Định hƣớng thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.4. Định hƣớng thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Nam

a. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam đến năm 2020

Mục tiêu tổng quát mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần

thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra là:“Tạo bước chuyển mạnh mẽ về công

tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy dân chủ, truyền thống cách mạng, bản sắc văn hóa; huy động mọi nguồn lực và tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh; chú trọng công

tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; phấn đấu đến năm 2020, Quảng Nam trở thành tỉnh khá của cả nước” [11].

Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhiều chƣơng trình, đề án đƣợc tích cực triển khai. Theo đó, đã thành lập Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao của tỉnh; UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2020 và nhiều Đề án thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Các quy hoạch liên quan đến cải thiện môi trƣờng đầu tƣ đƣợc tỉnh rà soát, điều chỉnh và bổ sung kịp thời. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng tỉnh, cũng nhƣ quy hoạch tổng thể tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn; quy chế ƣu đãi đầu tƣ về giày da, may mặc và mây tre lá trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách của Chính phủ về miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp. Công tác cải cách hành chính, tập trung là cải cách thủ tục hành chính về thủ tục đầu tƣ đƣợc xem là nhiệm vụ trọng tâm và thƣờng xuyên để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ [11].

b. Dự báo về các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020

Bƣớc vào giai đoạn tới, Việt Nam tiếp tục lộ trình hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới và khu vực. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đặt mục tiêu phấn đấu đƣa tỉnh Quảng Nam trở thành tỉnh khá của cả nƣớc và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Trong kế hoạch 5 năm 2015 - 2020 các mục tiêu đƣợc đề ra nhƣ sau:

Về chỉ tiêu phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân từ 10 - 15%/năm; GDP bình quân đầu ngƣời năm 2020 đạt từ 75 - 80 triệu đồng; Tỷ trọng các ngành trong GDP: Nông nghiệp khoảng 10%, công nghiệp - xây dựng khoảng 46%, dịch vụ khoảng 44%; Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 16%/năm; Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân trên 15%/năm; Huy động vốn đầu tƣ toàn xã hội hàng năm trên 30% GDP.

Về xã hội: Tỉnh Quảng Nam phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm khoảng 2,0 - 2,5%/năm. Đến năm 2020, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân dƣới 10%; Tỷ lệ học sinh nhập học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 95%, trung học phổ thông đạt 75%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65% và qua đào tạo nghề đạt 55% [18].

c. Mục tiêu và định hướng thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Nam

* Mục tiêu thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới

- Thu hút số dự án tăng 10% trở lên so với năm trƣớc, trong đó:

+ Tập trung vào các dự án lớn, có tiềm lực kinh tế, có khả năng phát sinh thu ngân sách cao và ít gây ô nhiễm môi trƣờng.

+ Tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN Điện Nam - Điện Ngọc, Đông Quế Sơn, Thuận Yên và KKTM Chu Lai tỷ lệ lấp đầy đất sạch, kêu gọi thu hút đầu tƣ từ 1 đến 2 dự án kinh doanh hạ tầng KCN Phú Xuân và một số khu theo quy hoạch nâng cấp từ CCN lên và mở rộng một số KCN, KKT cửa khẩu Nam Giang,...

- Tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, thuận tiện, thông thoáng, minh bạch và thân thiện cho môi trƣờng. Phấn đấu chỉ số cạnh tranh (PCI) của tỉnh từ vị trí 10 - 20/64 tỉnh, thành phố và tăng cƣờng hỗ trợ các doanh nghiệp trong các KKT, KCN thông qua các lớp đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật, đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý kinh doanh và nâng cao năng lực, tổ chức quản lý sản xuất [18].

Để đạt mục tiêu trên, tỉnh đã không ngừng kêu gọi các dự án đầu tƣ (kèm theo các danh mục kêu gọi đầu tƣ trong phần PHỤ LỤC 1 và PHỤ LỤC 2).

* Định hướng thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới

- Định hướng chung về thu hút vốn FDI

Thu hút vốn FDI có định hƣớng và chọn lọc, chú trọng chất lƣợng dự án và thẩm tra kỹ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tƣ đảm bảo phát triển kinh tế Quảng Nam theo hƣớng bền vững.

Thu hút phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của Quảng Nam, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh, các huyện, thành, thị quy hoạch sử dụng đất, phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm ƣu tiên, đảm bảo phát triển bền vững.

Ƣu tiên các dự án FDI sử dụng công nghệ tiên tiến, CNHT có giá trị gia tăng cao, sử dụng nhiều lao động, thân thiện với môi trƣờng; sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên; hạn chế dự án có công nghệ, thiết bị lạc hậu, đóng góp cho ngân sách ít và sử dụng đất lớn.

Thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nƣớc về FDI, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thông thoáng phù hợp với pháp luật, đảm bảo lợi ích cả bên nhà ĐTNN, lợi ích của cộng đồng. Kiểm tra giám sát chặt chẽ và thƣờng xuyên hoạt động FDI từ khi cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, đến khi triển khai và các công tác hậu kiểm khác để tăng hiệu quả kinh tế - xã hội.

Công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, có nề nếp, kỷ cƣơng trong bộ máy công quyền, tạo niềm tin và độ tin cậy đối với nhà đầu tƣ, đặc biệt đối với ngƣời đứng đầu. Phải luôn luôn hƣớng về nhà đầu tƣ và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ. Mọi thủ tục hành chính cho hoạt động đầu tƣ phải đơn

giản, gọn nhẹ, không làm tăng chi phí, không gây phiền hà, sách nhiễu cho nhà đầu tƣ.

Công tác cán bộ cần luôn đƣợc xem trọng để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên, liên tục nhằm xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại.

Tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các cơ quan quản lý đầu tƣ các cấp chủ động vận dụng, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện các nghị quyết, chủ trƣơng, chính sách, pháp luật Nhà nƣớc về đầu tƣ sao cho hiệu quả, đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa nhà đầu tƣ, nhà quản lý, giữa lợi ích của tỉnh với lợi ích của nhà đầu tƣ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn.

Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến đầu tƣ với các nhà ĐTNN. Tạo tính đồng thuận trong công tác xúc tiến, vận động và thu hút đầu tƣ của các cấp ủy, đảng, chính quyền và nhân dân vùng dự án.

- Định hướng cụ thể về thu hút vốn FDI

+ Đối với ngành, lĩnh vực

Đối với lĩnh vực công nghiệp - xây dựng kết hợp phát triển công nghiệp truyền thống với công nghiệp hiện đại. Trong đó, tập trung ƣu tiên các lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông; các dự án CNHT; công nghiệp sạch, kỹ thuật cao; CNHT cho ngành ôtô; chế tạo thiết bị điện tử, viễn thông; xây dựng cơ sở hạ tầng; công nghiệp duy tu, sửa chữa, bảo dƣỡng máy bay; công nghiệp sinh học. Đối với ngành dịch vụ thì phát triển khu du lịch, nghỉ dƣỡng có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hoàn chỉnh theo mô hình dịch vụ, du lịch cao cấp và du lịch sinh thái biển; các loại hình thƣơng mại, dịch vụ chăm sóc y tế, tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, bƣu chính viễn thông. Đối với lĩnh vực

nông nghiệp thì phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến và sản phẩm xuất khẩu.

+ Đối với địa bàn trọng điểm

Vùng ven biển phía Đông gồm các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên, thị xã Điện Bàn, thành phố Hội An và Tam Kỳ, diện tích khoảng 1.096 km2 và 125 km bờ biển. Mô hình phát triển vùng Đông tỉnh Quảng Nam theo hình thức đa cụm, kết hợp với các trục kinh tế tỉnh và vùng Duyên hải Trung bộ, với ba cụm động lực chính:

- Cụm động lực số 1: Gồm thị xã Điện Bàn và thành phố Hội An, có các KCN Điện Nam - Điện Ngọc, CCN An Lƣu và một phần CCN Tân An thuộc thị xã Điện Bàn, khu vực đô thị Hội An, vùng ven biển Điện Bàn. Tập trung thu hút các ngành công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng; công nghiệp xây dựng, kinh doanh nhà xƣởng; chế biến sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ; công nghiệp điện, điện tử, lắp ráp kỹ thuật cao; công nghiệp cơ khí và chế biến nông, lâm, thủy sản xuất khẩu và các ngành dịch vụ nhƣ nhà hàng, khách sạn và khu nghỉ dƣỡng cao cấp; phát triển loại hình du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử. Đồng thời, phát triển tuyến du lịch ven sông Cổ Cò kết nối về du lịch đƣờng thuỷ với thành phố Đà Nẵng và tuyến du lịch ven sông Thu Bồn, Trƣờng Giang cùng các làng nghề dọc hai bên bờ sông để kết nối với các khu vực vùng Tây của tỉnh.

- Cụm động lực số 2: Gồm các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn và Thăng Bình, có KCN Đông Quế Sơn, CCN Hà Lam - Chợ Đƣợc ở Thăng Bình và một phần CCN Tân An thuộc huyện Duy Xuyên. Với chức năng là thu hút các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và trang trí nội thất; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng tiêu dùng nhƣ dệt, may mặc, giày da, nhựa cao cấp; công nghiệp chế biến hàng hóa xuất khẩu; đầu tƣ hạ tầng và

tinh, sành sứ; phát triển khu vực đô thị, khu du lịch, nghỉ dƣỡng có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hoàn chỉnh, phát triển khu vực ven biển huyện Duy Xuyên, Thăng Bình theo mô hình dịch vụ, du lịch cao cấp và du lịch sinh thái biển.

- Cụm động lực số 3: Gồm các huyện Phú Ninh, Núi Thành và thành phố Tam Kỳ có KKTM Chu Lai ở Núi Thành, KCN Phú Xuân ở huyện Phú Ninh, KCN Thuận Yên ở thành phố Tam Kỳ. Với chức năng là thu hút các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng tiêu dùng; vật liệu xây dựng; lắp ráp điện tử; may công nghiệp; suất ăn công nghiệp, nhà ở công nhân, chăm sóc sức khỏe đối với các KCN Thuận Yên và KCN Phú Xuân. Đối với KKTM Chu Lai thì tập trung thu hút công nghiệp sạch, kỹ thuật cao; công nghiệp lắp ráp hàng điện, điện tử, điện lạnh, vi tính; công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; công nghiệp cơ khí ô tô, chế tạo; công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và các loại phƣơng tiện vận tải; đầu tƣ hạ tầng KCN và phát triển đô thị; công nghiệp sản xuất, lắp ráp, cơ khí đa dụng và CNHT cho ngành ôtô; chế tạo thiết bị điện tử, viễn thông; sản xuất vật liệu xây dựng, thủy tinh và các sản phẩm từ cát silic; triển khai mở rộng cảng Kỳ Hà đón tàu tải trọng 30.000 DWT, cảng Tam Hiệp đón tàu tải trọng 20.000 DWT; hình thành trung tâm đạt tiêu chuẩn quốc tế về dịch vụ duy tu, sửa chữa, bảo dƣỡng máy bay; đầu tƣ xây dựng, phát triển thành sân bay trung chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách quốc tế của cảng hàng không Quốc tế Chu Lai; hình thành khu đô thị tập trung dân cƣ đông đúc, công nghiệp chế xuất phục vụ hoạt động chuyển phát nhanh bằng đƣờng hàng không; sản xuất dòng xe ô tô Mazda quốc tế; phát triển tuyến du lịch ven sông Trƣờng Giang, hình thành tuyến du lịch đƣờng thuỷ kết nối vùng Nam Hội An với khu vực du lịch trong KKTM Chu Lai. Đồng thời, phát triển các trung tâm du lịch các khu vực nhƣ: Hồ Phú Ninh, hồ Thái Xuân và các khu du lịch văn hóa lịch sử

nhƣ: Địa đạo Kỳ Anh, tháp Khƣơng Mỹ, tháp Chiên Đàn, tƣợng đài Mẹ Việt Nam anh hùng.

Vùng đồi núi phía Tây gồm toàn bộ các tỉnh thuộc khu vực phía Tây của

Quảng Nam, diện tích khoảng 9.342 km2. Mô hình phát triển vùng Tây Quảng

Nam đƣợc tổ chức theo dạng hành lang phát triển, gồm 3 hành lang chính: - Hành lang vùng Bắc Quảng Nam: Bao gồm các huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang và Đại Lộc, có các CCN Đại Tân huyện Đại Lộc, KKT cửa khẩu Nam Giang huyện Nam Giang. Tập trung thu hút các ngành công nghiệp điện, điện tử, lắp ráp kỹ thuật cao; công nghiệp vật liệu, xây dựng; công nghiệp cơ khí, chế biến nông, lâm sản xuất khẩu; công nghiệp sinh học Etanol; nâng cấp tuyến quốc lộ 14D nối đƣờng HCM và xây dựng chợ biên giới Nam Giang; trung tâm thƣơng mại dịch vụ, trung tâm điều hành, khu thƣơng mại tổng hợp; khu du lịch hồ thủy điện Sông Bung 4 và nhà máy nƣớc trung tâm; hạ tầng khu bảo thuế, kho ngoại quan; bến xe, bệnh viện trung tâm; trƣờng trung học và dạy nghề; khu đô thị Chà Vàll, La Dêê; xây dựng các trung tâm thƣơng mại nhƣ đô thị Thạnh Mỹ và KKT cửa khẩu Nam Giang; phát triển dịch vụ du lịch theo mô hình: Nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí, tham quan, sinh thái núi rừng.

- Hành lang vùng Trung Quảng Nam: Bao gồm các huyện Phƣớc Sơn, Hiệp Đức và Nông Sơn, có các CCN An Hòa huyện Nông Sơn; CCN Nông, lâm sản huyện Hiệp Đức với chức năng là thu hút các ngành công nghiệp khai thác than và khoáng sản; công nghiệp chế biến nông, lâm sản; đầu tƣ xây dựng các dự án thủy điện theo quy hoạch; xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác quỹ đất công nghiệp tại khu vực dọc tuyến quốc lộ 14E, ĐT610, ĐT611 hỗ trợ cho các KCN đƣợc hình thành. Đầu tƣ, xây dựng trung tâm thƣơng mại đô thị Khâm Đức và các dịch vụ du lịch, nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí.

- Hành lang vùng Nam Quảng Nam: Bao gồm các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phƣớc. Hình thành KCN tập trung tại khu vực ngã tƣ quốc lộ 40B và tại Trƣờng Sơn Đông. Tập trung thu hút đầu tƣ vào cây công nghiệp, đặc biệt là cây sâm Ngọc Linh, sâm Ba Kích; xây dựng hạ tầng và thu hút các KCN tập trung; đầu tƣ và xây dựng trung tâm thƣơng mại đô thị Trà My; phát triển mạng lƣới các trung tâm thƣơng mại, dịch vụ du lịch nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí, tham quan, sinh thái núi rừng, văn hóa lịch sử.

+ Đối tác đầu tƣ

Tập trung thu hút các nhà đầu tƣ lớn có tiềm lực và kinh nghiệm, đặc biệt là các tập đoàn, công ty đa quốc gia thuộc các nƣớc thành viên liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, … gắn ƣu tiên ngành, lĩnh vực đầu tƣ với đối tác đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)