tư vấn về khóa học. Các trung tâm hoặc tổ chức này thực hiện các hoạt động tư vấn chuyên nghiệp, giúp đỡ những cá nhân gặp phải khó khăn khi đưa ra quyết định nghề. Các tư vấn viên, chuyên gia làm việc cùng với những học sinh đang tìm kiếm về nghề, cơ hội nghề nghiệp, thay đổi nghề, làm trái ngành hoặc những người đang tìm kiếm việc làm. Hình thức tư vấn có thể là tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm hoặc các phương tiện khác như gọi điện, nhắn

tin, fanpage trên mạng xã hội, website. Các tổ chức nổi tiếng trên thế giới về tư vấn nghề nghiệp tại các quốc gia trên thế giới có thể kể đến như Tổ chức quốc gia về tư vấn và hướng dẫn nghề nghiệp ENTO được thành lập 2006 tại Anh (ENTO: National Occupational Standards for Advice and Guidance); Hội đồng nghề Savickas được thành lập 2011 tại Mỹ.

Một trong những tổ chức định hướng nghề nghiệp xuất hiện sớm trên thế giới là vào 2003, Tổ chức định hướng giáo dục và dạy nghề quốc tế IAEVG: “ International Competences for Educational and Vocational Guidance”. Tư vấn viên của những tổ chức này đều là các cố vấn, chuyên gia, người hướng dẫn chuyên nghiệp, có trình độ và hiểu biết sâu về lao động, nhiều chuyên gia có bằng cấp từ Liên đoàn tư vấn quốc tế ICF (International Coach Federation) , Hiệp hội tư vấn tâm lý BPS (British Psychology Society). Bằng chuyên môn trong lĩnh vực phát triển nghề nghiệp và thị trường lao động, các cố vấn tìm hiểu sâu và chi tiết về phẩm chất, kinh nghiệm, ưu điểm và nhược điểm cá nhân, đồng thời cân nhắc đến mức lương mong muốn, sở thích cá nhân, địa điểm, thị trường lao động và vấn đề đào tạo nghề. Nhờ khả năng định hướng và tư vấn của mình, các chuyên gia giúp học sinh, sinh viên nhận ra điều quan trọng với bản thân họ là gì, cách lên kế hoạch một cách độc lập, chủ động, giúp họ đưa ra những quyết định khó khăn và vượt qua khoảng thời gian khủng hoảng.

Đồng thời, những người tư vấn nghề nghiệp này có khả năng giúp đỡ khách hàng trong việc tìm kiếm những vị trí làm việc phù hợp, giải quyết các xung đột, tìm kiếm sự hỗ trợ của các dịch vụ khác. Tùy theo lợi nhuận và cách thức hoạt động của từng tổ chức tư vấn trên các quốc gia, các nhà hoạch định chính sách ở nhiều nước gây quỹ và ủng hộ công khai cho các dịch vụ tư vấn định hướng giáo dục, nhằm mục đích giải quyết được tỉ lệ thất nghiệp và trái ngành, các vấn đề trong thị trường lao động, hướng đến một lực lượng và thị trường lao động có chất lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn làm trái ngành nghề của sinh viên (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)