Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện và động lực cho giáo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục vào việc xây dựng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở ninh thuận hiện nay (Trang 89 - 92)

7. Tổng quan tài liệu

3.2.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện và động lực cho giáo

giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn

Hiện nay ở Ninh Thuận đã có nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nhƣng nhƣ vậy là chƣa đủ. Cần phải cụ thể

hơn nữa, quan tâm nhiều hơn nữa, phải có cơ chế, chính sách tạo điều kiện và động lục cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.

Khi nền giáo dục nƣớc nhà còn nhiều khó khăn, Hồ Chí Minh dành sự quan tâm đặc biệt đến giáo viên, nhất là đời sống vật chất và tinh thần của những ngƣời làm thầy. Ngƣời cho rằng, chỉ cần làm tốt đƣợc vấn đề này sẽ tạo động lực giúp giáo viên yêu nghề, gắn bó với nghề và tâm huyết với nghề nhà giáo. Nhƣ đã nói ở trên, Ninh Thuận có nhiều vùng khó khăn, nhiều ngôi trƣờng ở vùng sâu, vùng xa. Đời sống giáo viên cơ cực, thiếu thốn trăm bề, ngoài giờ lên lớp giáo viên còn phải tự sản xuất để có nguồn thực phẩm tại chỗ, nhiều trƣờng nằm xa thị trấn, xa các đƣờng giao thông. Do đó, cơ chế quản lý chuyên môn và phân chia phúc lợi theo hƣớng bình quân, không tạo đƣợc động lực để giáo viên tâm huyết với nghề, yêu trƣờng bám bản cũng nhƣ nâng cao trình độ chuyên môn. Nhƣ vậy sẽ làm cho giáo viên không còn động lực để phấn đấu. Do đó, cần triển khai cơ chế và các chế độ chính sách mới nhằm tạo động lực phấn đấu cho giáo viên, tránh cơ chế chia đều bình quân, cần thực hiện theo quan điểm của Ngƣời là: làm nhiều thì đƣợc hƣởng nhiều, làm ít thì hƣởng ít, không làm thì không hƣởng. Kết hợp chặt chẽ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần với mức độ bồi dƣỡng chuyên môn và công hiến thực tế của giáo viên.

Ngoài ra, có thể tìm hiểu, xem xét và kế thừa một số cách thức, biện pháp mà một số tỉnh hay thành phố đã thực hiện về cơ chế chính sách đối với giáo dục. Nếu phù hợp có thể áp dụng. Có thể thấy điển hình hai tỉnh, thành phố có cách làm hay về vấn đề này mà Ninh Thuận có thể xem xét:

Một là: chính sách thu hút nguồn nhân lực cho phát triển giáo dục của thành phố Đà Nẵng.

Trong những năm gần đây, Đà Nẵng là thành phố phát triển nhanh và năng động của cả nƣớc. Ngành giáo dục của thành phố đã gặt hái đƣợc nhiều

thành công: nhiều học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế. Đặc biệt là tỷ lệ học sinh thi đậu tốt nghiệp đạt 98,54% (2014), thi đỗ vào đại học cao đẳng không ngừng tăng lên, nhiều trƣờng THPT của thành phố đã khẳng định vị thế về chất lƣợng giáo dục của mình trong cả nƣớc nhƣ các trƣờng: Lê Quý Đôn, Phan Châu Trinh, Hòa Vang, Hoàng Hoa Thám… Đạt đƣợc những thành tích đó, phải kể đến những chủ trƣơng, chính sách mà thành phố đã làm để tạo động lực cho giáo viên THPT. Trong đó, chính sách thu hút nhân tài của thành phố đã phát huy hiệu quả và ngày càng nhiều sinh viên giỏi, sinh viên xuất sắc ra trƣờng mong muốn đƣợc ở lại phục vụ cho thành phố. Các cơ chế, chính sách đó là: tăng kinh phí hỗ trợ cho giáo viên tham gia học sau đại học để nâng cao trình độ, ngoài tiền học phí UBND và Sở giáo dục thành phố còn hỗ trợ thêm tiền cho sinh hoạt và đƣợc hƣởng lƣơng nếu vẫn có thể thu xếp đi dạy đƣợc. Riêng đối với sinh viên mới ra trƣờng tốt nghiệp loại giỏi trở lên mà không có hộ khẩu tại Đà Nẵng, thi đậu công chức ngành giáo dục thì ngoài mức lƣơng theo hệ số quy định thì thành phố còn hỗ trợ thêm 1.000 000 đồng mỗi tháng để thuê trọ và giải quyết một lần tiền thu hút là 20.000 000 đồng để mua xe phục vụ đi dạy. Ngoài ra, giáo viên mới đều đƣợc tham gia tập huấn, bồi dƣỡng và tạo mọi điều kiện để nâng cao trình độ. Đây là những chính sách thiết thực nhất hiện nay có thể giữ chân đƣợc giáo viên giỏi và tạo động lực để giáo viên cống hiến với ngành.

Hai là: chính sách luân chuyển cán bộ của tỉnh Quảng Nam

Tỉnh thứ hai cần nói đến là tỉnh Quảng Nam. Quảng Nam cũng có chính sách khá đặc trƣng đó là quy chế luân chuyển cán bộ phục vụ giáo dục. Cụ thể nhƣ sau: Đối với giáo viên mới đƣợc biên chế, tuyển dụng phải tham gia phục vụ ở những khó khăn, vùng sâu, vùng xa… và đƣợc hƣởng những chế độ, chính sách đã ngộ theo vùng miền rất cao. Lƣơng của giáo viên phục vụ ở các vùng núi, vùng khó khăn cao gấp 2 đến 3 lần so với giáo viên ở đồng bằng.

Sau 3 năm phục vụ ở những nơi này, nếu giáo viên có nguyên vọng ở lại thì vẫn đƣợc hƣởng chế độ chính sách nhƣ bình thƣờng và đều đƣợc tạo điều kiện để học sau đại học nâng cao trình độ, nếu có nguyện vọng về các thành phố, thị trấn thì tỉnh sẽ xem xét bố trí về đồng bằng thay cho giáo viên về hƣu và hƣởng chính sách, chế độ bình thƣờng nhƣ giáo viên ở đồng bằng. Giải pháp này giải quyết đƣợc vấn đề thiếu giáo viên ở vùng khó khăn.

Ngoài ra còn rất nhiều tỉnh, thành phố khác cũng có nhiều cách làm hay và thiết thực. Sở giáo dục Ninh Thuận có thể tham khảo và vận dụng nếu xét thấy phù hợp với điều kiện tài chính của mình. Đặc biệt với hai điển hình nêu trên với hai giải pháp tốt cũng có thể áp dụng ở Ninh Thuận hiện nay.

Một trong những vấn đề cũng cần quan tâm nữa là: phải có cơ chế chọn ngƣời cán bộ chủ chốt, đủ đức, đủ tài. Ngƣời đứng đầu có năng lực, có uy tín, tận tụy với công việc, hòa đồng với đồng nghiệp và có tầm nhìn xa trông rộng. Chính vì thế, việc lựa chọn, bố trí hiệu trƣởng, hiệu phó các trƣờng THPT ở tỉnh hiện nay cần phải tổ chức qua thi tuyển. Ngƣời tham gia thi tuyển phải thực hiện các đề tài về định hƣớng phát triển nhà trƣờng THPT trong nhiệm kỳ mình sẽ làm và bảo vệ trƣớc hội đồng của tỉnh. Phải chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân và Sở giáo dục tỉnh về kết quả của thực tiễn nếu đƣợc bổ nhiệm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục vào việc xây dựng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở ninh thuận hiện nay (Trang 89 - 92)