Các yếu tố chủ quan thuộc về cá nhân CCVC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại huyện đắk glei, tỉnh kon tum (Trang 88 - 90)

6. Tổng quan tài liệu

2.4.3. các yếu tố chủ quan thuộc về cá nhân CCVC

a. Mục tiêu cá nhân

Mỗi một cán bộ CCVC khi đi làm việc đều không thể không có những mục đích nhất định. Họ làm việc để đạt được cái đích mà mình đã đặt ra. Có người đặt cho mình cái đích rất cao nhưng có những người lại xác định cho

mình cái đích vừa phải. Lãnh đạo các cơ quan đơn vị cần căn cứ vào mục tiêu của của các cơ quan hành chính nhà nước “phục vụ cộng đồng” và những mục đích của CCVC đơn vị để dung hòa và có những chính sách để thúc đẩy nhân viên làm việc tốt. Chẳng hạn như đối với những người có muốn tham gia vào quá trình hoạch định chính sách công, bởi chính sự tham gia này giúp họ xây dựng và khẳng định được vị thế, làm tăng vai trò của cá nhân họ trong tổ chức, trong xã hội, Lãnh đạo nên mạnh dạn giao những công việc khó để họ có dịp thể hiện bản thân và qua đó lãnh đạo cũng biết thêm được năng lực tiềm ẩn của nhân viên mình. Còn đối với những cán bộ CCVC làm việc không có mục đích lãnh đạo đã biết khơi dậy tinh thần làm việc cho họ. Điều quan trọng là phải làm cho CCVC hiểu được thực hiện được mục tiêu của tổ chức chính là thực hiện mục tiêu cá nhân, nhằm thúc đẩy cá nhân làm việc vì tổ chức.

b. Năng lực cá nhân

Lãnh đạo các cơ quan ban ngành rất quan tâm đến năng lực của CCVC vì đây là vấn đề mấu chốt quan trọng bậc nhất để hoàn thành nhiệm vụ. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để lãnh đạo sử dụng nhân viên của mình một cách tốt nhất. Đối với những nhân viên có trình độ chuyên môn tốt thì lãnh đạo đơn vị đã sắp xếp họ làm việc ngang bằng với trình độ hiện tại để cho nhân viên đó không ngừng tìm tòi, học hỏi, nâng cao trình độ hơn nữa.

c. Đặc điểm tính cách

Tính cách con người là sự kết hợp các thuộc tính cơ bản về bền vững của con người. Nó được biểu thị ở hệ thống thái độ, hành vi của con người đối với bản thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đối với cả xã hội nói chung.

Như vậy, tính cách không phải do di truyền và nó chính là kết quả tác động của sự giáo dục, rèn luyện của bản thân và sự tác động gián tiếp của môi trường mà công chức đó sống và làm việc. Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo khi biết được tính cách của mỗi công chức trong cơ quan mình sẽ là cơ sở để họ

tìm ra cách ứng xử và sử dụng tốt hơn trong quá trình họ thực thi công việc trong tổ chức.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại huyện đắk glei, tỉnh kon tum (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)