7. Tổng quan tài liệu
3.1.3. Quan điểm kế thừa và phát triển
Kế thừa là quy luật phát triển tất yếu của mọi sự vật, hiện tƣợng trong tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Kế thừa còn đƣợc xem là một trong những đặc trƣng cơ bản, phổ biến của phủ định biện chứng, là sợi dây liên kết bền vững giữa cái cũ và cái mới, giữa sự vật cũ và sự vật mới trên con đƣờng phát triển. Thực chất đây là quá trình đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa sự vật cũ với sự vật mới nhằm phát huy những yếu tố, bộ phận tích cực, tiến bộ của cái cũ, sự vật cũ để xây dựng, tạo nên cái mới, sự vật mới. Quá trình đó vừa diễn ra sự lọc bỏ và giữ lại những “hạt nhân hợp lý”, vừa bổ sung, phát triển và tạo ra các giá trị mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thế giới hiện thực. Trong triết học Mác – Lênin, vấn đề kế thừa đƣợc xem xét trên lập trƣờng duy vật biện chứng. Quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tƣợng trong thế
giới khách quan là quá trình liên tục thực hiện những bƣớc phủ định kế tiếp nhau. Sự phủ định ấy không chỉ đơn thuần là thủ tiêu, phá hủy cái cũ, mà còn là sự giữ lại và phát triển những nhân tố tích cực đã có, tức là kế thừa. Trong quá trình phát triển, giữa cái cũ và cái mới, sự vật cũ và sự vật mới bao giờ cũng có mối liên hệ ràng buộc, tƣơng tác qua lại, xâm nhập vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau và làm tiền đề của nhau. Cái cũ, sự vật cũ khi mất đi không có nghĩa là mất đi hoàn toàn, mà trong nó vẫn đƣợc bảo tồn và giữ lại những yếu tố tích cực, những “hạt nhân hợp lý” để tạo tiền đề, nền tảng cho sự phát triển tiếp theo. Thực chất nó là mắt khâu trung gian liên hệ giữa cái cũ, sự vật cũ với cái mới, sự vật mới. Ngƣợc lại, cái mới, sự vật mới phát triển cao hơn không phải từ hƣ vô, trên mảnh đất trống không, mà là kết quả phát triển hợp quy luật từ những gì hợp lý của cái cũ, sự vật cũ, là kết quả của sự đấu tranh và kế thừa tất cả những yếu tố còn tích cực của cái cũ, sự vật cũ. Diễn đạt tƣ tƣởng đó, Lênin viết:
“Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trƣng và cái bản chất trong phép biện chứng, – dĩ nhiên, phép biện chứng bao hàm trong nó nhân tố phủ định, và thậm chí với tính cách là nhân tố quan trọng nhất của nó, – không, mà là sự phủ định coi nhƣ là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định”.[19, tr.245]
Đối với Hồ Chí Minh, Ngƣời cho rằng: thế giới luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Do đó, mỗi ngƣời giáo viên phải không ngừng học tập để theo kịp sự phát triển của thời đại, nếu không muốn bị lạc hậu. Chính vì vậy, khi vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên THPT ở Ninh Thuận hiện nay không phải là quá trình
“tầm chương trích cú” từng câu, từng chữ, từng lời nói của Ngƣời nhƣ chiếc máy khâu sợi, mỗi ngày vẫn đều đặn từng nhịp nhƣ vậy. Ngƣợc lại, khi vận dụng tƣ tƣởng của Ngƣời vào phát triển đội ngũ giáo viên THPT ở Ninh Thuận phải đặt trong bối cảnh hiện nay, khi mà mỗi giây đi qua với hàng ngàn kiến thức mới ra đời, khi nền giáo dục nói chung và giáo dục ở bậc phổ thông nói riêng đang tiến hành đổi mới toàn diện để phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khi mà các nấc thang giá trị về đạo đức đang thay đổi và có những chuyển biến tiêu cực trong một số cán bộ và giáo viên đang làm công tác giảng dạy, quản lý… Do đó, kế thừa và vận dụng tƣ tƣởng của Ngƣời là phải hiểu đƣợc cái ý, cái thần của tƣ tƣởng mà đề ra những giải pháp phù hợp nhất cho việc bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên THPT ở Ninh Thuận hiện nay.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở NINH THUẬN HIỆN NAY