Một số giải pháp từ chính bản thân người cán bộ công chức, viên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại huyện đắk glei, tỉnh kon tum (Trang 114 - 116)

6. Tổng quan tài liệu

3.2.3. Một số giải pháp từ chính bản thân người cán bộ công chức, viên

viên chức

a. Xác định rõ mục đích, trách nhiệm và chức năng của người cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan hành chính Nhà nước

Mỗi cán bộ công chức, viên chức khi bước chân vào làm việc trong khu vực Nhà nước phải xác định rõ được chức năng, nhiệm vụ của bản thân người công chức, viên chức. Là cánh tay của Nhà nước, là công bộc của nhân dân. Phải xác định sự phát triển của đất nước một phần nằm trong tay của chính bản thân họ. Luôn xác định mục tiêu vì cộng đồng, vì đất nước trước lợi ích cá nhân.

b. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc của bản thân

Bản thân mỗi cán bộ công chức, viên chức phải tập thói quen lập ra kế hoạch cho chính bản thân mình, cũng như hoạch định về tương lai trước khi lập kế hoạch cho cả tổ chức. Từ kế hoạch của bản thân công chức sẽ chủ động hơn trong công việc, căn cứ vào các mục tiêu của cơ quan, đơn vị để cụ thể hóa thành mục tiêu cho từng cá nhân.

c. Tích cực học tập, rèn luyện và phát triển chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp

Tự bản thân mỗi cán bộ, công chức phải có ý thức tự rèn luyện bản thân và không ngừng nâng cao trình độ học vấn. Chấp hành tốt các nội quy, quy chế làm việc của cơ quan. Tuyệt đối không vi phạm pháp luật, tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, lãng phí, rèn luyện bản thân không theo bè cánh, chủ động học hỏi đồng nghiệp, chủ động học tập nâng cao trình độ. CCVC thường là những người có trình độ đào tạo cao và tầm nhận thức sâu rộng. Tuy nhiên kiến thức công vụ luôn luôn thay đổi và hiện đại theo thời gian nên bắt buộc

phải thường xuyên, liên tục học tập, đào tạo và tự đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn, kỹ thuật phục vụ tốt hơn cho công việc. Dù đang làm việc ở vị trí nào, soạn thảo văn bản hay văn thư lưu trữ, tiếp nhận hồ sơ…cũng đều phải nâng cao trình độ và trở thành chuyên nghiệp trong công việc của mình. Học tập là để nâng cao trình đô của bản thân, thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất, tránh tình trạng học để lấy bằng cấp mà khi tiến hành thực hiện công việc thì lại xa lạ. Nếu một người CCVC không muốn học tập, trau dồi thì dù cho cơ quan có tổ chức tạo điều kiện cho anh ta tham gia nhiều lớp học như thế nào đi nữa cũng không có kết quả tốt mà lại tốn kém. Hơn nữa, chỉ có bản thân người CCVC mới biêt mình đang thiếu hụt kiến thức nào, nên học cái gì và học như thế nào để có kết quả tốt nhất. Vì thế cho nên không ai khác ngoài chính họ sẽ tích cực học tập và trau dồi kiến thức cho mình. Một CCVC khi tiếp xúc với công việc mà không có kiến thức để làm thì dễ sinh ra tâm lý chán nản và sợ việc và ngược lại một người luôn chủ động làm chủ công việc bằng việc học tập của mình thì công việc đó sẽ biến thành một niềm vui cũng như niềm đam mê.

d. Tự đánh giá bản thân trong quá trình thực hiện công việc

Cán bộ công chức, viên chức sẽ đánh giá bản thân họ đúng và chân thực nhất. Việc tự đánh giá giúp công chức, viên chức nhận thức được họ đã làm được những gì trong thời gian cụ thể, tiến độ hoàn thành công việc theo kế hoạch. Từ đó họ có những bước chuẩn bị tốt nhất về tinh thần, học vấn và các điều kiện cần thiết để có thể hoàn thiện tốt nhất kế hoạch tự thân của mình.

Tự đánh giá là quá trình nhìn lại, đánh giá những kinh nghiệm sống để xem xét bạn đã tích luỹ được những kỹ năng liên quan đến công việc. Lãnh đạo đơn vị có thể đánh giá công chức qua những phương pháp và cách thức riêng của họ, kết quả có thể đúng, có thể không chính xác do những lỗi thiên về bản chất và hiện tượng trong hoạt động của CCVC. Tuy nhiên, CCVC sẽ đánh giá

họ đúng và chân thực nhất.

Thực trạng tại huyện nói chung, việc đánh giá hầu như chỉ là hình thức theo các mẫu đánh giá hàng năm giống nhau như đúc qua các năm, chỉ khác về họ tên, chức vụ và năm tháng để báo cáo cho cấp trên, đê khen thưởng, thi đua hình thức. Do đó, việc tự đánh giá giúp CCVC nhận thức được họ đã làm được những gì trong thời gian cụ thể, nhưng công việc đó đã đi đến đâu của kế hoạch và hoạch định đường chức nghiệp của bản thân họ. Từ đó, họ có những bước chuẩn bị tốt nhất về tinh thần, học vấn để có thể hoàn thiện tốt nhất kế hoạch tự thân của mình.

Để thực hiện được nội dung này, lãnh đạo các đơn vị nên cởi mở, khách quan, trên sự dân chủ của đơn vị để đánh giá chính xác. Không đặt nặng vấn đề kỷ luật – khen thưởng sau đánh giá. Việc đánh giá dựa trên tinh thần nhìn nhận, khắc phục khuyết điểm để hoàn thiện trong thời gian tới.

e. Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, giao lưu văn hóa để nâng cao thể chất và tinh thần

Để làm việc được hiệu quả, trước hết người cán bộ công chức, viên chức phải có sức khỏe, sức khỏe tốt, tinh thần tốt sẽ làm việc tập trung và hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy cải thiện sức khỏe và tinh thần sẽ làm giảm thiểu các áp lực trong công việc. Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động văn hóa, các hoạt động xã hội có ích là cách nâng cao sức khỏe và tinh thần.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại huyện đắk glei, tỉnh kon tum (Trang 114 - 116)