6. Tổng quan tài liệu
2.2.3. Thực trạng động lực làm việc của đội ngũ cán bộ công chức, viên
viên chức huyện Đăk Glei
Qua kết quả khảo sát, nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại huyện Đăk Glei cũng có các biểu hiện chung đối với cán bộ công chức, viên chức nước ta hiện nay, có động lực làm việc chưa cao và một số ít chưa có động lực làm việc. Biểu hiện ở một số mặt sau:
Thứ nhất, hiệu quả công việc của đội ngũ công chức, viên chức nhìn chung là thấp. Chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức chưa đạt chất lượng cao, mới chỉ dừng lại ở mức hoàn thành nhiệm vụ, vẫn còn một tỷ lệ nhất định công chức chưa hoàn thành nhiệm vụ. Theo kết quả thống kê khảo sát, tỷ lệ công chức, viên chức vẫn chưa hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn do cấp trên giao phó, cụ thể tỷ lệ hoàn thành các công việc được giao nằm trong khoảng 80-90% là khoảng 46,7%, từ 60-80% là 12%. Số liệu này cho thấy việc triển khai công vụ vẫn còn trì trệ, chậm tiến độ và chất lượng.
Thứ hai, tác phong làm việc của đội ngũ công chức vẫn lề mề thiếu tác phong công nghiệp. Vẫn còn hiện tượng cán bộ, công nhân viên chức ở cơ quan đầu giờ làm việc buổi sáng gọi đồng nghiệp, bạn bè đi ăn sáng, uống cà phê rồi mới vào cơ quan làm việc; phong cách làm việc theo kiểu quan liêu, trì trệ, ỷ lại và thiếu trách nhiệm.
Bảng 2.4. Khảo sát về tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước huyện Đăk Glei
Chỉ tiêu Mức độ đánh giá Giới tính Tổng cộng Nam Nữ Chức vụ Chức vụ Nhân viên Lãnh đạo Nhân viên Lãnh đạo Số lượng Tỷ lệ
Đánh giá của anh (chị) đối với việc chấp hành giờ giấc của đồng nghiệp trong cơ quan
Rất thường xuyên vi phạm 10 2 12 13,0% Thường xuyên 12 10 8 3 33 35,9% Thỉnh thoảng 11 4 10 8 33 35,9% Nghiêm túc chấp hành 7 6 1 14 15,2% Đánh giá mức độ hoàn thành công việc cấp trên giao phó (kể cả chất lượng và tiến độ) 90-100% 12 11 6 9 38 41,3% 80-90% 21 3 16 3 43 46,7% 60-80% 7 4 11 12,0% Dưới 60% 0 0,0%
Khoảng thời gian anh (chị) tập trung làm việc tại công sở (tính bình quân trong 1 ngày làm việc) Trên dưới 8 giờ 7 3 6 2 18 19,6% 6 - 7 giờ 10 8 12 9 39 42,4% 5 - 6 giờ 21 3 8 1 33 35,9% 4 - 5 giờ 2 2 2,2%
Theo kết quả khảo sát thì có đến 84,8% cán bộ công chức, viên chức được hỏi đánh giá các đồng nghiệp của mình vi phạm về giờ giấc làm việc. Trong đó có tới hơn 35% số lượng người được hỏi đánh giá có đồng nghiệp thường xuyên vi phạm về giời giấc. Cho thấy một bộ phận cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện chưa nghiêm túc chấp hành các nội quy của cơ quan về giờ giấc làm việc. Hơn nữa, việc công chức, viên chức làm việc tại cơ quan nhà nước không đảm bảo, theo thống kê có hơn 75% người được hỏi chỉ sử dụng khoảng 5-7 giờ/ngày để tập trung làm việc tại cơ quan.
Thứ ba, mức độ quan tâm đến nghề nghiệp của công chức hành chính nhà nước ta nói chung không cao. Theo kết quả khảo sát thì có đến 65% người được hỏi vừa làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước vừa làm thêm các công việc khác (chủ yếu là kinh doanh thêm) để tìm kiếm thêm thu nhập. Và tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức làm thêm các công việc khác có tỷ lệ cao hơn ở nhân viên so với lãnh đạo. Nguyên nhân chủ yếu là do mức lương quá thấp nên họ không đủ trang trải, nuôi sống gia đình do đó họ không tập trung làm việc một chỗ cho cơ quan nhà nước mà phải kiếm thêm nguồn thu nhập.
Thứ tư, quan hệ ứng xử với người dân: Công sở là nơi công dân, doanh nghiệp, các cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp trong ngành… đến liên hệ, công tác. Vì vậy, cán bộ, công chức làm việc ở đây cần có những ứng xử văn minh, thanh lịch trong giao tiếp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở một số công sở, chúng ta vẫn bắt gặp những cách ứng xử thiếu thanh lịch. Ăn nói, giao tiếp cũng là một biểu hiện văn hoá nơi công sở, nhưng xung quanh việc này vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Là cơ quan công quyền nhưng một số người vẫn mang nặng tư duy cửa quyền khi tiếp xúc với dân. Một số cơ quan, đơn vị thường xuyên làm việc trực tiếp với người dân và doanh nghiệp được UBND
huyện thí điểm đánh giá công chức, viên chức qua phản ánh, lấy phiếu tín nhiệm của người dân, doanh nghiệp. Kết quả mô hình thí điểm đánh giá khoảng 20% cán bộ có văn hóa ứng xử chưa tốt, còn nhũng nhiễu. Tuy chỉ là thí điểm một số đơn vị, chưa phải toàn diện nhưng cũng phản ánh phần nào thực trạng văn hóa ứng xử của CCVC.
Thứ năm, tỷ lệ công chức không hài lòng với công việc và muốn chuyển sang công việc khác khi có điều kiện.