6. Tổng quan tài liệu
2.1.1. Giới thiệu chung
Trận đánh tiêu diệt chi khu Đăk Pek ngày 16/5/1974 đã chính thức đi vào lịch sử khi giải phòng hoàn toàn huyện Đăk Glei. Qua từng giai đoạn lịch sử, huyện đã nhiều lần sát nhập, chia tách với nhiều tên khác nhau (H30 và H40). Hội nghị Tỉnh ủy Gia Lai – Kon Tum lần thứ nhất diễn ra từ ngày 01- 04/11/1975 đã họp và ban hành Nghị quyết quyết định hợp nhất hai huyện H30 và H40 thành một huyện lấy tên là huyện Đăk Glei [6, tr.4]
Đăk Glei là huyện miền núi phía Bắc tỉnh Kon Tum, là huyện vùng cao biên giới và là cửa ngõ cực Bắc của vùng Tây Nguyên, tọa độ địa lý trải dài từ 14051’40’’ đến 15025’20’’ vĩ Bắc, từ 107028’00’’ đến 10801’00’’ kinh Đông. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 1.495,3 km2 chiếm 15,5% diện tích toàn tỉnh Kon Tum, với 12 đơn vị hành chính (11 xã và 01 thị trấn).
- Phía Bắc giáp huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam - Phía Nam giáp huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. - Phía Tây giáp huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum - Phía Đông giáp nước CHDCND Lào.
Đăk Glei nằm trên quốc lộ 14, nằm trên cửa ngõ phía Bắc tỉnh Kon Tum, cách Thành phố Kon Tum 122 km, cách trung tâm Thành phố Đà Nẵng 195 km. Huyện Đăk Glei có khoảng 130 km đường biên giới với nước CHDCND Lào, đóng vai trò chuyển tiếp xuyên việt theo hướng Bắc Nam và
chuyển tiếp xuyên Á theo hướng Đông Tây. Vị trí của huyện Đăk Glei cho phép huyện nhà giao lưu kinh tế, văn hóa, hàng hóa trong nước và quốc tế dễ dàng, nhanh chóng hơn so với các huyện miền núi khác của tỉnh. Tuy nhiên, vị trí địa lý rất quan trọng cũng là khó khăn lớn cho huyện trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội huyện Đăk Glei không đơn thuần là phát triển kinh tế vùng miền mà còn mang ý nghĩa chính trị to lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc phòng, bảo vệ văn hóa và môi trường sinh thái.
Quy mô dân số huyện Đăk Glei năm 2016 là 45.967 người. Cơ cấu dân số theo dân tộc: Trên địa bàn huyện có 09 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người Kinh chiếm khoảng 10%, dân tộc ít người chiếm khoảng 90% dân số, trong đó đông nhất là dân tộc Jeh Triêng, Xê Đăng, Hà Lăng, còn lại là các dân tộc khác như: Tày, Nùng, Pờ Non... đa dạng về ngôn ngữ và phong tục tập quán.