Bối cảnh kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 85 - 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1.Bối cảnh kinh tế thế giới

Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, nền kinh tế thế giới đã trải qua nhiều bƣớc thăng trầm, bắt đầu bằng giai đoạn suy giảm kinh tế 2001 – 2002, đƣợc tiếp nối bằng giai đoạn tăng trƣởng cao 2003 – 2007 và rồi lại lâm vào cuộc đại suy thoái 2008 – 2009. Kinh tế thế giới sau khi bắt đầu lấy lại đà tăng trƣởng đạt mức 5,1% trong năm 2010 đã nhanh chóng giảm xuống còn 3,9% vào năm 2011. Đà sụt giảm này tiếp tục kéo dài sang hai năm tiếp theo với mức tăng trƣởng rơi xuống còn 3,2% trong 2 năm 2012 – 2013, tăng trƣởng phục hồi trở lại vào năm 2014 là 3,4% và giảm còn 3,1% vào năm 2015. Sự thăm trầm này đƣợc kết hợp với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nhiều vấn đề toàn cầu khác,... nhƣng xu thế hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã hình thành nền kinh tế tri thức, tạo nên sự dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế quốc tế. Do đó, kinh tế thế giới phục hồi và tăng trƣởng trở lại. Khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng tiếp tục tăng trƣởng nhanh và là khu vực phát triển năng động của thế giới. Các công ty quốc tế đang áp dụng chiến lƣợc kinh doanh toàn cầu hoặc khu vực. Cùng với tiến trình hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, thị trƣờng tiêu thụ sẽ đƣợc mở rộng, tạo điều kiện khắc phục trở ngại về mặt thị trƣờng cho các nhà đầu tƣ nói chung và nhà ĐTNN nói riêng [12].

Trong giai đoạn 2016 – 2020 tốc độ tăng trƣởng trung bình của nền kinh tế thế giới đƣợc dự báo sẽ đạt 3,86%. Đây là bƣớc tạo đà cho nền kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trƣởng cho giai đoạn 2016 - 2020 với sự phục hồi tăng trƣởng của hầu hết các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trƣởng của kinh tế thế giới (bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản,…) và của các lĩnh vực chủ yếu kinh tế thế giới nhƣ thƣơng mại, đầu tƣ. Thƣơng mại thế giới đƣợc dự báo sẽ tăng trƣởng ở mức 5,39% trong giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, nếu xét đến tác động của TPP thì mức tăng trƣởng về thƣơng mại có lẽ sẽ lớn hơn rất nhiều khi các thành viên tham gia hiệp định này có tác động chi phối đến 40% sản lƣợng kinh tế toàn cầu. Dòng vốn FDI dự báo sẽ tiếp tục xu hƣớng hồi phục sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc dù mức độ hồi phục chƣa thực sự bền vững. Theo dự báo của Diễn đàn Thƣơng mại và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD) (7/2015) thì dòng vốn FDI toàn cầu sẽ phục hồi lên 1,4 nghìn tỷ USD năm 2015, 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2016 và 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2017 [26].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 85 - 86)