Nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục vào việc xây dựng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở ninh thuận hiện nay (Trang 74 - 76)

7. Tổng quan tài liệu

3.1.1. Nguyên tắc lý luận gắn với thực tiễn

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nƣớc, vì dân của mình, Hồ Chí Minh luôn đề cao nguyên tắc lý luận phải gắn với thực tiễn. Tuy không để lại những tác phẩm chuyên khảo về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nhƣng ở nhiều bài viết, bài nói Ngƣời luôn luôn đề cập tới nguyên tắc cơ bản này bằng nhiều cách nói, cách viết, cách diễn đạt khác nhau nhằm giúp cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng. Cả cuộc đời của Ngƣời là tấm gƣơng sáng về việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Một trong những biểu hiện sinh động ấy là, trong hoạt động cách mạng Ngƣời luôn luôn sâu sát thực tế, gắn bó với cơ sở, gần gũi với nhân dân. Trong khoảng 10 năm từ 1955 – 1965, Hồ Chí Minh đã thực hiện trên 700 lƣợt đi thăm, tiếp xúc với cán bộ, bộ đội, công nhân, giáo viên, bác sĩ, nông dân, các cụ phụ lão, các cháu thanh, thiếu niên nhi đồng, các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong, các hợp tác xã, bệnh viện, trƣờng học... Ngƣời đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam trên tinh thần có chọn lọc, tiếp biến và nắm vững phép biện chứng của học thuyết Mác – Lênin, căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử ở Việt Nam mà Ngƣời đã đề ra các chủ trƣơng, đƣờng lối cho phù hợp với cách mạng tại Việt Nam. Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau để nói về nguyên tắc này: “Lý luận đi đôi với thực tiễn”, “Lý luận đi với thực hành”,[30, tr.300] Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau, Lý luận phải liên hệ với thực tế… Dù nói

“đi đôi”, “gắn liền”, “kết hợp” nhƣng điều cốt lõi nhất mà Ngƣời muốn nhấn mạnh là:

“Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hƣớng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.[31, tr.498]

Nhƣ vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đƣợc Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đƣờng, dẫn dắt, chỉ đạo, hƣớng dẫn, định hƣớng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nƣơng tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau.

Ngƣời căn dặn:

“Phải nâng cao sự tu dƣỡng về chủ nghĩa Mác – Lênin để dùng lập trƣờng, quan điểm, phƣơng pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin mà tổng kết kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nƣớc ta. Có nhƣ thế chúng ta mới dần dần hiểu đƣợc quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra đƣợc đƣờng lối, phƣơng châm, bƣớc đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nƣớc ta”.[32, tr.92] Quán triệt nguyên tắc trên, khi vận dụng tƣ tƣởng của Ngƣời vào xây dựng đội ngũ giáo viên THPT ở Ninh Thuận hiện nay phải xuất phát từ những điều kiện thực tế ở địa phƣơng mà cụ thể nhất là đội ngũ giáo viên THPT của tỉnh hiện nay, cần đánh giá đúng thực trạng, đặc điểm riêng, những hạn chế, khó khăn… Từ đó giúp chúng ta tìm đƣợc những nguyên nhân cơ bản nhất, then chốt nhất của những khó khăn, hạn chế nhằm hƣớng tới xây dựng các giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét, đánh giá đúng thực tiễn về

điều kiện cơ sở vật chất, đời sống giáo viên, các điều kiện để phục vụ công tác giảng dạy, học tập, trình độ nhận thức của ngƣời dạy, ngƣời học và khả năng tài chính của sở giáo dục tỉnh Ninh Thuận tác động đến quá trình giảng dạy của giáo viên.

Do đó, trƣớc khi vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào xây dựng đội ngũ giáo viên THPT ở Ninh Thuận nhất thiết phải hiểu và vận dụng nguyên tắc về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lý luận phải gắn với thực tiễn hay nói một cách dễ hiểu hơn. Khi tiến hành phát triển, nâng cao đội ngũ giáo viên THPT ở Ninh Thuận cần phải xem xét tình hình ở địa phƣơng để có biện pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục vào việc xây dựng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở ninh thuận hiện nay (Trang 74 - 76)