7. Tổng quan tài liệu
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển giáo dụ cở Ninh Thuận
Sau khi đƣợc thành lập 26/12/1991, chính thức đƣợc tái lập và đi vào hoạt động 01/04/1992 cho đến nay, Ninh Thuận đã không ngừng thay đổi, khoác trên mình tấm áo mới của sự phát triển nhanh chóng về kinh tế – xã hội và quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ cao. Bên cạnh các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển chung của tỉnh. Giáo dục và đào tạo luôn nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp. Trong các Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh luôn khẳng định: Phải “Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Tạo bƣớc chuyển biến cơ bản về chất lƣợng giáo dục, chú trọng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn mới”.[4, tr.55] Theo đó, “Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chƣơng trình đầu tƣ cho giáo dục gắn với thực hiện bình đẳng về cơ hội học tập và chính sách xã hội trong giáo dục cho mọi ngƣời”.[4, tr.55]
Nhờ có những chủ trƣơng đúng đắn và kịp thời, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của tỉnh nhà. Từ năm 1992 đến nay, ngành giáo dục nói chung, giáo dục ở bậc THPT nói riêng đã không ngừng phát triển.
Nếu nhƣ trong năm học đầu tiên 1992 – 1993 toàn tỉnh chỉ có 206 cơ sở trƣờng học. Trong đó, Mầm non: 70, Tiểu học: 106, Trung học cơ sở (THCS): 18, THPT: 5. Nhiều xã chƣa có trƣờng Mầm non, tiểu học. Trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm chỉ có 1 trƣờng THPT (Trƣờng THPT Nguyễn Trãi). Trong năm học đầu tiên này, tỉnh vẫn chƣa có các trƣờng phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) và Dân tộc bán trú (DTBT) cũng nhƣ các cơ sở giáo dục thƣờng xuyên. Nhiều nơi còn tình trạng lớp học tranh, tre, nứa, lá, học nhờ, học tạm, học ca 3. Tình trạng thiếu phòng chức năng, phòng học bộ môn, nhà vệ sinh, công trình nƣớc sạch diễn ra phổ biến.
khăn, miền núi thiếu giáo viên nghiêm trọng. Ở bậc THPT thiếu giáo viên giảng dạy các bộ môn đặc thù nhƣ: Anh văn, Kỹ thuật, Thể dục. Nhiều nơi giáo phải dạy kiêm thêm các môn học và dạy trái với môn học đƣợc đào tạo. Nhiều địa phƣơng số giáo viên Tiểu học, Mầm non trong diện hợp đồng khá lớn. Số giáo viên chƣa đạt chuẩn chiếm khá cao, giáo viên trên chuẩn đào tạo rất ít. Đời sống của giáo viên gặp nhiều khó khăn, nên nhiều giáo viên thiếu an tâm công tác.
Trong năm học đầu tiên này, toàn tỉnh có 82.040 học sinh các cấp, trong đó Mầm non: 9.531, Tiểu học: 56.455, THCS: 15.080, THPT: 3.170 học sinh. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt thấp. Tình trạng học sinh lƣu ban, bỏ học chiếm tỷ lệ cao. Toàn tỉnh chỉ có 608 học sinh tốt nghiệp THPT và 215 học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng.
Hơn 20 năm qua, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, ngành giáo dục đào tạo của tỉnh nhà đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Cho đến hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Thuận có nhiều thành tựu lớn.
Tính đến năm học 2011 – 2012, toàn tỉnh có 317 cơ sở trƣờng học, tăng 211 trƣờng. Trong đó, Mầm non tăng 19 trƣờng, Tiểu học tăng 41 trƣờng, THCS tăng 45 trƣờng, THPT tăng 13 trƣờng (gấp 3 lần so với năm 1992). Hiện đã có 4 trƣờng DTNT, 5 trƣờng DTBT, 4 trung tâm Kinh tế tổng hợp – Hƣớng nghiệp (KTTH–HN) và Giáo dục thƣờng xuyên (GDTX), 12 trung tâm và cơ sở ngoại ngữ – tin học, 65 trung tâm Học tập cộng đồng, đạt 100% xã có trung tâm Học tập cộng đồng. Đã có trƣờng THPT chuyên và Phân hiệu đại học. Có 32 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, chiếm 10% cơ sở giáo dục. Đội ngũ giáo viên đông đảo, đảm bảo đủ về số lƣợng và chất lƣợng với 7.368 giáo viên, tăng 4.213 giáo viên. Đã khắc phục đƣợc bƣớc đầu tình hình thiếu giáo viên miền núi, giáo viên THPT và giáo viên các môn học đặc thù. Tỷ lệ giáo
viên đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ khá cao (đạt chuẩn trên 99%, trên chuẩn trên 30%), nhiều cấp học tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn cao hơn mặt bằng chung cả nƣớc.
Năm học 2011 – 2012 toàn tỉnh có 131.000 học sinh (tăng 48.960 học sinh), trong đó Mầm non: 18.571 (tăng 9.040 học sinh), Tiểu học: 57.166 (tăng 711 học sinh), THCS: 37.085 (tăng 22.005 học sinh), THPT: 18.792 (tăng 15.622 học sinh). Số học sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng là: 3.097 em (gấp 18 lần so với năm 1992), tăng 2882 em. Nhiều học sinh đạt giải cao trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi Olimpic khu vực, đạt giải thủ khoa, á khoa kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng. Chất lƣợng giáo dục đã có bƣớc tiến lớn trong cả giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Cụ thể nhƣ sau:
Về giáo dục mầm non: Có tổng cộng 89 trƣờng. Tỷ lệ trƣờng mầm non ngoài công lập chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao, 19,1%. Về sự chênh lệch giữa các huyện, năm 2010 khoảng 30% trƣờng mầm non tập trung ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, sau đó đến huyện Ninh Hải 14,9%, huyện Ninh Phƣớc 13,8%, huyện Bác Ái 13,8%, các huyện khác có tỷ lệ dƣới 10%. Theo số liệu của Phòng Mầm non, các năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đi nhà trẻ lần lƣợt là 9,72%, 7,59%, 11,16%, 10,75% và 11%. Nhƣ vậy tỷ lệ trẻ em đi nhà trẻ của tỉnh còn thấp. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo là 56,83%, 60,8%, 57,32%, 58,77% và 64,1%. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo năm 2011 đạt 95,66%, đây là một tỷ lệ cao. Về đội ngũ giáo viên, nhìn chung còn thiếu so với nhu cầu, nhất là cho học 2 buổi/ngày. Năm 2011, tỷ lệ giáo viên ngoài công lập khối nhà trẻ lên đến 80%, trong khi đó tỷ lệ này ở cấp học mẫu giáo là 24,5%. Năm 2011, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn khối nhà trẻ là 29,23%, khối mẫu giáo là 88,61%.[36, tr.14]
Về giáo dục tiểu học: Số lƣợng trƣờng, lớp tăng đều qua các năm. Đến nay, 100% xã, phƣờng trên địa bàn tỉnh đã có trƣờng tiểu học, cơ bản, mạng lƣới trƣờng, lớp tiểu học đã phủ khắp địa bàn tỉnh.
Số lƣợng giáo viên tiểu học của tỉnh đã tăng liên tục từ năm 2006 đến nay. Đến năm học 2011 – 2012, toàn tỉnh có 3.059 giáo viên tiểu học, tăng 420 ngƣời, gấp 1,16 lần so với năm 2006. 100% số giáo viên là giáo viên trƣờng công lập.[39, tr.16]
Về giáo dục THCS: Về cơ bản, mạng lƣới trƣờng, lớp trung học cơ sở đã phủ khắp địa bàn tỉnh. Số phòng học biến động không nhiều. Mạng lƣới trƣờng phân bố khá đồng đều giữa các huyện, thành phố trong tỉnh.
Về số lƣợng trƣờng, năm 2006 toàn tỉnh có 51 trƣờng trung học cơ sở, đến năm 2011 có 63 trƣờng, tăng thêm 12 trƣờng. 100% trƣờng thuộc công lập. Số lớp học lại giảm dần từ 1.149 lớp năm 2006, xuống còn 1.109 lớp năm 2011. Số học sinh bình quân một lớp cũng giảm liên tục từ 40,12 học sinh năm 2006 xuống 33,44 học sinh năm 2011. Điều đó một phần do số học sinh giảm, nhƣng chủ yếu là do sự gia tăng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của tỉnh.
Số lƣợng học sinh trung học cơ sở giảm liên tục, từ 45.984 học sinh năm 2006 xuống còn 37.085 học sinh năm 2011, chỉ bằng 80% so với năm 2006. Thực trạng đó phản ánh sự giảm sút đáng kể số lƣợng học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút đó. Nguyên nhân chính vẫn là do tỷ lệ tăng dân số giảm dần trong suốt nhiều năm qua. Còn những nguyên nhân phụ khác nhƣ kinh tế gia đình khó khăn, do hổng kiến thức không theo kịp chƣơng trình, học sinh đi làm thêm để có thu nhập… Số lƣợng giáo viên trung học cơ sở tăng liên tục, từ 1.957 giáo viên năm 2006 lên 2.214 giáo viên năm 2011, gấp 1,13 lần năm 2006.
Về giáo dục THPT: Số lƣợng trƣờng THPT tăng liên tục. Năm 2014, cả tỉnh có 19 trƣờng, trong đó có 1 trƣờng chuyên, tăng gấp đôi so với năm
2006. Số lƣợng phòng học tăng dần qua các năm. Năm 2006 toàn tỉnh có 290 phòng học, thì đến năm 2011, số phòng học đã tăng lên 428. Số lƣợng lớp học tăng đều qua các năm. Năm 2006 toàn tỉnh có 400, đến năm 2011 đã tăng lên 468 lớp, gấp 1,17 lần.
Ngoài ra, Ninh Thuận là tỉnh có truyền thống duy trì tốt hệ thống trƣờng phổ thông dân tộc nội trú dành cho học sinh dân tộc ít ngƣời. Năm học 2011 – 2012 toàn tỉnh có 4 trƣờng phổ thông DTNT, với 31 lớp, 43 phòng học, 67 giáo viên, 940 học sinh, chiếm tỷ lệ gần 6% trên tổng số học sinh dân tộc. Ngoài các trƣờng phổ thông DTNT, Ninh Thuận còn có các trƣờng phổ thông DTBT (dân nuôi). Năm học 2011 – 2012, có 09 trƣờng (cơ sở) bán trú dân nuôi, tăng 04 trƣờng so với năm học 2009 – 2010. Trong số 9 trƣờng đó có 03 trƣờng tiểu học và 06 trung học cơ sở.[39, tr.24] Hiện nay, một số địa phƣơng tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho đối tƣợng học sinh bán trú dân nuôi, nhƣ huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Bắc... Về cơ bản, các địa phƣơng cũng đã thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với đối tƣợng giáo viên, học sinh thuộc diện chính sách. Nguồn kinh phí cho loại hình trƣờng này gồm kinh phí do Nhà nƣớc cấp kết hợp với kinh phí do nhân dân và các tổ chức đóng góp.
Hiện nay, tỉnh còn có các trƣờng và trung tâm đào tạo nhƣ: Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ở các huyện, Trƣờng Cao đẳng sƣ phạm, phân hiệu Đại học Nông lâm, cơ sở Đại học Thủy lợi và 02 trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) (Trung cấp Y tế và Trung cấp Việt Thuận), Trƣờng Cao đẳng nghề, Trƣờng Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Tân Bách khoa, Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên Phan Rang, 3 Trung tâm KTTH–HN Phan Rang, Ninh Sơn, Ninh Phƣớc. Trong đó, quy mô đào tạo của Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm là lớn nhất. Trong những năm gần đây, quy mô đào tạo của trƣờng cũng đang có nhiều biến động, số lƣợng học sinh, sinh viên theo học đã giảm dần.
Hiện nay, tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học của trƣờng chiếm 32,26%. Đây là tỷ lệ khá cao đối với một trƣờng cao đẳng.
Ngoài Trƣờng Cao đẳng sƣ phạm, trên địa bàn tỉnh còn 01 Phân hiệu của Trƣờng Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh, mới mở đƣợc 4 năm, nhƣng tuyển sinh khó khăn. Năm đầu có 250 chỉ tiêu nhƣng chỉ tuyển đƣợc 19. Năm nay 300 chỉ tiêu chỉ tuyển đƣợc 35 sinh viên. Ngoài ra, hiện có 02 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp mới có quyết định thành lập, chƣa xây dựng trƣờng, 01 trƣờng trung cấp y tế đang đi thuê địa điểm.
Về đào tạo nghề, trên địa bàn tỉnh hiện có 18 cơ sở dạy nghề. Trong 5 năm 2005 – 2010 đã đào tạo nghề cho 41.193 lao động, trong đó đào tạo nghề dài hạn cho 3.231 lao động, dạy nghề ngắn hạn cho 37.962 lao động. Từ 60 – 70% lao động có việc làm sau khi đào tạo nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, trong đó đào tạo nghề 25%.[47, tr.19]
Tóm lại, trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trƣớc hết qui mô giáo dục không ngừng tăng lên. Mạng lƣới trƣờng lớp đã phủ khắp địa bàn tỉnh, đến tận thôn, xã, đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 100% xã, phƣờng có trƣờng mầm non và trƣờng tiểu học. Bình quân gần 90% số xã, phƣờng, thị trấn có trƣờng trung học cơ sở. Mỗi huyện có ít nhất một trƣờng trung học phổ thông. Các loại hình đào tạo tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển rộng khắp. Hệ thống trung tâm giáo dục thƣờng xuyên phát triển, tạo điều kiện bồi dƣỡng kiến thức và nâng cao trình độ học vấn cũng nhƣ góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.
2.2. TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở NINH THUẬN HIỆN NAY