Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 73 - 85)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a. Những hạn chế

Bên cạnh những thành công trong thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Nam, quá trình thu hút vốn FDI cũng bộc lộ nhiều hạn chế:

Thứ nhất: Các dự án FDI tại tỉnh Quảng Nam có quy mô vốn không đồng đều và không ổn định

Phần lớn các dự án FDI vào tỉnh có quy mô nhỏ, chủ yếu đầu tƣ vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, khai khoáng, dịch vụ lƣu trú và ăn uống. Số dự án thu hút đƣợc trong giai đoạn từ 1988 - 2014 có 106 dự án, chiếm 0,54% tổng số dự án so với cả nƣớc. Vốn đăng ký qua các thời kỳ có tăng nhƣng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với cả nƣớc, cao nhất là giai đoạn 2006 - 2010 cũng chỉ chiếm 3,11%, giai đoạn này tăng lên đột biến là do năm 2010 có thêm dự án khu nghỉ dƣỡng Nam Hội An do nhà đầu tƣ Singapore đầu tƣ tại Quảng Nam với số vốn đăng ký là 4.000 triệu USD. Trong giai đoạn này, vốn thực hiện cũng chiếm cao nhất bằng 1,79% so với cả nƣớc. Tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký đạt 24,38%, số vốn đăng ký trên 1 dự án đạt 49,33 triệu USD và số vốn thực hiện đạt 12,03 triệu USD trên 1 dự án, so với cả nƣớc tƣơng ứng với tỷ lệ 40,47%; 13,74 triệu USD trên 1 dự án và 5,56 triệu USD trên 1 dự án. Nhƣ vậy, xét về số dự án, tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký so với trung bình của cả nƣớc thì tỉnh Quảng Nam còn thấp hơn nhiều, chỉ

có số vốn đăng ký trên 1 dự án, số vốn thực hiện trên 1 dự án thì cao hơn so với cả nƣớc. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao hơn lại không mang nhiều ý nghĩa vì quan trọng nhất vẫn là tỷ lệ giải ngân. Ngoài các doanh nghiệp FDI trong KCN Điện Nam - Điện Ngọc đã và đang hoạt động ổn định, có hiệu quả thì có ít dự án trên địa bàn tỉnh với vốn đầu tƣ lớn nhƣng hoạt động cầm chừng. Một số dự án sau khi đƣợc cấp phép đầu tƣ có tiến độ triển khai chậm hoặc chƣa triển khai, một số dự án trong quá trình hoạt động còn vi phạm quy hoạch xây dựng. Chƣa thu hút đƣợc các dự án ĐTNN vào những lĩnh vực đặc biệt ƣu tiên của tỉnh nhƣ công nghệ cao, CNHT hay các dự án vào ngành nông nghiệp tăng trƣởng xanh.

Thứ hai: Cơ cấu thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Nam còn mất cân đối

- Mất cân đối giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện

Vốn thực hiện trên tổng vốn đăng ký đạt 24,38%. Điều này phản ánh tình hình triển khai hoạt động của các dự án có vốn FDI còn chậm, có nhiều dự án không triển khai đƣợc, một số dự án ĐTNN khác lại chờ dự án đƣợc cấp phép mới đi vận động vay vốn làm cho quá trình đầu tƣ bị chậm lại.

- Mất cân đối thu hút vốn FDI theo ngành kinh tế

Do các nhà đầu tƣ chủ yếu lựa chọn các lĩnh vực ít rủi ro, hiệu quả cao và có khả năng thu hồi vốn nhanh. Nên những ngành nhƣ nông, lâm sản thƣờng ít đƣợc đầu tƣ vốn hơn so với các ngành về công nghiệp và dịch vụ. Những dự án đầu tƣ vào tỉnh trong ngành nông, lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ về số dự án cũng nhƣ vốn đầu tƣ. Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào các ngành: du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo, chế biến thủy sản và khai khoáng,… những ngành này chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác.

Việc mất cân đối về thu hút vốn FDI theo ngành sẽ kéo theo những hậu quả cho nền kinh tế nhƣ: tài nguyên thiên nhiên giảm sút, ô nhiễm môi trƣờng

gia tăng tác động xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, các ngành CNHT cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế chủ đạo chƣa hấp dẫn các nhà ĐTNN dẫn tới nền kinh tế lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu cho các linh kiện, phụ tùng ngành sản xuất ô tô, xe máy, xe có động cơ.

- Mất cân đối thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tƣ

Trong các hình thức FDI vào tỉnh Quảng Nam thì hình thức 100% vốn nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng khá cao, còn lại là hình thức liên doanh. Nhƣ vậy, đã có sự mất cân đối trong các hình thức FDI. Đặc biệt là sự mất cân đối trong hình thức 100% vốn nƣớc ngoài, điều này tác động đến khả năng tiếp thu kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và công nghệ từ đối tác nƣớc ngoài. Sự mất cân đối nữa là tỉnh Quảng Nam chƣa thu hút đƣợc dự án nào đầu tƣ vào hình thức BOT, BTO, BT mặc dù kêu gọi rất nhiều từ đối tác nƣớc ngoài.

- Mất cân đối trong đối tác đầu tƣ

Quảng Nam đã thu hút đƣợc 106 dự án FDI từ 24 quốc gia trên thế giới và vùng lãnh thổ nhƣng chủ yếu tập trung ở các nƣớc châu Á và một số nƣớc châu Âu. Điều này gây ra những bất lợi cho nền kinh tế vì tập trung quá nhiều vào các nƣớc nhƣ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… khi các nƣớc này có biến động về chính trị, kinh tế sẽ tác động đến vốn đầu tƣ vào tỉnh.

- Mất cân đối trong sự quan tâm thu hút vốn FDI với bảo vệ môi trƣờng

Trong thời gian qua, quá trình thu hút vốn FDI vào Quảng Nam, việc quản lý và bảo vệ môi trƣờng bị xem nhẹ ở nhiều khâu quản lý từ khâu cấp giấy phép đầu tƣ tới khâu xây dựng, triển khai các dự án. Các hình phạt chƣa đủ mạnh khi các dự án FDI gây ô nhiễm môi trƣờng, thậm chí các nhà ĐTNN chấp nhận nộp phạt vì lợi ích thu đƣợc là lớn hơn.

Thứ ba: Chưa thu hút được các dự án lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Để tạo ra tính đột phá, nhất là hạ tầng trong các KCN, KKT đã gây trở ngại cho các nhà đầu tƣ trong quá trình hoạt động kinh doanh. Việc huy động vốn ngoài ngân sách để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thời gian qua còn rất nhiều hạn chế, nguồn lực chủ yếu đầu tƣ vào các công trình cơ sở hạ tầng vẫn chủ yếu là vốn Nhà nƣớc. Vấn đề cốt lõi chính là cơ chế giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích của nhà đầu tƣ. Hệ thống cơ chế chính sách hiện nay chƣa đủ mạnh để khuyến khích, hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong việc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng vào địa bàn tỉnh.

Thứ tư: Chưa tạo ra được sự chuyển biến quan trọng về chuyển giao công nghệ và năng lực nội sinh về công nghệ

Số dự án có công nghệ nguồn còn ít, số lƣợng hợp đồng chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới còn nhỏ trong các dự án đã đăng ký. Các dự án FDI vào tỉnh Quảng Nam nhìn chung sử dụng công nghệ cao hơn so với các khu vực khác trong tỉnh. Trong nhiều trƣờng hợp liên doanh, phía nhà ĐTNN thông qua việc lợi dụng từ phía đối tác Việt Nam chƣa nắm rõ, hoặc khó kiểm định chất lƣợng công nghệ máy móc, giá cả… đã kê khai tăng lên trong quá trình góp vốn gây thiệt hại về mặt kinh tế cho phía Việt Nam. Điều này có thể lý giải vì sao sau nhiều năm thu hút vốn FDI nhƣng trình độ kỹ thuật công nghệ vẫn còn phát triển ở trình độ chƣa cao.

Thứ năm: Mức độ đóng góp của khu vực FDI vào kinh tế - xã hội còn tương đối thấp so với tiềm năng tỉnh Quảng Nam

Trong khu vực FDI, lao động chiếm tỷ trọng thấp, năm 2014 là 3,38% trong tổng số lao động tại tỉnh Quảng Nam, chƣa năm nào tỷ lệ này đạt đến 4,0%. Nếu xét trên chỗ đồng vốn để tạo ra chỗ làm việc thì khu vực ĐTTN

còn cao hơn nhiều so với khu vực FDI. Đặc biệt, thu hút lao động của khu vực FDI còn thiên về khai thác lao động có nhân công giá rẻ, ít đào tạo, thậm chí còn dùng cơ chế thử việc để liên tục thay lao động. Mức độ đóng góp vào GDP của khu vực FDI vào tỉnh còn khiêm tốn, tính trung bình giai đoạn 2010 - 2014 chỉ chiếm 11% GDP của cả tỉnh và chƣa có năm nào mức độ đóng góp đạt 13% GDP, thậm chí có năm chỉ chiếm khoảng 8%. Thu ngân sách khu vực FDI còn thấp, tính trung bình thu ngân sách khu vực FDI chỉ chiếm khoảng 4,77% so với tổng thu ngân sách toàn tỉnh và hơn nữa lại có chiều hƣớng giảm xuống trong năm 2014 là còn 3,83%, nhƣ việc nợ thuế 384,07 tỷ đồng của 2 công ty vàng Bồng Miêu và Phƣớc Sơn liên doanh với tập đoàn Besra Việt Nam – Canada. Đặc biệt là có tình trạng trốn, tránh thuế diễn ra khá phổ biến, thực tế có nhiều doanh nghiệp FDI kê khai lỗ liên tục, đây có thể là dấu hiệu xuất hiện hiện tƣợng “chuyển giá” gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nƣớc, gây ra tình trạng kinh doanh thiếu minh bạch, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Thứ sáu: Xuất hiện một số tiêu cực trong hoạt động FDI tại tỉnh

Đã có dự án của khu vực FDI gây ô nhiễm môi trƣờng tự nhiên và khai thác lãng phí tài nguyên thiên nhiên trong đó đặc biệt là các dự án khai thác tài nguyên khoáng sản. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng khai thác nhiều tài nguyên tự nhiên nhất là tài nguyên không tái tạo nhƣ khai thác vàng sa khoáng, gây tàn phá môi trƣờng tự nhiên. Đó chƣa kể là ô nhiễm không khí, tiếng ồn… thậm chí nguy cơ phá hoại đa dạng sinh học. Một số dự án chiếm giữ diện tích đất khá lớn nhƣng không triển khai hoặc hoạt động cầm chừng làm mất cơ hội cho các nhà đầu tƣ khác, gây lãng phí nguồn lực.

b. Nguyên nhân

Thứ nhất: Tỉnh Quảng Nam nằm ở Nam Trung Bộ, xa các cực tăng trưởng của Việt Nam (thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh)

Tuy nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, ƣu tiên phát triển của cả nƣớc nên các chi phí liên quan đến nhà đầu tƣ cao, nhất là các chi phí vận tải (đặc biệt là vận chuyển container, đƣờng thủy…), chi phí thuê cơ sở hạ tầng. Do đó, các nhà đầu tƣ phải cân nhắc trên nhiều mặt mới có thể quyết định đầu tƣ. Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, thƣờng xuyên có bão lụt xảy ra nên suất đầu tƣ lớn, hiệu quả đầu tƣ thấp, thậm chí có nguy cơ rủi ro trong đầu tƣ. Thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa trong tỉnh và khu vực miền Trung còn hạn chế, mặc dù tỉnh Quảng Nam có dân số đông với hơn 1,5 triệu ngƣời, có tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) bình quân từ 2010 - 2014 đạt 11,5%/năm, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 26,10 triệu đồng/năm. Tính riêng trong năm 2014, GDP bình quân đầu ngƣời là 1.640 USD thấp hơn trung bình so với cả nƣớc là 2.000 USD nên tỉnh Quảng Nam vẫn là một tỉnh nghèo nên sức mua trong dân không lớn cũng là yếu tố làm cho các nhà đầu tƣ chƣa mạnh dạn đầu tƣ vào tỉnh. Các dịch vụ phát triển còn chậm, chƣa có điều kiện tận dụng đƣợc cơ sở hạ tầng có tính chất phục vụ trực tiếp cho các dự án, các điều kiện khác chƣa phát triển đồng bộ, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các địa phƣơng đã có kinh nghiệm và lợi thế trong thu hút FDI cũng làm cho quá trình thu hút FDI vào địa bàn tỉnh Quảng Nam khó khăn hơn.

Thứ hai: Hoạt động xúc tiến thu hút FDI còn kém hiệu quả

Các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh còn bị động trong việc chuẩn bị dự án, tổ chức kêu gọi, vận động xúc tiến thu hút vốn FDI. Thông tin tài liệu chƣa đƣợc cập nhật, đổi mới. Chƣa chủ động tìm kiếm đối tác để xúc tiến đầu tƣ, chất lƣợng các dự án kêu gọi đầu tƣ của tỉnh còn chƣa cao. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ chƣa đƣợc tiến hành theo một kế hoạch thống nhất, thiếu sự phối hợp giữa

các bộ phận, dẫn tới sự chồng chéo trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tƣ. Nhiều cuộc xúc tiến đầu tƣ cho kết quả thấp do có nhiều yếu tố nhƣ: phƣơng thức tổ chức chƣa phù hợp, vấn đề cần nắm bắt thông tin và kết nối với các nhà đầu tƣ trƣớc, trong và sau hội nghị chƣa thông suốt, chƣa giới thiệu đƣợc tiềm năng thế mạnh đến các nhà đầu tƣ. Ngoài ra, cách thức xúc tiến với nhà đầu tƣ, tạo cho nhà đầu tƣ cảm giác yên tâm chƣa thực sự tốt. Trong thu hút chƣa thực sự xác định cụ thể mình muốn gì, cần gì,… chính điều này đã dẫn đến những dự án nằm trong danh mục kêu gọi đầu tƣ, nằm trong vùng quy hoạch, nhƣng khi nhà đầu tƣ đến tìm hiểu thì bị từ chối vì đã thay đổi. Phần lớn các nhà đầu tƣ tự tìm đến, số nhà đầu tƣ đƣợc mời vào thì ít, đặc biệt là những dự án lớn, có tác động thay đổi cơ cấu của nền kinh tế. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ của tỉnh còn quá chung chung, không biết nhà đầu tƣ muốn gì, cần gì nên không thể lôi kéo đƣợc nhà đầu tƣ.

Thứ ba: Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém

Thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn lực cho việc phát triển hạ tầng kỹ thuật nhƣng còn chƣa đồng bộ, chất lƣợng còn nhiều yếu kém. Đây cũng là một nguyên nhân khiến chi phí đầu tƣ, kinh doanh vào tỉnh cao, nguồn vốn đầu tƣ dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng trong các CCN, KCN tập trung nhƣ Thuận Yên, Phú Xuân, Đông Quế Sơn,… còn quá thấp chỉ 30 - 40% tổng nguồn vốn đầu tƣ, chƣa huy động đƣợc nguồn vốn khác để phát triển hạ tầng một cách đồng bộ, cụ thể:

- Cơ sở hạ tầng của KKT, KCN tập trung: Nhìn chung, ngoại trừ KCN Điện Nam - Điện Ngọc, đến nay đã cơ bản hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, với đầy đủ các tiện ích cho hầu hết diện tích đất quy hoạch cả hai giai đoạn

(390 ha), nhà máy xử lý nƣớc thải công suất 5000 m3/ngày đêm đã đƣợc đƣa

KKT, KCN khác của tỉnh Quảng Nam còn chƣa hoàn chỉnh, hạ tầng kỹ thuật xã hội thiết yếu chƣa đƣợc triển khai xây dựng, các doanh nghiệp vào đầu tƣ phải tiến hành đền bù giải tỏa và san lấp mặt bằng. Các KKT, KCN tại tỉnh chủ yếu đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách, chƣa huy động đƣợc nguồn vốn ngoài ngân sách nên tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng không đáp ứng đƣợc nhu cầu của các nhà đầu tƣ. Cơ sở hạ tầng tại các KKT, KCN thiếu nƣớc, thiếu hệ thống xử lý nƣớc thải, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông kết nối giữa KKT và các KCN với bên ngoài còn kém và chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nhiều tuyến đƣờng nối vào mặc dù mới đƣợc xây dựng nhƣng bị xuống cấp trầm trọng.

- Về hệ thống đƣờng bộ: Mặc dù tỉnh Quảng Nam có quốc lộ 1A dài 85 km, có đƣờng Hồ Chí Minh dài 190 km, quốc lộ 14B dài 42 km, quốc lộ 14D dài 74 km, quốc lộ 14E dài 78 km và nhiều km đƣờng cấp tỉnh, cấp huyện và trục đƣờng sắt Bắc - Nam đi qua nhƣng nhiều tuyến đƣờng đã xuống cấp, chật hẹp, mặc dù đã đƣợc sửa chữa, nâng cấp nhiều lần nhƣng thực tế vẫn không đƣợc cải thiện đáng kể thậm chí có xu hƣớng ngày càng xấu đi do lực lƣợng tham gia giao thông ngày càng đông, tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đƣờng sá nhỏ, hệ thống đƣờng rải nhựa chƣa cao, chất lƣợng không đồng đều. Các tuyến đƣờng chạy qua các huyện miền núi, nơi tập trung

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 73 - 85)