KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG

1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và cũng là một trong những điểm sáng trong thu hút FDI của khu vực miền Nam. Từ chính sách thông thoáng, rộng mở, thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng thu hút các nguồn lực bên ngoài, đặc biệt là thu hút FDI phục vụ đắc lực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Đến hết năm 2014, thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút 5.158 dự án, với tổng vốn đăng ký là 37,941 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 13,607 tỷ USD. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tƣ tại thành phố Hồ Chí Minh thì Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Anh, British Virginlslands là những quốc gia và vùng lãnh thổ ở tốp đầu. Phần lớn các dự án tập trung vào một số ngành nhƣ: Du lịch, dịch vụ, bất động sản và công nghiệp. Những thành công trong thu hút FDI vào thành phố Hồ Chí Minh xuất phát từ nguyên nhân sau:

- Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng nâng cao cải cách hành chính, đứng thứ 4/63 tỉnh, thành của cả nƣớc về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong năm 2014. Đây đƣợc xem là một trong những nhân tố quan trọng xây dựng thƣơng hiệu thành phố Hồ Chí Minh trong nƣớc và quốc tế với việc thu hút FDI.

- Đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại, quảng bá thông tin, thu hút FDI vào các lĩnh vực dịch vụ - du lịch cao cấp, CNHT không gây ô nhiễm.

- Lãnh đạo thành phố luôn đồng hành cùng các nhà đầu tƣ, duy trì các

cuộc tiếp xúc, giao lƣu hàng năm, trực tiếp lắng nghe và tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắt trong thu hút ĐTNN vào thành phố.

- Luôn cung cấp thông tin cho các nhà đầu tƣ về môi trƣờng đầu tƣ thông

đầu tƣ cho các dự án FDI, đáp ứng yêu cầu nhanh, công khai và minh bạch [28].

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dƣơng

Bình Dƣơng là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nƣớc về thu hút vốn FDI cả số dự án lẫn số vốn đầu tƣ. Tính đến hết năm 2014, Bình Dƣơng có 2.500 dự án với tổng số vốn đăng ký là 19,909 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 7.033 tỷ USD đạt 35% vốn đăng ký. Sở dĩ có đƣợc kết quả này là do Bình Dƣơng đã làm tốt công tác xúc tiến đầu tƣ, thực hiện tốt chính sách “trải chiếu hoa mời đón các nhà ĐTNN” và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trƣớc, trong và sau khi cấp giấy phép. Cụ thể là Bình Dƣơng xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhất, đáp ứng đƣợc những nhu cầu của sản xuất công nghiệp, khả năng của tỉnh trong việc giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh nhất, có đội ngũ cán bộ chuyên môn cao. Bình Dƣơng có một môi trƣờng sản xuất, kinh doanh rất thuận lợi so với nhiều tỉnh, thành phố khác trong nƣớc. Những nguyên nhân mà tỉnh Bình Dƣơng đã thu hút thành công FDI:

- Tỉnh Bình Dƣơng có các cơ sở hạ tầng KCN đƣợc đầu tƣ bài bản để phục vụ thu hút đầu tƣ. Với kết cấu hạ tầng kỹ thuật tƣơng đối phát triển so với các địa phƣơng trong khu vực. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu trên tinh thần Hải quan là bạn đồng hành cùng doanh nghiệp, nghiêm túc thực hiện các nội dung cam kết trong Tuyên ngôn phục vụ khách hàng của ngành Hải quan theo phƣơng châm “chuyên nghiệp - minh bạch - hiệu quả”. Hiện nay, hầu hết các khâu nghiệp vụ của Cục Hải quan Bình Dƣơng đều đƣợc tin học hóa với lƣợng tờ khai thực hiện khai báo hải quan từ xa qua internet và khai báo qua phần mềm thông qua điện tử đạt 100%.

chính, về chính sách đất đai, chế độ thanh tra, kiểm tra để qua đó tỉnh có những tháo gỡ kịp thời giúp họ kinh doanh thuận lợi và hiệu quả hơn.

- Trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, cơ chế “Một cửa liên thông” đƣợc tỉnh Bình Dƣơng quán triệt sâu sắc. Ban Quản lý KCN và Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Dƣơng là hai cơ quan quản lý cho đến khi cấp phép.

- Ngoài ra, tỉnh còn ban hành một số chế độ đãi ngộ để thu hút nhân tài

về phục vụ CNH - HĐH tỉnh nhà [29].

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Nam

Qua các chính sách và biện pháp của các tỉnh, thành phố trong nƣớc thành công trong việc thu hút FDI. Việc rút ra bài học kinh nghiệm từ thành công đó giúp cho tỉnh Quảng Nam có thể có đƣợc những kinh nghiệm quý giá, nếu áp dụng linh hoạt và khôn khéo thích hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù, Quảng Nam là một trong những địa phƣơng thu hút nhiều về số lƣợng dự án cũng nhƣ số vốn đầu tƣ trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên, nhƣng so với tiềm năng của tỉnh cũng nhƣ so với yêu cầu phát triển trong thời kì CNH – HĐH thì tỉnh Quảng Nam vẫn còn kém xa so với một số tỉnh, thành phố trong nƣớc, nhất là các tỉnh, thành phố ở hai đầu đất nƣớc nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Hải Phòng,… Vì vậy, thông qua kinh nghiệm thu hút FDI của một số tỉnh, thành phố. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Nam trong thu hút FDI nhƣ sau:

- Cần có chiến lƣợc thu hút FDI trong từng giai đoạn trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế của quốc gia và của địa phƣơng. Đặc biệt là xem xét xu hƣớng vốn đầu tƣ trong từng giai đoạn để từ đó có sự điều chỉnh chiến lƣợc thu hút ĐTNN và xúc tiến một cách có hiệu quả.

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn phục vụ cho các doanh nghiệp FDI, có chế độ đãi ngộ để thu hút nhân tài về phục vụ tỉnh nhà.

- Thực hiện tốt cơ chế “Một cửa liên thông”, không để cho nhà đầu tƣ phải mất thời gian, chạy lòng vòng để có đƣợc giấy phép đầu tƣ, giải quyết khó khăn vƣớng mắc khi họ gặp phải, có nhƣ thế họ mới toàn tâm và toàn trí hoạt động kinh doanh tại tỉnh.

- Tăng cƣờng các giải pháp hỗ trợ cho các nhà ĐTNN. Bên cạnh đó, phát triển thị trƣờng vốn, thị trƣờng lao động thích hợp để thúc đẩy hoạt động ĐTNN một cách có hiệu quả.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM ẢNH

HƢỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN FDI 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 860 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nƣớc Lào, phía Đông giáp biển Đông. Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 Thành phố, 1 thị xã và 15 huyện, tỉnh lụy đặt tại thành phố Tam Kỳ. Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Quảng Nam còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều con ngƣời ƣu tú cho đất nƣớc. Với diện tích 10.438 km2 và dân số 1,5 triệu ngƣời, Quảng Nam đứng thứ 6 về diện tích, thứ 19 về dân số trong 63 tỉnh, thành của Việt Nam, mật độ dân số

trung bình là 140 ngƣời/km2 (đứng thứ 45/63) so với 271 ngƣời/km2

của cả nƣớc [19].

2.1.2. Dân số và nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Nam

Với dân số 1,5 triệu ngƣời thứ 19 về dân số trong 63 tỉnh, thành của Việt Nam. Quảng Nam là một tỉnh có quy mô dân số trung bình nhƣng cơ cấu dân số trẻ và đa phần trong độ tuổi lao động. Đến nay tỉnh Quảng Nam hiện có 2 trƣờng đại học, 10 trƣờng cao đẳng, hơn 40 cơ sở đào tạo nghề với các lĩnh vực đào tạo khác nhau. Ngoài ra, Quảng Nam nằm gần các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn nhƣ Đà Nẵng, Huế,… nên rất thuận tiện trong việc cung

cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các dự án đầu tƣ. Quảng Nam có lực lƣợng lao động dồi dào, với trên 887.000 ngƣời (chiếm 62% dân số toàn tỉnh). Trong đó, lao động ngành nông nghiệp chiếm 61,57%, ngành công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là 21,95%. Chất lƣợng nguồn nhân lực đang cải thiện đáng kể. Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động, trong đó nguồn nhân lực chất lƣợng cao là gần 18.000 ngƣời [19].

2.1.3. Cở sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển và quan hệ kinh tế với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc cũng nhƣ với các nƣớc láng giềng Việt Nam.

Tỉnh có điều kiện giao thông liên vùng rất thuận lợi với hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không và đƣờng biển thuộc trục giao thông quốc gia.

- Đƣờng hàng không: Nằm giữa 2 sân bay quốc tế lớn của miền Trung là sân bay Đà Nẵng và sân bay Chu Lai, trong đó sân bay Đà Nẵng có các tuyến bay quốc tế trực tiếp đi các nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Liên Bang Nga,… Sân bay Chu Lai đang đƣợc nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng thành sân bay trung chuyển hàng hoá quốc tế, trung tâm sửa chữa và bảo dƣỡng máy bay hạng nặng duy nhất của Việt Nam.

- Đƣờng biển: Có 125 km bờ biển, nằm giữa 2 hệ thống cảng biển quốc tế là Đà Nẵng và Kỳ Hà, gần tuyến hàng hải quốc tế Bắc Nam, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá với các tuyến trong nƣớc và quốc tế, trong đó cảng Đà Nẵng có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 DWT, tàu container 3.000 Teus; cảng Kỳ Hà, Tam Hiệp có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 DWT.

- Đƣờng bộ: Nằm trên trục giao thông chính của quốc gia với hệ thống quốc lộ 1A, đƣờng cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi, đƣờng ven biển Đà Nẵng - Hội An - Chu Lai, các tuyến quốc lộ thuộc hành

lang kinh tế Đông - Tây nối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, đảm bảo giao thông thông suốt với tất cả các tỉnh thành trong nƣớc và quốc tế.

- Đƣờng sắt: Hệ thống đƣờng sắt xuyên Việt đảm bảo vận chuyển hành khách và hàng hoá đi tất cả các địa phƣơng trong nƣớc.

Hạ tầng điện, nƣớc, viễn thông đáp ứng đầy đủ nhu cầu các dự án đầu tƣ, đƣợc đầu tƣ đến ranh giới dự án hoặc đến hàng rào các nhà máy trong KCN.

Các hạ tầng xã hội và dịch vụ tiện ích khác nhƣ trƣờng học, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí cơ bản đáp ứng nhu cầu nhà đầu tƣ, công nhân lao động và gia đình của họ. Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, các tổ chức tín dụng có mặt ở hầu hết các địa phƣơng, trong đó có các ngân hàng cấp quốc gia nhƣ Vietcombank, BIDV, Agribank, ACB...[19].

2.1.4. Kinh tế tỉnh Quảng Nam

Kinh tế của tỉnh Quảng Nam luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng khá và chuyển dịch đúng hƣớng, sản suất kinh doanh trong các ngành tiếp tục phát triển.

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2014 Chỉ tiêu

Năm

2010 2011 2012 2013 2014

Cơ cấu kinh tế theo ngành (%) 100 100 100 100 100

- Nông, lâm, thủy sản (%) 22,44 21,42 19,80 17,87 17,00

- Công nghiệp, xây dựng (%) 39,39 40,25 39,96 40,54 41,13

- Dịch vụ (%) 38,17 38,33 40,24 41,59 41,87

Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh luôn tăng trƣởng nhanh và bền vững. Giai đoạn 2010 - 2014, tốc độ tăng trƣởng GDP đạt khá, tăng bình quân 11,5%/năm, GDP bình quân đầu ngƣời là 26.106.800 đồng, thu ngân sách hơn 10.000 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, trong năm 2014 tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 17%; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên 83%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ [11].

2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO TỈNH QUẢNG NAM

2.2.1. Xác định mục tiêu và phƣơng hƣớng thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua Quảng Nam trong thời gian qua

a. Mục tiêu

- Tập trung thu hút từ 10 đến 20 dự án FDI, ƣu tiên thu hút các dự án lớn, các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, CNHT có khả năng phát sinh thu ngân sách cao và ít gây ô nhiễm môi trƣờng, các dự án tăng trƣởng xanh.

- Phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đạt 60 điểm, nằm trong tốp 20 của cả nƣớc trong những năm đến [19].

b. Phương hướng

- Thu hút FDI có định hƣớng và chọn lọc, phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của Quảng Nam.

- Tập trung đầu tƣ xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm để thu hút đầu tƣ, đẩy mạnh việc lập và bổ sung điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng.

- Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp và năng động hơn.

- Thực hiện chính sách, cơ chế thích hợp để huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

- Nâng cao chất lƣợng hoạt động xúc tiến đầu tƣ.

2.2.2. Thực trạng về các chính sách thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã không ngừng cụ thể hóa và ban hành các văn bản phù hợp với đặc điểm riêng của địa phƣơng theo nguyên tắc nhất quán trong kêu gọi đầu tƣ là nhà đầu tƣ đƣợc hƣởng quyền lợi ở mức cao nhất và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh và các ngành, các cấp sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án triển khai và đi vào hoạt động. Quan điểm của tỉnh là tạo môi trƣờng đầu tƣ tốt nhất cho các nhà đầu tƣ vào tỉnh, nhận thức rõ đầu tƣ đúng và đủ mạnh là giải pháp quan trọng nhằm tăng trƣởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chính sách ƣu đãi, khuyến khích,... nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ sau:

a. Chính sách cải thiện môi trường đầu tư

- Tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định

Đây là một trong những nhân tố quan trọng, đồng thời là tiêu chí nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh lành mạnh trong đầu tƣ và thu hút đầu tƣ. UBND các cấp nơi có dự án đầu tƣ xây dựng cần có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội cho các nhà đầu tƣ khi thực hiện dự án, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản trong quá trình đầu tƣ, dự án đi vào hoạt động.

- Thủ tục hành chính trong thu hút FDI

Thủ tục hành chính về đầu tƣ không ngừng đƣợc bổ sung và hoàn thiện, tính công khai, minh bạch từng bƣớc đƣợc nâng lên. Trong các kỳ họp, UBND tỉnh đã chỉ đạo sát sao để các Sở, Ban, Ngành nhanh chóng giải quyết các vƣớng mắc về thủ tục hành chính của doanh nghiệp FDI. Hiện nay, tỉnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 45)