Kết quả nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn làm trái ngành nghề của sinh viên (Trang 57 - 65)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Cơ cấu mẫu theo giới tính

Sơ đồ 17 Cơ cấu mẫu theo giới tính

34.38%

65.63%

Nam Nữ

Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả (2018)

Trong 224 bảng khảo sát nhóm nghiên cứu thu được, có 77 đối tượng tham gia khảo sát là nam và 47 nữ, tương ứng lần lượt với tỉ lệ 34% và 66% trong tổng thể.

Trình độ học vấn của đáp viên

0 20 40 60 80 100 120 140 160 Series 1

Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả (2018)

Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng nhóm sinh viên còn đang đi học tham gia khảo sát là 147 người, chiếm 65.6%; nhóm sinh viên đã tốt nghiệp ( bao gồm có việc làm và chưa có việc làm) trong tổng thể 224 mẫu là 77 người, chiếm 34.4%. Trong đó, số lượng sinh viên đã tốt nghiệp và có việc làm là 64, tốt nghiệp và chưa có việc làm là 13.

Tương tự như bảng khảo sát về vấn đề việc làm sinh viên sau tốt nghiệp công bố bởi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, số liệu nhóm tác giả thu được cũng thể hiện tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường rất cao. Qua đó có thể nhận thấy được chất lượng đào tạo tốt, trình độ của sinh viên sau khi ra trường cao, khả năng thích nghi tốt.

Chuyên ngành tại ĐH của đáp viên

Bảng 11: Cơ cấu mẫu theo chuyên ngành cũ

Tên chuyên ngành cũ Tỷ lệ (%) Tên chuyên ngành cũ Tỷ lệ (%)

Bảo hiểm 1.8 Marketing 3.1

Bất động sản 0.4 Ngôn ngữ Anh 3.6

Hệ thống thông tin

quản lý 2.7 Quản trị dịch vụ du lịch 3.6

Kế toán 15.6 Quản trị khách sạn 1.3

Kinh doanh quốc tế 8.9 Quản trị kinh doanh 11.6

Kinh tế 5.4 Quản trị nhân lực 1.3

Kinh tế đầu tư 2.7 Tài chính - Ngân hàng 13.4 Kinh tế nông nghiệp 12.5 Thống kê kinh tế 0.4 Kinh tế tài nguyên 1.3 Toán ứng dụng trong kinhtế 0.9

Luật 9.4

Các đáp viên tham gia khảo sát đến từ 19 khoa của trường ĐH. Kinh tế quốc dân. Trong đó, số lượng sinh viên tham gia khảo sát nhiều nhất thuộc chuyên ngành Kế toán và Tài chính – Ngân hàng.

Lĩnh vực mới định chuyển sang

Sơ đồ 19. Cơ cấu mẫu theo lĩnh vực mới

1.15%4.58% 43.13% 19.08% 4.20% 1.91% 4.58% 21.37%

Khoa học cơ bản Kỹ thuật – Công nghệ Kinh tế - Kinh doanh Dịch vụ - Xã hội Nông – lâm - ngư Xây dựng – giao thông Năng khiếu – nghệ thuật Chưa xác định

Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả (2018)

Khi được hỏi về chuyên ngành mới các đáp viên quyết định chuyển hoặc đã chuyển sang, nhóm nghiên cứu đã nhận được các kết quả rất da dạng và khác nhau. Trong số 8 lĩnh vực nhóm tác giả đề ra, các đáp viên lựa chọn lĩnh vực Kinh tế - Kinh doanh nhiều nhất, với tỉ lệ chiếm 43%, tiếp theo đó là Dịch vụ - Xã hội với tỉ lệ 19%. Có thể thấy rằng vì là sinh viên thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thuộc khối Kinh tế, vậy nên các đáp viên có xu hướng chuyển sang lĩnh vực có mức độ liên quan tới lĩnh vực cũ cao và rào cản chuyển đổi thấp và trung bình.

Đồng thời, trong số 224 đáp viên, có 21% đáp viên vẫn còn đang tìm hiểu và suy nghĩ lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình nên chưa xác định được ngành nghề muốn chuyển sang. Ngoài ra, cũng có một bộ phận các sinh viên lựa chọn ý kiến này là vì muốn đợi vào các cơ hội nghề nghiệp tương lai, khi xuất hiện công ty, nhà tuyển dụng hay ngành nghề mà họ cảm thấy phù hợp và có thể chuyển sang. Các lĩnh vực còn lại như Khoa học cơ bản, Nông – Lâm – Ngư, Năng khiếu – Nghệ thuật, Kỹ thuật – Công nghệ, Xây dựng – Giao thông có rào cản chuyển đổi ngành lớn nên số lượng sinh viên có ý định hoặc đã chuyển sang các lĩnh vực này chỉ chiếm số lượng nhỏ.

Những nhóm người người làm trái ngành

Khôn g biết ai cả Gia đ ình v à ngư ời th ân Bạn b è Đồng nghi ệp Nhữn g nhó m kh ác Ngườ i nổi tiếng 0 20 40 60 80 100 120

Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả (2018)

Từ việc hỏi các đáp viên về những người làm trái ngành mà họ biết, nhóm tác giả đã thu được kết quả lần lượt như sau: Gia đình và người thân (21%), Bạn bè (30,4%), Đồng nghiệp (14.1%), Những nhóm khác (10.8%), Người nổi tiếng (19.6%). Ngoài ra có một bộ phận nhỏ đáp viên không biết ai làm trái ngành chiếm 4.1%.

Vì bạn bè của các đáp viên đều ở độ tuổi trẻ, có đủ thời gian và cơ hội để theo đuổi một chuyên ngành mới, vậy nên số lượng bạn bè làm trái ngành của các đáp viên là yếu tố lớn nhất và lớn hơn so với các nhóm còn lại khi được hỏi. Có thể thấy rằng, xung quanh các đáp viên có rất nhiều nhóm tham khảo làm trái chuyên ngành, và các nhóm đều đa dạng, không có một xu hướng hay nhóm nổi bật nhất định.

Sự ảnh hưởng của người làm trái ngành

Sơ đồ 21: Thống kê sự ảnh hưởng của những người làm trái ngành

Rất không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Trung lập Có ảnh hưởng Rất ảnh hưởng 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Từ biểu đồ trên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng những người làm trái ngành các đáp viên biết đến được phần lớn các đáp viên đồng ý rằng nhóm này có sự ảnh hưởng tới quyết định làm trái ngành của họ với tỉ lệ đáp viên lựa chọn nhận định này chiếm 42.4% và đứng thứ hai, có 36.2% đáp viên lựa chọn nhận định trung lập.

Tỷ lệ thể hiện sự trung lập đứng vị trí thứ hai có thể do các nguyên nhân như: (1) Chưa xác định được rõ sự ảnh hưởng của nhóm tham khảo làm trái ngành tới cá nhân, (2) Sự ảnh hưởng tới cá nhân là khác nhau theo thời gian theo từng giai đoạn cuộc sống.

Tình trạng làm trái ngành của cha mẹ đáp viên

Sơ đồ 22: Thống kê tình trạng làm trái ngành của cha mẹ đáp viên

Trả lời 0 50 100 150 200 250 61 163 Có Không

Khi nhóm tác giả hỏi về việc bố hoặc mẹ của đáp viên có làm trái ngành hay không, kết quả đã chỉ ra rằng 27.2% đáp viên lựa chọn phát biểu “có” và 72.8% lựa chọn “không”. Từ kết quả này, có thể suy luận rằng số lượng cha mẹ các đáp viên làm trái ngành là không quá lớn, tuy nhiên với tỉ lệ xấp xỉ 30%, con số này đã chứng minh rằng việc thay đổi ngành nghề của mình để chuyển sang lĩnh vực khác là tình trạng không chỉ của riêng nhóm bộ phận sinh viên, mà còn là vấn đề của nhiều nhóm lực lượng lao động khác trong xã hội và bố mẹ của các đáp viên là một trong số đó.

Việc có bố mẹ làm trái ngành chắc hẳn phần nào có ảnh hưởng tới ý định làm trái ngành của các đáp viên. Tỉ lệ 72.8% phụ huynh đáp viên không làm trái ngành thể hiện rằng tại thời điểm khoảng 20 đến 30 năm về trước, đa số lực lượng lao động trên thị trường làm đúng với chuyên ngành họ được đào tạo. Tuy nhiên, những năm gần đây, thể hiện qua số lượng đáp viên và những người thuộc nhóm tuổi trẻ có ý định làm trái ngành đã phần nào cho thấy hiện nay, làm trái ngành đã và đang trở thành xu hướng chung trong giới trẻ.

Mức độ hiểu biết của bố mẹ đáp viên về chuyên ngành tại Đại học

Bảng 12. Mức độ hiểu biết của cha mẹ đáp viên về chuyên ngành Đại Học

Mức độ hiểu biết Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Rất không hiểu 11 4.9 Không hiểu 78 34.8 Trung lập 44 19.6 Hiểu 44 19.6 Rất hiểu 47 21.0 Tổng 224 100.0 Nguồn: Nhóm tác giả (2018)

Chiếm tỷ lệ lớn nhất với 34.8%, cha mẹ đáp viên không hiểu về ngành nghề tại đại học của con mình. Dẫn đến điều này có thể do nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là do khoảng cách chênh lệch giữa hai thế hệ khoảng 20 năm, suốt khoảng thời gian đó, nhiều ngành bắt đầu được đưa vào giảng dạy tại trường đại học và áp dụng vào thực tế cuộc sống. Tiếp theo, có thể là do bố mẹ chưa dành đủ thời gian quan tâm tới chuyên ngành mà con học. Cha mẹ đáp viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu và hiểu rõ được về chuyên ngành của con về mặt kiến thức và thực hành. Trong số những người được hỏi, có 21% trả lời rằng cha mẹ rất hiểu biết về ngành nghề mà họ học tại đại học, tỷ lệ này khá tương đương với tỷ lệ trung lập và hiểu.

Mức độ hiểu biết của bố mẹ về chuyên ngành mới định chuyển sang

Bảng 13. Mức độ hiểu biết của che mẹ về chuyên ngành mới

Mức độ hiểu biết Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Rất không hiểu 14 6.3 Không hiểu 15 6.7 Trung lập 76 33.9 Hiểu 49 21.9 Rất hiểu 25 11.2 Tổng 179 Nguồn: Nhóm tác giả (2018)

Có 179 người đã có ý định về nghề nghiệp mình định chuyển sang trong tương lai trên tổng số 224 người. Trong số đó, cha mẹ đáp viên đa phần (33.9%) có mức độ hiểu biết trung lập về chuyên ngành mới con em họ định chuyển sang. Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng số liệu, cha mẹ của đáp viên nhìn chung vẫn có sự hiểu biết nhất định về chuyên ngành mà con em họ định chuyển sang.

Hiệu quả của công tác định hướng nghề nghiệp tại trường THPT

Bảng 14. Hiệu quả của công tác định hướng nghề nghiệp tại trường THPT

Hiệu quả Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Rất không có ích 23 10.3 Không có ích 38 17.0 Trung lập 78 34.8 Có ích 58 25.9 Rất có ích 27 12.1 Tổng 224 100.0 Nguồn: Nhóm tác giả (2018)

Công tác định hướng nghề nghiệp tại trường THPT nhìn chung vẫn mang lại những hiệu quả nhất định. Tỷ lệ cho rằng họ nhận được ảnh hưởng tích cực từ những chương trình định hướng cao hơn so với tỷ lệ những người cho rằng các chương trình là không có ích. Điều này phần nào đã cho thấy hiệu quả và tính thực tế của công tác định hướng tại trường cấp 3 cho học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp.

Hiệu quả của công tác định hướng nghề tại trường Đại học

Bảng 15 Hiệu quả của công tác định hướng nghề tại trường Đại học

Hiệu quả của công tác định hướng nghề nghiệp tại trường THPT Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Rất không có ích 41 18.3 Không có ích 53 23.7 Trung lập 72 32.1 Có ích 29 12.9 Rất có ích 29 12.9 Tổng 224 100.0 Nguồn: Nhóm tác giả (2018)

Đối lập với công tác định hướng tại trường THPT, nhìn chung, đáp viên thấy công tác định hướng nghề tại trường Đại học là không có ích. Với 94 người trên tổng số 224 người thấy công tác định hướng nghề không có ích hoặc rất không có ích.

Tính cách cá nhân

Tính cách cá nhân Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Chấp nhận rủi ro 79 18.9% Dễ thay đổi và thích nghi 123 29.4% Hướng ngoại 43 10.3% Chủ động 74 17.7% Sẵn sàng làm theo quan điểm cá nhân 73 17.5%

Tôi không sở hữu nhóm tính cách nào trong 5

nhóm trên 26 6.2%

Tổng 224 100.0%

Nguồn: Nhóm tác giả (2018)

Qua nghiên cứu định tính, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng những cá nhân có ý định làm trái ngành thường sở hữu 6 nhóm tính cách là (1) Chấp nhận rủi ro; (2) Dễ thay đổi và thích nghi; (3) Hướng ngoại; (4) Chủ động; (5) Chủ động ; (6) Sẵn sàng làm theo quan điểm cá nhân. Các đáp viên có ý định làm trái ngành tự nhận rằng mình có tính cách dễ thay đổi và dễ thích nghi với tỷ lệ là 29.4%. Tỷ lệ thấp nhất với 6.2% thuộc về nhóm những người không sở hữu nhóm tính cách nào trong 5 nhóm trên.

Sự liên quan của chuyên ngành mới và chuyên ngành cũ

Bảng 17 Sự liên quan của chuyên ngành mới và chuyên ngành cũ

Sự liên quan Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

0-20% 43 19.2 21-40% 35 15.6 41-60% 45 20.1 61-80% 20 8.9 81-100% 9 4.0 Tổng 152 67.9 X Nguồn: Nhóm tác giả (2018)

Qua số liệu thu được, sự liên quan giữa chuyên ngành mới và chuyên ngành cũ phần lớn vào khoảng từ 41-60%. Con số này thể hiện rằng mặc dù có ý định làm trái ngành, các đáp viên vẫn có xu hướng lựa chọn những ngành có liên quan mật thiết tới ngành cũ. Bằng cách đó, đáp viên vẫn có thể vận dụng những kiến thức đã học, kĩ năng đã tích lũy từ ngành nghề trước vào trong nghề mới mình định chuyển sang.

Sau đó là nhóm với sự liên quan ít, từ 0-20% với 19.2%. Đây là nhóm những người có ý định chuyển sang ngành mới khác gần như hoàn toàn so với ngành đang học hiện tại. Những đáp viên thuộc nhóm này sẽ khó khăn hơn nhiều trong việc áp dụng kiến thức chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp song, những đáp viên thuộc nhóm này có ý định rất rõ ràng về ý định làm trái ngành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn làm trái ngành nghề của sinh viên (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)