Thực trạng về các chính sách thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 53 - 58)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng về các chính sách thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã không ngừng cụ thể hóa và ban hành các văn bản phù hợp với đặc điểm riêng của địa phƣơng theo nguyên tắc nhất quán trong kêu gọi đầu tƣ là nhà đầu tƣ đƣợc hƣởng quyền lợi ở mức cao nhất và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh và các ngành, các cấp sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án triển khai và đi vào hoạt động. Quan điểm của tỉnh là tạo môi trƣờng đầu tƣ tốt nhất cho các nhà đầu tƣ vào tỉnh, nhận thức rõ đầu tƣ đúng và đủ mạnh là giải pháp quan trọng nhằm tăng trƣởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chính sách ƣu đãi, khuyến khích,... nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ sau:

a. Chính sách cải thiện môi trường đầu tư

- Tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định

Đây là một trong những nhân tố quan trọng, đồng thời là tiêu chí nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh lành mạnh trong đầu tƣ và thu hút đầu tƣ. UBND các cấp nơi có dự án đầu tƣ xây dựng cần có trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội cho các nhà đầu tƣ khi thực hiện dự án, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản trong quá trình đầu tƣ, dự án đi vào hoạt động.

- Thủ tục hành chính trong thu hút FDI

Thủ tục hành chính về đầu tƣ không ngừng đƣợc bổ sung và hoàn thiện, tính công khai, minh bạch từng bƣớc đƣợc nâng lên. Trong các kỳ họp, UBND tỉnh đã chỉ đạo sát sao để các Sở, Ban, Ngành nhanh chóng giải quyết các vƣớng mắc về thủ tục hành chính của doanh nghiệp FDI. Hiện nay, tỉnh

Quảng Nam đã thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” trong việc giải quyết thủ tục đối với dự án ĐTNN, nhƣng việc tiếp nhận, luân chuyển gồm có 9 thủ tục gây ra khó khăn, tốn rất nhiều chi phí và thời gian của nhà đầu tƣ, trong một số trƣờng hợp còn chậm chạp, thiếu dân chủ gây chậm trễ trong cấp phép đầu tƣ. Mặt khác, thủ tục hành chính còn phức tạp và kết cấu chƣa hợp lý. Cụ thể là việc quản lý hành chính Nhà nƣớc đối với các nhà ĐTNN còn đòi hỏi quá nhiều giấy tờ với quá nhiều trình tự phê chuẩn trung gian không cần thiết buộc nhà ĐTNN phải đi lại nhiều lần, chi phí chuẩn bị đầu tƣ lớn. Ngoài ra sau khi có giấy phép đầu tƣ, nhà đầu tƣ vẫn còn tham gia nhiều thủ tục hành chính không cần thiết. Cơ cấu thủ tục hành chính vẫn nặng nề về thẩm định đầu tƣ, nhẹ quản lý cấp phép.

- Chính sách về đất đai, giải phóng mặt bằng

Trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt và đồng bộ công tác GPMB, xây dựng các khu tái định cƣ sau khi công bố quy hoạch đƣợc phê duyệt đối với các dự án có hộ dân phải di dời. Cần phải mạnh mẽ hơn, dứt điểm hơn trong công tác GPMB, tạo mặt bằng sạch cho nhà đầu tƣ và coi đó là những tiêu chí để đánh giá năng lực lãnh đạo của các cấp, các ngành trong cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh.

Tuy nhiên, hiện nay ở Quảng Nam vấn đề chính sách đất đai, giải tỏa đền bù đang là một vấn đề nổi cộm và là một sức cản lớn trong việc thu hút FDI. Do còn tình trạng “phép vua, lệ làng” trong việc thực hiện các quy định về đất đai áp dụng đối với các dự án có vốn FDI. Đồng thời, tỉnh chƣa có khung giá thống nhất trong việc đền bù đất cũng nhƣ quy hoạch chƣa hợp lý nên nhiều dự án có vốn FDI mặc dù đã đƣợc phê duyệt nhƣng vẫn không triển khai thực hiện đƣợc, gây nhiều tranh chấp không đáng có, làm mất lòng tin cho các nhà ĐTNN.

- Chính sách về lao động, tiền lương

Tỉnh Quảng Nam có nguồn lực lƣợng lao động phổ thông dồi dào, năm 2014 với trên 887.000 ngƣời, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động. Hơn nữa, so với chi phí nhân công của các tỉnh khác trong cả nƣớc thì chi phí nhân công của tỉnh rẻ hơn nhiều. Cụ thể, chi phí trung bình cho cán bộ quản lý ở tỉnh Quảng Nam 300 - 500 USD/ tháng; công nhân, lao động phổ thông là 150 USD/ tháng, thấp hơn so với chi phí cho cán bộ quản lý các tỉnh khác là 500 - 1000 USD/ tháng; công nhân, lao động phổ thông là 200 USD/ tháng.

Bảng 2.2: Chi phí cho lao động của tỉnh Quảng Nam so với tỉnh khác

Chi phí Tỉnh khác Tỉnh Quảng Nam

Cán bộ quản lý 500 - 1000 USD/ tháng 300 - 500 USD/ tháng

Công nhân, lao động 200 USD/ tháng 150 USD/ tháng

(Nguồn: ipaquangnam.gov.vn)

- Cơ sở hạ tầng của địa phương

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, trƣờng học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí ... tuy nhiên, diện mạo của tỉnh vẫn chƣa có sự thay đổi đáng kể. Chất lƣợng công trình kém và nhanh chóng xuống cấp do sự thất thoát trong đầu tƣ còn lớn.

Chi phí kinh doanh tại Quảng Nam cũng ở mức cao, tuy nhiên đây là mức chi mà các nhà đầu tƣ có thể chấp nhận đƣợc. Các khoản chi phí mà nhà đầu tƣ cho là ở mức cao nhƣ chi phí thuê cơ sở hạ tầng, chi phí vận tải, vận chuyển container và đƣờng thủy.

b. Các chính sách khuyến khích và ưu đãi tài chính

* Chính sách ưu đãi về thuế

Đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi đầu tƣ theo quy định của Chính phủ Việt Nam. Trong đó, có KKTM Chu Lai đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi đầu tƣ cao nhất và 15/18 huyện thuộc Danh mục địa bàn ƣu đãi đầu tƣ theo quy định của Chính phủ. Thuế thu nhập doanh nghiệp có 3 mức thuế ƣu đãi là 10% trong 15 năm, 15% trong 12 năm và 20% trong thời hạn 10 năm (mức phổ thông là 25%). Đƣợc miễn thuế từ 2 năm đến 4 năm và giảm 50% trong thời hạn 6 đến 9 năm tùy thuộc vào lĩnh vực và địa bàn đầu tƣ. Dự án đầu tƣ vào KKTM Chu Lai và các huyện miền núi đƣợc miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định, miễn thuế nhập khẩu 5 năm đầu đối với nguyên liệu, vật tƣ, linh kiện trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tƣ vào các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh còn đƣợc hƣởng các ƣu đãi khác theo quy định Nhà nƣớc [24].

* Chính sách về tài chính, tín dụng

Các dự án đầu tƣ ngành dệt may, da giày, mây tre đan đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đãi từ Quỹ Đầu tƣ Phát triển tỉnh Quảng Nam. Ngoài những quy định chung, những dự án quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đƣợc chính quyền tỉnh Quảng Nam phối hợp với nhà đầu tƣ nghiên cứu trình Chính phủ cho áp dụng các chính sách đặc thù. Tuy nhiên, thủ tục cho vay còn phức tạp. Ngoài việc xem xét kế hoạch kinh doanh, ngân hàng đòi hỏi thế chấp một cách cứng nhắc cho mọi khoản cho vay và tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản rất thấp. Các quy định về khấu hao chƣa đƣợc thông thoáng, các chi phí đƣợc khấu trừ thuế thu nhập chịu thuế chƣa phù hợp cũng đang là một trở ngại lớn cho hoạt động FDI [17].

c. Chính sách hỗ trợ đầu tư

Trong thời gian qua, tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp FDI tiếp cận dễ dàng với các chính sách hỗ trợ đầu tƣ nhƣ không thu phí khảo sát chọn lựa địa điểm đầu tƣ, cung cấp thông tin địa điểm đầu tƣ, hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định của UBND tỉnh và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, GPMB nhƣ sau:

- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu: Đối với dự án ngoài KCN, KKT, nếu đáp ứng đƣợc điều kiện ƣu đãi đầu tƣ thì đƣợc hỗ trợ một phần chi phí đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu nhƣ: điện, cấp nƣớc, đƣờng giao thông.

- Hỗ trợ 100% chi phí bồi thƣờng, GPMB đối với các dự án trong địa bàn tỉnh. Đối với các dự án đầu tƣ có thuê đất, tùy theo quy mô và tính chất dự án, tỉnh sẽ hỗ trợ chi phí đền bù thiệt hại, GPMB nhƣ sau:

+ Đơn giá cho thuê đất hiện nay của tỉnh Quảng Nam có kết cấu hạ tầng trong các khu, cụm công nghiệp bằng 1/3 so với các khu vực khác, từ 20 đến

35 USD/m2/50 năm (các địa phƣơng khác từ 50 đến 120 USD);

+ Dự án ngoài các KCN có đơn giá thuê đất rất cạnh tranh khoảng 0,1

đến 0,2 USD/m2/năm và có thể đƣợc miễn tiền thuê đất chƣa có kết cấu hạ

tầng trong thời gian 11 năm đến 15 năm hoặc suốt thời hạn triển khai dự án [17].

d. Chính sách quảng bá, xúc tiến đầu tư

Tỉnh đã tiến hành xây dựng, cập nhật và quảng bá thông tin về môi trƣờng đầu tƣ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử của thời báo kinh tế Việt Nam, tạp chí kinh tế và dự báo, báo Quảng Nam,… thƣờng xuyên tiến hành tuyên truyền về chính sách khuyến khích đầu tƣ của tỉnh. Website của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ hỗ trợ công tác xúc tiến đầu

tƣ, cung cấp các thông tin về các văn bản pháp luật, các thủ tục và các ƣu đãi về đầu tƣ. Định kỳ ngày 05 hằng tháng, tỉnh Quảng Nam đều tổ chức gặp gỡ với các nhà đầu tƣ để tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho doanh nghiệp, cử ngƣời tham gia cùng các đoàn xúc tiến vận động đầu tƣ, bố trí ngân sách cho công tác xúc tiến. Tham gia các triển lãm do Cục ĐTNN và Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ở trong và ngoài nƣớc, tổ chức khen thƣởng những tổ chức, cá nhân có thành tích trong thu hút FDI vào tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc ở trên về hoạt động xúc tiến đầu tƣ, thì vẫn còn một số hạn chế nhƣ sau:

- Sở, Ban, Ngành trong địa bàn tỉnh còn bị động trong việc chuẩn bị dự án, tổ chức kêu gọi, vận động xúc tiến thu hút vốn FDI.

- Chƣa chủ động tìm kiếm đối tác để xúc tiến đầu tƣ, chƣa triển khai đƣợc nhiều dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tƣ, doanh nghiệp, chất lƣợng danh mục các dự án kêu gọi đầu tƣ của tỉnh chƣa cao.

- Thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ chƣa đƣợc cập nhật, đổi mới.

- Hoạt động xúc tiến đầu tƣ chƣa đƣợc tiến hành theo một kế hoạch thống nhất, thiếu sự phối hợp giữ các bộ phận, dẫn tới sự chồng chéo trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tƣ. Nhiều cuộc xúc tiến đầu tƣ diễn ra nhƣ một diễn đàn thảo luận làm thế nào để phát triển kinh tế Quảng Nam chứ chƣa giới thiệu đƣợc tiềm năng thế mạnh của tỉnh đến các nhà ĐTNN [14].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 53 - 58)