Kiểm định hệ số tin cậy của thang đo (Cronbach alpha)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn làm trái ngành nghề của sinh viên (Trang 50)

Hệ số Cronbach alpha kiểm tra mức độ tương quan giữa các biến quát sát trong cùng một nhân tố giúp xác định được các biến góp phần vào quá trình đo lường khái niệm nhân tố và loại bỏ các biến không phù hợp. Các mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha đề đo lường mức độ độ chính xác của thang đo: từ 0,8 đến gần bằng 1 là thang đo lường rất tốt; từ 0.7 đến 0.8 là thang đo có thể sử dụng được; từ 0.6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp nghiên cứu khái niệm mới; nhỏ hơn 0,3 là biến không có ý nghĩa đáng kể và cần phải loại bỏ ra khỏi mô hình nghiên cứu

Điều kiện tối thiểu để sử dụng kiểm định mức độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha là mỗi biến quan sát đều phải có ít nhất 2 biến.

Nhóm thực hiện kiểm định tính đáng tin của thang đo qua hệ số Cronbach alpha nhằm xác nhận tính thống nhất của các thang đo trong bảng hỏi, tức là các thang đo có phù hợp với mô hình hay không. Nhóm sử dụng

phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để thực hiện kiểm tra hệ số Cronbach alpha. Cả 5 yếu tố trong mô hình của nhóm đều đáp ứng đủ các điều kiện của hệ số Cronbach alpha.

Nhóm đã sử dụng kiểm định tính đáng tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha nhằm xem xét tính thống nhất của thang đo trong bảng hỏi, nghĩa là xem các thang đo có phù hợp với mô hình nghiên cứu hay không. Nhóm sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20 để thực hiện kiểm tra hệ số Cronbach alpha.

Bảng 10. Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha của từng biến

Nhóm yếu tố Số lượng nhận định Hệ số Cronbach Alpha Ảnh hưởng bởi nhóm

tham khảo 5 0.726

Ảnh hưởng bởi truyền

thông 5 0.821

Ảnh hưởng của gia đình 8 0.872

Ảnh hưởng của trường

THPT và trường ĐH 3 0.744

Ảnh hưởng của sự lựa

chọn mới 4 0.715

Ảnh hưởng của cá nhân 10 0.783

Nguồn: Nhóm tác giả (2018) 3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha và loại bỏ được những biến không có ý nghĩa trong mô hình là phân tích nhân tố khám phá EFA ( Exploratory Factor Analysis). Phân tích nhân tố khám phá EFA giúp xác định những tập hợp biến thích hợp cho nghiên cứu và EFA còn được sử dụng nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các biến với nhau.

3.4.4. Phân tích hồi quy

Sau bước phân tích nhân tố EFA và chọn lọc ra những tập hợp biến có ý nghĩa cho nghiên cứu, nhóm tiếp tục phân tích hồi quy nhằm xác định được nhân tố nào đóng góp nhiều hay ít vào sự thay đổi của biến phụ thuộc và từ đó nêu ra các giải pháp cần thiết và kinh tế nhất.

Y = βo + β X + β1 1 2X2 + ... + β X + en n i Trong đó:

Xj: giá trị của biến độc lập j: từ 1 đến n

e: biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn và phương sai không đổi σ2 β : hệ số hồi quy riêng phầnj

Các trị số cần quan tâm trong phân tích hồi quy gồm: R bình phương ( Adjusted R Square), phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Thứ

hai là trị số kiểm định F đánh giá mức độ thích hợp của mô hình , được tính từ R bình phương sao cho đảm bảo điều kiện Sig < 0.05. Thứ ba là kiểm định t dung đẻ đánh giá riêng từng hệ số hồi quy sao cho Sig <0.05. Cuối cùng là hệ số VIF dung để kiểm tra trường hợp đa cộng tuyến. Nếu VIF ra hệ số qua lớn thì rất dễ xảy ra trường hợp đa cộng tuyến.

Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích Nhan tố khám phá EFA, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy đa biến. Nhóm thực hiện phân tích từng yếu tố một và sau đó tiến hành phân tích cho cả 5 yếu tố để khái quát và xây dựng được mô hình hồi quy chung cho toàn bài nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính

Theo đặc thù của đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả đặt ra một số câu hỏi phù hợp với bối cảnh nhằm thu thập những thông tin liên quan. Các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế để chắc chắn một lần nữa rằng người được mời tham dự phỏng vấn là người có những thông tin cần thiết và kinh nghiệm liên quan để kết nối được với những thông tin cần thu thập nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Các câu hỏi cụ thể được thể hiện trong Phụ lục 2.

Với những câu hỏi nghiên cứu đó, nhóm tác giả thu được một số câu trả lời điển hình dưới đây.

“ Năm 2 ĐH mình có làm thu ngân ở Dingtea. Công việc làm thêm của mình chẳng liên quan gì tới chuyên ngành ở ĐH cả. Mà thực ra thì có liên quan một chút vì mình học kiểm toán.” - Bạn Đinh Hải Hà, 21 tuổi, chuyên ngành Kiểm toán ĐH. Kinh tế quốc dân.

“ Từ năm nhất thì mình có làm thêm ở rạp chiếu phim, làm trợ giảng và lễ tân trung tâm tiếng Anh, bán đồ online. Đến năm thứ 3 mình đi làm gia sư. Từ lúc đi làm công việc này, mình xác định được rõ lĩnh vực mà mình muốn và chắc chắn sẽ làm trái ngành theo giáo dục. Mình sau này ra trường muốn đi dạy thêm tiếng Anh. Mình nghĩ là việc học Marketing và đi làm thêm ở rạp chiêu phim giúp mình có những kinh nghiệm về dịch vụ và chăm sóc khách hàng, vì thế mà những gì mình được học ở ĐH vẫn có thể ứng dụng được một chút chứ không hẳn là bỏ hết đi.” - ChịNguyễn Thu Hương, 22, chuyên ngành Quản trị Marketing ĐH. Kinh tế quốc dân.

Có thể thấy rằng hiện nay nhiều sinh viên đi làm thêm các công việc Part – time. Các công việc này thường có liên quan ít nhiều tới ngành các bạn học ở ĐH. Ngoài ra, một bộ phận sinh viên khác xác định rõ ngành mình làm trái ngành lựa chọn đi làm ngành đó từ khi còn đang đi học với các mục đích như: có kinh nghiệm, kiếm tiền, có trải nghiệm với nghề,...

“Ngày trước chị học kinh tế quốc tế bây giờ đang làm việc tại ngân hàng . Chị thấy trước khi ra trường chị muốn rè luyện kinh nghiệm bản thân mình ấy. Bản thân chị là người tự lập từ bé nên từ việc chọn trường , chọn chuyên ngành đại học ngày xưa đến cả khi ra trường xin việc làm đều là do bản thân chị quyết định hết.Chị thử sức và đỗ vào. Thế nên nhiều khi là do nghề chọn mình chứ không phải là mình chọn nghề ấy."– chị Nguyễn Quỳnh Trang, 24 tuổi, nhân viên ngân hàng

“Sau khi tốt nghiệp chị làm sale ở APAX, rồi bây giờ làm về chăm sóc khách hàng cho Jaxtina, cả hai đều là công việc chị thích. Chị được là nghề liên quan tới tiếng Anh và làm trong mảng dịch vụ. Dù những kiến thức đã học không thể áp dụng một cách trực tiếp nhưng ngày trong đại học chị đi dẫn tour nhiều nên có kinh nghiệm làm việc với khách hàng nhiều.”- Chị Dương Thi Thảo, 24 tuổi, cựu sinh viên chuyên ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành ĐH Kinh tế Quốc dân.

Nhóm đối tượng đã tốt nghiệp và hiện đang đi làm công việc chính thức nhưng trái với chuyên ngành đã học vì họ muốn trải nghiệm nhiều hơn,

tìm được con đường mà họ muốn gắn bó lâu dài hơn. Đa phần, họ vẫn có thể áp dụng được phần nào kĩ năng, kiến thức vào thực tế công việc mới.

“ Mình chỉ biết là mình sẽ chắc chắc không làm kiểm toán thôi còn lĩnh vực mới mình chưa xác định được. Mặc dù mình chưa lựa chọn được ngành mới nhưng mình sẽ lựa chọn ngành có sự liên quan tới kiểm toán. Khi đi học 3 năm ở ĐH rồi mình thấy là mình không hợp và không thích chuyên ngành hiện tại và phải bỏ luôn thời gian và chi phí ở ĐH để trái ngành. Lúc còn nộp hồ sơ mình hoàn toàn không hiểu chút gì với không hề thích ngành này.” - Bạn Đinh Hải Hà, 21 tuổi, chuyên ngành Kiểm toán ĐH. Kinh tế quốc dân.

“ À, ngày xưa thì kiểu mình chỉ mong là được đỗ Kinh tế quốc dân là may lắm rồi chứ cũng chả biết gì về Marketing. Mình thích học sư phạm nhưng mình không đủ điểm. 2 năm đầu mình cũng chỉ học mấy môn học chung chứ chưa học chuyên ngành nên mặc dù mình là sinh viên năm 2 Marketing mà mình cũng chưa rõ ngành ấy như nào. Mình vẫn nghĩ đấy là làm quảng cáo cho đến năm 3, khi mình được học chi tiết và cụ thể môn học này. Nói chung thì mình vẫn mong muốn là ngày đấy mình tìm hiểu kĩ hơn về các ngành ở ĐH. Hồi đấy cứ nghĩ đỗ đã, cứ biết thế, học gì cũng được vì lúc nộp hồ sơ tình hình rất hỗn loạn với đông đúc vì năm mình thi là lần đổi quy chế thi mới, chỉ mong là đỗ ĐH thôi chứ nói về hiểu biết thì bằng không.”- ChịNguyễn Thu Hương, 22, chuyên ngành Quản trị Marketing ĐH. Kinh tế quốc dân.

“Hồi chị đăng ký nguyện vọng đại học vào trường mình có chọn hai khoa là Tiếng Anh với Du lịch vì thích nhưng năm đấy không hiểu sao điểm khoa tiếng Anh cao quá nên chị bị trượt nên học du lịch. Hai ngành đấy chị đều thích và tự chị đăng ký thôi.” – Chị Dương Thị Thảo, 24 tuổi, chuyên ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành ĐH Kinh tế Quốc dân

Các câu trả lời trên cho thấy xu hướng hiện nay của các sinh viên khi còn là học sinh THPT đó là việc không tìm hiểu kĩ về ngành mình học, muốn vào trường vì các lợi ích trường ĐH mang lại: danh tiếng, địa vị,.... Hiện nay, vì công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh cấp 3 trên toàn Việt Nam còn yếu, vậy nên học sinh chưa có thói quen tìm hiểu thật kĩ về ngành học của mình, chỉ muốn được học ĐH là đủ, dẫn đến số lượng trái ngành hàng năm vẫn cao và chưa giải quyết được vấn đề này. Ngoài ra, trong quá trình học, sự không thích ứng được với chương trình và nội dung ở ĐH khiến cho các sinh viên cảm thấy mình không phù hợp với ngành cũ sau khi được trải nghiệm và làm việc, dẫn đến ý định lựa chọn ngành mới.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cha mẹ của đáp viên hoàn toàn không để ý tới việc định hướng ngành nghề cho con em mình mà để hoàn toàn cho cá nhân con em mình chọn lựa và đưa ra quyết định.

“ Người ta thì cứ hay bảo là làm kiểm toán vất vả, không hợp con gái, đi lại mệt mỏi, không còn thời gian cho gia đình nên là cũng có ý định bỏ luôn. Chú mình ngày xưa làm ở ĐH. Kinh tế quốc dân nên cũng muốn mình vào đây.Xung quanh thì bạn bè mình cũng có người làm trái ngành và bạn bè mình cũng làm thế nên nhiều khi mình cũng thích làm như thế.” - Bạn Đinh Hải Hà, 21 tuổi, chuyên ngành Kiểm toán ĐH. Kinh tế quốc dân.

“ Cô họ hàng xa với mình làm trong trường nên bố mẹ mình dẫn mình sang nhà cô xin tư vấn thì cô bảo mình vào khoa Chất lượng cao của Kinh tế mà học.

Bố mẹ mình thấy cô làm ở trong trường nên nhất định muốn mình học tại đây.” -

ChịNguyễn Thu Hương, 22, chuyên ngành Quản trị Marketing ĐH. Kinh tế quốc dân.

Từ các câu trả lời của đáp viên, có thể thấy rằng sự ảnh hưởng của nhóm tham khảo là tương đối lớn tuỳ theo từng trường hợp cụ thể của mỗi cá nhân. Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, hay bất kì ai đưa ra các lời khuyên đều có sự ảnh hưởng nhất định tới quyết định nghề nghiệp của một cá nhân.

“ Mình lựa chọn ngành này hoàn toàn theo ý người nhà và gia đình. Lúc í thì bố mẹ không ép mình làm đúng như thế nhưng tạo áp lực lên mình, bảo mình là “ Con nên làm như thế này” nên là mình lựa chọn như vậy. Bố mẹ mình không biết mình có ý định làm trái ngành vì mình không nói nhưng mà biết thì cũng kệ thôi.”- Bạn Đinh Hải Hà, 21 tuổi, chuyên ngành Kiểm toán ĐH. Kinh tế quốc dân.

“ Mình lựa chọn trường và chương trình theo ý bố mẹ. Ngành thì mình được chọn. Nhưng mà phần lớn mình học tại đây cũng có ảnh hưởng nhiều của bố mẹ. Sau này thì mình làm trái ngành bố mẹ biết nhưng không phản đối nhiều, tuy cũng có can ngăn nhưng phần lớn là mình sẽ được quyết định hết”.- ChịNguyễn Thu Hương, 22, chuyên ngành Quản trị Marketing ĐH. Kinh tế quốc dân.

“Bản thân tớ ngày trước khi thi đại học xong rồi chọn ngành thì cũng đều là do bố mẹ định hướng cho. Ngày trước thì cũng không có được ai chia sẻ định hướng ngành nghề tương lai gì ấy. Cứ chỉ biết là phải quyết tâm dỗ đại học thôi còn sau đó thì chọn ngành sau . Nhưng sau khi học kế toán rồi thấy nó không phù hợp với bản thân mình” – bạn Mai Phương Thanh, 21tuổi, sinh viên đại học Kinh tế Quốc Dân

Khi được hỏi về sự ảnh hưởng của bố mẹ tới quyết định làm trái ngành, nhiều đáp viên đều trả lời là do áp lực của bố mẹ tạo ra khi còn là học sinh lớp 12, họ lựa chọn trường và ngành theo mong muốn, nguyện vọng của phụ huynh dẫn đến ngay từ đầu ngành đó đã không phải là ngành họ mong muốn, hệ quả là ngay từ khi năm nhất, năm 2 nhiều sinh viên đã xác định rõ là mình ra trường không làm đúng ngành được đào tạo.

“ Tâm lý ngày ấy cũng thấy điểm của ngành Kiểm toán bao giờ cũng cao nhất, ngành ý nhiều tiền, hot.” - Bạn Đinh Hải Hà, 21 tuổi, chuyên ngành Kiểm toán ĐH. Kinh tế quốc dân. - ” Bạn Đinh Hải Hà, 21 tuổi, chuyên ngành Kiểm toán ĐH. Kinh tế quốc dân.

“ Ở group trường mình, mình thấy bài đăng của một chị học giỏi lắm, học trường mình , làm thủ khoa thì phải, nhưng chị ấy vẫn làm trái ngành sang dạy tiếng Hàn. Mình đọc mấy bài báo mạng hay bài đăng Facebook nói về những CEO làm trái ngành thành công thì mình cũng cảm thấy được truyền cảm hứng hơn cho quyết định làm trái ngành của mình. ”- ChịNguyễn Thu Hương, 22, chuyên ngành Quản trị Marketing ĐH. Kinh tế quốc dân.

Sự ảnh hưởng trực tiếp của truyền thông tới nhận thức và suy nghĩ của nhiều cá nhân gián tiếp dẫn đến và cổ vũ cho ý định làm trái ngành của họ. Hằng năm, có rất nhiều các thông tin trên các phương tiện đại chúng cung cấp các thông tin về các ngành mới, ngành có thu nhập cao,... dẫn đến tâm lý của các sinh viên và xã hội bị thu hút bởi những điều đó. Thông thường, khi

nghiên cứu về ngành mình sẽ định nộp hồ sơ ĐH, các thí sinh chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm thông tin về ngành trên mạng. Vì vậy, việc lựa chọn ngành học khi còn là học sinh cấp 3 của nhiều em cũng bị ảnh hưởng tâm lý nhiều do các thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng.

“ Mình thấy là nhà trường cũng có trách nhiệm trong việc mình làm trái ngành, mình thấy nội dung học chán, khó hiểu, không thú vị, lúc nào cũng số với số ngán lắm. Trường cấp 3 mình học chẳng định hướng cho mình tí gì luôn. Mình nghĩ rằng quyết định làm trái ngành của mình lỗi của xã hội nhiều hơn là lỗi của cá nhân mình.” - Bạn Đinh Hải Hà, 21 tuổi, chuyên ngành Kiểm toán ĐH. Kinh tế quốc dân.

“ Chương trình ở ĐH mình thấy cũng hấp dẫn và mình thấy Marketing là một nghề thú vị, nếu làm marketer thì mình vẫn có thể làm được nhưng chỉ là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn làm trái ngành nghề của sinh viên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)