Nhân tố liên quan đến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 41 - 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Nhân tố liên quan đến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

a. Môi trường kinh tế thế giới

Do đặc tính của FDI là hết sức nhạy cảm với các biến động của môi trƣờng kinh tế quốc tế, đây chính là nhân tố khách quan tác động đến các dòng vốn FDI vào các nƣớc. Khi nền kinh tế thế giới có sự ổn định sẽ tác động tích cực đến sự di chuyển của dòng vốn FDI, làm cho quá trình thu hút

đầu tƣ của các nƣớc thuận lợi hơn rất nhiều, ngƣợc lại khi môi trƣờng kinh tế thế giới không ổn định, tình trạng lạm phát cao, suy thoái kinh tế diễn ra nhiều nơi thì sẽ rất khó khăn cho nƣớc tiếp nhận dòng vốn FDI. Ở nƣớc ta, dòng vốn FDI cũng biến động theo sự biến động của môi trƣờng kinh tế thế giới, nhƣ do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 nên dòng vốn FDI vào nƣớc ta những năm sau đó giảm sút nhiều khi năm 1998 chỉ bằng 81,1% năm 1997 và đến năm 1999 thu hút vốn FDI chỉ bằng 46,8% năm 1998, xu hƣớng đầu tƣ lại chuyển sang các dự án quy mô vừa và nhỏ. Sau giai đoạn đó, khi nền kinh tế thế giới có sự phục hồi, thì dòng vốn FDI bắt đầu tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

b. Xu hướng vận động của nguồn cung vốn FDI trên thế giới

Đây là nhân tố bên ngoài có ý nghĩa quyết định đến khả năng thu hút vốn FDI của quốc gia nói chung và địa phƣơng nói riêng. Mức độ tăng, giảm của việc thu hút vốn FDI chịu sự chi phối của xu hƣớng vận động và các dòng vốn FDI trên thế giới. Nếu quốc gia nằm trong khu vực mà dòng vốn FDI đang hƣớng tới thì khả năng tiếp nhận vốn FDI của quốc gia đó là thuận lợi và ngƣợc lại khi các quốc gia nằm ngoài vùng dịch chuyển của dòng vốn FDI thì sẽ rất khó cho các quốc gia thu hút đƣợc nguồn vốn này.

Nắm bắt đƣợc xu hƣớng chuyển dịch vốn FDI trên thế giới là một yếu tố quan trọng để chính quyền Trung ƣơng và địa phƣơng đƣa ra các chính sách phù hợp để tiếp nhận dòng vốn FDI. Nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động của thế giới, trong những năm gần đây khu vực Đông Nam Á đã trở thành khu vực hấp dẫn của các nhà ĐTNN. Điều này là do so với các nƣớc phát triển thì khu vực này có mức độ cạnh tranh thấp hơn, giá nhân công lại tƣơng đối rẻ, môi trƣờng đầu tƣ ngày càng đƣợc cải thiện. Là một quốc gia nằm trong khu vực hấp dẫn các nhà ĐTNN, nƣớc ta có cơ hội đón dòng chảy FDI đổ vào nếu biết tận dụng lợi thế so sánh của mình và cải thiện tốt hơn nữa

về môi trƣờng đầu tƣ. Khi vốn FDI vào quốc gia thì việc thu hút vốn FDI vào vùng kinh tế nào đó của đất nƣớc sẽ dễ dàng hơn bằng các chính sách thích hợp riêng cho từng vùng.

c. Chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài

Các nƣớc muốn thu hút đƣợc vốn FDI thì ngoài yếu tố hoàn thiện về môi trƣờng đầu tƣ, về các chính sách đối ngoại, về hoạt động xúc tiến… còn phải quan tâm đến chiến lƣợc của các nhà ĐTNN. Trên thế giới hiện nay bị chi phối nhiều bởi các nhà đầu tƣ lớn đó chính là các công ty đa quốc gia (MNCs), các công ty xuyên quốc gia (TNCs) và nhà đầu tƣ đến từ các nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,… Những nhà ĐTNN này có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong đầu tƣ quốc tế, chiến lƣợc kinh doanh của họ có xu hƣớng đầu tƣ vào các ngành công nghệ cao, sử dụng lao động có tay nghề và vào khu vực có nhiều triển vọng trong kinh doanh. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nƣớc đang phát triển đã từng bƣớc giảm dần những hạn chế nhƣ nới lỏng các chính sách thƣơng mại, chính sách tài chính, tiền tệ làm cho các dòng vốn FDI vào các nƣớc đang phát triển thuận lợi hơn. Đặc biệt, nhiều nƣớc phát triển chủ động làm giảm tính hấp dẫn đầu tƣ trong nƣớc, tạo ra yếu tố đẩy dòng vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Chẳng hạn, từ thập kỷ 80 bên cạnh giá lao động trong nƣớc tăng nhanh, Mỹ đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất, còn Nhật Bản thì tăng thuế doanh thu đối với ĐTTN nhƣng lại giảm thuế lợi tức cho các công ty đầu tƣ ra nƣớc ngoài, nhất là các nƣớc đang phát triển. Một số nƣớc thì tăng giá đồng nội tệ, thả nổi tỷ giá, thực hiện tự do hóa thị trƣờng vốn, chính sách nhập khẩu của các nƣớc phát triển giành cho các nƣớc đầu tƣ phát triển cũng có lợi nhƣ nới lỏng hạn ngạch, giảm thuế nhập khẩu hàng hóa… từ đó đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tƣ từ các nƣớc phát triển đầu tƣ sang các nƣớc đang phát triển sau

đó lại xuất hàng hoá trở lại tiêu thụ ở chính quốc để có lợi nhuận cao hơn so với sản xuất nội địa [5].

d. Tiềm lực tài chính, năng lực kinh doanh của nhà ĐTNN

- Tiềm lực tài chính của các nhà ĐTNN

Tiềm lực tài chính của các nhà ĐTNN là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng thực hiện các hoạt động đầu tƣ của họ, với việc các quốc gia tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và có nhiều cơ hội để kinh doanh nhƣng nếu không có khả năng tài chính thì các nhà ĐTNN cũng không thể thực hiện đầu tƣ đƣợc. Đối với nƣớc nhận đầu tƣ, trƣớc khi cấp phép đầu tƣ cũng phải thẩm định năng lực tài chính của nhà đầu tƣ nhằm đảm bảo dự án đƣợc triển khai đúng nhƣ đăng ký, điều này giúp nƣớc sở tại hạn chế các nhà ĐTNN đã xin đƣợc giấy phép đầu tƣ nhƣng không có vốn để triển khai đƣợc các dự án, thậm chí rút vốn không triển khai đƣợc gây thiệt hại kinh tế cho nƣớc sở tại.

- Năng lực kinh doanh của các nhà ĐTNN

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà các nhà ĐTNN muốn hƣớng tới, lợi nhuận từ việc đầu tƣ lại phụ thuộc vào năng lực kinh doanh của chính nhà đầu tƣ. Mặc dù, mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh đều do chính các nhà đầu tƣ chịu trách nhiệm, nếu hoạt động kinh doanh tốt thì lợi nhuận đó thuộc về họ trong trƣờng hợp bị lỗ thì nhà đầu tƣ chính là ngƣời bị thiệt thòi nhƣng khi nƣớc nhận đầu tƣ đánh giá đƣợc năng lực kinh doanh của nhà ĐTNN thì đó chính là cơ sở để tìm đƣợc các nhà đầu tƣ tốt. Các nhà đầu tƣ này với năng lực kinh doanh tốt, khả năng tạo ra lợi nhuận cao chính là cơ sở để họ tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế và tạo ra nhiều tác động lan tỏa tích cực thúc đẩy, lôi cuốn các nhà ĐTNN khác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 41 - 45)