Hoàn thiện chính sách xúc tiến thu hút vốn đầu tƣ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 113 - 116)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3.Hoàn thiện chính sách xúc tiến thu hút vốn đầu tƣ

a. Tăng cường quảng bá hình ảnh của tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và cảng biển, giá nhân công rẻ, thị trƣờng tiềm năng và vị thế chiến lƣợc nhằm khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh để phát triển kinh tế với nhịp độ cao, đặc biệt là những lợi thế có đƣợc từ KKTM Chu Lai, KCN Điện Nam - Điện Ngọc và nhiều KCN, CCN khác. Đây là những yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến quyết định đầu tƣ của nhà ĐTNN. Hơn nữa, định hƣớng phát triển

tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 sẽ trở thành một tỉnh công nghiệp, một tỉnh khá trong cả nƣớc.

Quảng Nam cần thể hiện cho các nhà ĐTNN thấy đƣợc sự thuận lợi, sẵn sàng hợp tác khi đến đầu tƣ tại Quảng Nam thông qua các thủ tục cấp giấy phép đầu tƣ, các chính sách để nhà ĐTNN phát triển lâu dài, đƣợc thể hiện thông qua ý chí lãnh đạo của Nhà nƣớc, của tỉnh. Để từ đó, làm cho các nhà ĐTNN cảm nhận đƣợc sự an toàn khi đến đầu tƣ tại tỉnh.

b. Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư

- Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tƣ qua hệ thống thông tin truyền thông, trên các cổng thông tin điện tử của tỉnh, trên các tạp chí, VCD, USB... để kịp thời đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhà đầu tƣ. Chăm sóc các nhà đầu tƣ hiện có (xúc tiến đầu tƣ tại chỗ) nhằm tạo dựng đƣợc niềm tin bền vững; tập trung thu hút các nhà đầu tƣ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nƣớc EU. Đồng thời, tạo sức lan tỏa đến các nhà đầu tƣ khác nhƣ Thái Lan, Mỹ, Úc... thông qua các buổi đối thoại chuyên đề với từng nhóm nhà đầu tƣ theo quốc gia, lĩnh vực, ngành nghề để đáp ứng yêu cầu riêng của từng loại đối tác; kịp thời hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vƣớng mắc, thúc đẩy triển khai dự án có hiệu quả đối với các dự án đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ.

- Nghiên cứu các tham vấn ý kiến của các tổ chức xúc tiến đầu tƣ đầu mối của nƣớc ngoài tại các Cục Xúc tiến ĐTNN tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dƣơng để nâng cao chất lƣợng môi trƣờng đầu tƣ (PCI) của tỉnh, thuyết phục đƣợc các tổ chức này hỗ trợ cho tỉnh vận động các nhà đầu tƣ mới đến từ quốc gia của họ. Việc tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tƣ của Ban quản lý các KCN, KKT tỉnh Quảng Nam ở nƣớc ngoài theo hƣớng huy động thêm kinh phí của các doanh nghiệp tham

gia vừa xúc tiến đầu tƣ kết hợp xúc tiến thƣơng mại, thông qua hội chợ quốc tế và các tham tán nƣớc ngoài.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tƣ vào tỉnh. Ƣu tiên thu hút các dự án lớn, có tiềm lực kinh tế, có khả năng phát sinh thu ngân sách cao, các dự án sản xuất công nghệ tiên tiến, các dự án có giá trị gia tăng cao, ít gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣ: điện, điện tử, thiết bị viễn thông, cơ khí, lĩnh vực CNHT.

- Phối hợp chặc chẽ với Ban Xúc tiến đầu tƣ và Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thống nhất các hoạt động xúc tiến đầu tƣ. Chủ động trong công tác vận động, thu hút đầu tƣ với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các Bộ, Ngành và chính quyền địa phƣơng trong tỉnh cũng nhƣ các địa phƣơng lân cận; tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm ở trong và ngoài nƣớc theo chuyên đề.

- Theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động đầu tƣ và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để kịp thời phối hợp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Kịp thời phát hiện sai phạm để xử lý các dự án vi phạm, các dự án chậm đầu tƣ gây bức xúc, làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ, thu hồi mặt bằng để bố trí các dự án khác.

- Phát triển KKT cửa khẩu Nam Giang một cách toàn diện, gắn phát triển kinh tế với xã hội, đảm bảo giữ vững ổn định an ninh - quốc phòng, đƣa KKT cửa khẩu trở thành vùng động lực lan tỏa đến khu vực miền núi phía Tây của tỉnh, trung tâm liên kết hành lang kinh tế Đông - Tây, liên kết giữa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam với vùng kinh tế Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia; tận dụng mọi nguồn lực để đầu tƣ phát triển hạ tầng KKT cửa khẩu. Đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chuyển tiếp, tránh chịu ảnh hƣởng của điều kiện thời tiết trong mùa mƣa bão. Đƣa vào sử dụng một cách có hiệu quả các công trình đã hoàn thành tại

tƣ; phối hợp tốt với lực lƣợng biên phòng và Hải quan cửa khẩu trong việc quản lý hoạt động thƣơng mại biên giới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 113 - 116)