6. Tổng quan tài liệu
1.2.2. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom
Victor Vroom đưa ra lý thuyết kỳ vọng và thuyết này hiện được sử dụng rất phổ biến để giải thích động lực của cá nhân.
Hình 1.2. Thuyết kỳ vọng
Theo thuyết kỳ vọng của Victor Vroom, sức mạnh của xu hướng hành động theo một cách nhất định phụ thuộc vào sức mạnh kỳ vọng của chúng ta
Hiệu quả cá nhân Nỗ lực cá nhân Phần thưởng của tổ chức Mục tiêu cá nhân 1 2 3
Mối quan hệ nỗ lực – hiệu quả Mối quan hệ hiệu quả - phần thưởng Mối quan hệ phần thưởng – mục tiêu
vào một kết quả được đưa ra và sự hấp dẫn của nó. Hiểu một cách thực tế hơn: một sự nỗ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ đến kết quả hoặc phần thưởng như mong muốn. Bởi vậy, thuyết này đã tập trung vào ba mối quan hệ:
Mối quan hệ nỗ lực – hiệu quả: Khả năng cá nhân nhận thức rằng tăng cường nỗ lực sẽ mang lại hiệu quả.
Mối quan hệ hiệu quả - phần thưởng: Mức độ một cá nhân tin tưởng rằng hiệu quả ở một mức độ đặc biệt nào đó sẽ giúp đạt được kết quả mong muốn.
Mối quan hệ phần thưởng – mục tiêu:: Mức độ mà phần thưởng của tổ chức thỏa mãn m,ục tiêu cá nhân và sự thu hút phần thưởng tiềm năng ấy đối với cá nhân.
Vận dụng học thuyết để tạo động lực thúc đẩy người lao động tích cực, hăng say nỗ lực hết mình trong công việc. Nhà quản lý cần phải làm cho người lao động hiểu 3 mối quan hệ: Mối quan hệ giữa nỗ lực cá nhân và hiệu quả cá nhân đạt đưuơch; Mối quan hệ giữa hiệu quả và phần thưởng; Mối quan hệ giữa phần thưởng với mục tiêu cá nhân.