Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Quảng Nam trong thu hút

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 87 - 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.3.Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Quảng Nam trong thu hút

hút vốn FDI

Bối cảnh kinh tế thế giới đã tác động đến các dòng vốn FDI vào Việt Nam, tạo ra nhiều thuận lợi trong thu hút vốn FDI vào Việt Nam:

Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà ĐTNN. Theo khảo sát triển vọng đầu tƣ toàn cầu của UNCTAD về sức hấp dẫn đối với dòng vốn FDI của các tập đoàn xuyên quốc gia năm 2010, Việt Nam đƣợc xếp vào thứ 11 trong nhóm các nền kinh tế mới sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ… trong khu vực Asean, Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia. Mặt khác, Việt Nam có nhiều ƣu điểm với chi phí nhân công rẻ, môi trƣờng chính trị ổn định, nhiều mặt hàng đƣợc miễn thuế khi Việt Nam gia nhập các sân chơi lớn nhƣ Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) và mới nhất là đạt đƣợc thỏa thuận gia nhập vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) và một loạt các

nhƣ Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan, Việt Nam và EU,... đã đem đến nhiều cơ hội cho ĐTNN tại Việt Nam. Ngoài những thuận lợi, thu hút vốn FDI vào Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn nhƣ việc miễn giảm các loại thuế khi tham gia vào TPP cũng ảnh hƣởng đến khả năng thu ngân sách cho Nhà nƣớc. Mặt khác, dòng vốn FDI toàn cầu chuyển sang hƣớng tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng, giày da khiến Việt Nam khó thu hút đƣợc vốn đầu tƣ vào lĩnh vực công nghệ cao. Thời gian qua, cơ cấu vốn FDI vào Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt và mạnh mẽ, nếu nhƣ năm 2011, vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng chiếm 53,3% thì đến năm 2014 lĩnh vực này chiếm 56,0%. Các nhà đầu tƣ lớn nhƣ ở Nhật Bản, Hàn Quốc khi đầu tƣ vào nƣớc ta thƣờng chọn lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp, ít quan tâm đến các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp, dịch vụ. Đối với các nhà đầu tƣ đến từ Mỹ, Singapore là nƣớc có công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại nhƣng cũng chủ yếu tập trung đầu tƣ vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch và bất động sản. Do đó, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút các dòng vốn FDI tốt. Trình độ lao động còn thấp cũng là một khó khăn không nhỏ đối với việc tiếp nhận công nghệ hiện đại từ các nƣớc phát triển trên thế giới.

Riêng đối với tỉnh Quảng Nam, thu hút FDI cũng có nhiều thuận lợi như:

Tỉnh Quảng Nam có vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và nguồn nông sản dồi dào, đa dạng về chủng loại, là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến các mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, chế biến các sản phẩm nông lâm thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng, ...

- Vị trí địa lý: Là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có đầu mối giao thông quan trọng về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh miền Trung –

Tây Nguyên và các nƣớc tiểu vùng liên Mê Kông, gần tuyến hàng hải quốc tế Bắc Nam, có cảng Kỳ Hà, Tam Hiệp có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 DWT, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá với các tuyến trong nƣớc và quốc tế. Nằm ở trung tâm của khu vực Asean, trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, thuận lợi cho việc vận chuyển đƣờng bộ sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và đƣờng biển sang các nƣớc khác thuộc khu vực Asean. Trong bán kính 3.200 km, tỉnh Quảng Nam là trung tâm của các vùng kinh tế năng động nhất Đông Á nhƣ Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản; trong vòng 4 đến 5 giờ bay sẽ tiếp cận đến hầu hết các sân bay lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng.

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.043.836,96 ha, trong đó đất chƣa qua sử dụng là 2.932,98 ha. Địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng núi - trung du, vùng đồng bằng và ven biển.

- Tài nguyên nƣớc: Quảng Nam có 941 km sông ngòi tự nhiên, đang quản lý và khai thác 307 km sông (chiếm 32,62%), gồm 11 sông chính. Hệ thống sông hoạt động chính gồm 2 hệ thống: sông Thu Bồn và sông Trƣờng Giang, hai hệ thống sông này đều đổ ra biển Đông theo 3 cửa sông: sông Hàn, Cửa Đại và Kỳ Hà. Quảng Nam có hệ thống sông suối phát triển với tiềm năng thủy điện lớn.

- Tài nguyên khoáng sản: Vàng, thiết, titan và đặc biệt có trữ lƣợng cát silic rất lớn, chất lƣợng đảm bảo sản xuất các sản phẩm kính xây dựng, thuỷ tinh,...

- Tài nguyên rừng: Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha và rừng trồng là 37.118 ha, chiếm khoảng 2/3 diện tích của tỉnh là rừng và đất rừng, có rất nhiều loại gỗ quý và dƣợc liệu, tỷ

- Tài nguyên biển: Có 125 km bờ biển, ngƣ trƣờng rộng lớn khoảng

40.000 km2 và 15 đảo ven bờ với nhiều loại hải sản phong phú, trữ lƣợng cá

42 vạn tấn, khả năng đánh bắt cá hằng năm 20 vạn tấn, trữ lƣợng mực 7.000 tấn, tôm biển 4.000 tấn. Bên cạnh đó là nguồn lợi từ yến sào ở đảo Cù Lao Chàm với giá trị kinh tế rất cao.

- Nguồn nông sản dồi dào, đa dạng về chủng loại, trong đó có nhiều loại nổi tiếng thế giới nhƣ Sâm Ngọc Linh, Quế Trà My, Tiêu Tiên Phƣớc,...

- Tiềm năng về phát triển du lịch: Quảng Nam có 2 di sản văn hóa thế giới đƣợc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và hàng trăm danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng với nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu nghỉ mát, nhà hàng, khách sạn từ 3 đến 5 sao. Tỉnh Quảng Nam còn là cái nôi của những lễ hội sông nƣớc cổ truyền nhƣ Cầu Ngƣ, đua thuyền, hội Bài chòi,… Bên cạnh đó, tỉnh còn là nơi có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và nhân văn đặc sắc, với rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng đã đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng cấp quốc gia.

Lao động dồi dào và giá nhân công rẻ: Với dân số 1,5 triệu ngƣời, trong đó lực lƣợng lao động là trên 887.000 ngƣời, với 340.874 ngƣời làm trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Hàng năm, nguồn lao động của tỉnh đƣợc bổ sung khoảng 30.000 ngƣời, với hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển đầy đủ từ trung học lên đến đại học, trong nhiều năm qua đã đào tạo đƣợc nhiều kỹ sƣ, cử nhân để phục vụ cho tỉnh nhà. Hơn nữa, so với chi phí nhân công của cả nƣớc thì chi phí nhân công của tỉnh Quảng Nam rẻ hơn nhiều.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, phù hợp với xu thế chung của cả nƣớc, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhất quán, đồng bộ.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tỉnh Quảng Nam thời gian qua cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng trung bình của cả nƣớc.

Nhiều chính sách ƣu đãi đầu tƣ đƣợc ban hành kịp thời, phù hợp với quy định của Nhà nƣớc, luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể cho nhà đầu tƣ. Nhiều KKT, KCN chƣa đƣợc lấp đầy nhƣ KCN Điện Nam - Điện Ngọc, KCN Phú Xuân, KKTM Chu Lai, KKTCK Nam Giang. Thực hiện đề án quy hoạch phát triển đến năm 2020 các CCN đƣợc nâng cấp thành KCN nhƣ KCN Đại Tân (diện tích khoảng 223,58 ha), KCN Hà Lam - Chợ Đƣợc (300 ha), KCN Tây An (250 ha), KCN Tiên Thọ (200 ha); thành lập mới KCN An Hòa - Nông Sơn (diện tích khoảng 200 ha); các KCN đƣợc mở rộng có KCN Đông Quế Sơn (diện tích khoảng 457 ha), KCN Thuận Yên (diện tích khoảng 400 ha). Các nhà ĐTNN có rất nhiều cơ hội đầu tƣ vào các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh [19].

Bên cạnh những thuận lợi, thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Tỉnh Quảng Nam nằm ở xa các trung tâm kinh tế lớn là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, điều kiện đi lại, vận chuyển hàng hóa khó khăn hơn. Đặc biệt là các huyện miền núi phía tây của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nằm xa trung tâm, địa hình đồi núi bị chia cắt.

Cơ sở hạ tầng chƣa đồng bộ, chất lƣợng còn nhiều hạn chế, hạ tầng KKT, KCN, CCN tập trung chƣa đƣợc đầu tƣ đầy đủ, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ quy hoạch, mở rộng. Đây là điểm bất lợi lớn so với các địa phƣơng có các KKT, KCN đƣợc đầu tƣ tƣơng đối đồng bộ.

Thu hút FDI thời gian qua vào Quảng Nam còn kém hiệu quả, chủ yếu tập trung vào số lƣợng dự án mà chƣa chú trọng đến chất lƣợng. Điều này làm cho số dự án bị thu hồi chiếm số lƣợng cao, tính từ năm 2006 - 2014 đã có 69

dự án bị thu hồi với tổng vốn đăng ký là 4,57 tỷ USD. Thu hút FDI chủ yếu tập trung vào KKTM Chu Lai, KCN Điện Nam - Điện Ngọc mà chƣa quan tâm đến các KCN, KKT khác trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu ngành đầu tƣ thì tập trung vào các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ mà chƣa chú trọng đến ngành nông nghiệp.

So với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc thì tay nghề của Quảng Nam còn thấp, kỷ luật lao động chƣa cao, thiếu các chuyên gia giỏi, nguồn nhân lực chất lƣợng cao còn thiếu nhƣng việc thu hút từ nơi khác về là một vấn đề hết sức nan giải, nhất là cơ chế, chính sách thu hút nhân tài của tỉnh Quảng Nam còn nhiều bất cập, chƣa thực sự hấp hẫn đối với những ngƣời có năng lực chuyên môn.

Khai thác tài nguyên, khoáng sản chƣa hiệu quả, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái cũng nhƣ động, thực vật sống trong địa bàn tỉnh.

Sự cạnh tranh trong thu hút FDI ngày một tăng, các địa phƣơng trong cả nƣớc cũng có nhiều biện pháp mạnh nhƣ không ngừng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nâng cao năng lực cạnh tranh,… nhằm để thu hút FDI vào địa phƣơng mình.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 87 - 92)