6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
1.2.6. Thiết kế và tạo dựng các yếu tố thương hiệ u
Nguyên tắc chung khi thiết kế các yếu tố thương hiệu là làm sao thương hiệu có khả năng phân biệt tốt nhất với các thương hiệu của các doanh nghiệp có hàng hoá cùng loại và làm cho người tiêu dùng có khả năng nhận biết tốt nhất về thương hiệu.
ảnh và những công cụ khác có khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng.
Tên thương hiệu
Mỗi một tên thương hiệu riêng đều có sự sáng tạo riêng nhưng chúng
đều tuân theo những quy tắc sau đây:
Đơn giản, dễ nhớ, dễ đọc: Tính đơn giản sẽ giúp cho khách hàng dễ
dàng và nhanh chóng nhận thức được thương hiệu. Tên ngắn gọn sẽ dễ gợi nhớ bởi nó dễ dàng được lưu trữ và giải mã trong tâm trí. Ví dụ: kem đánh răng P/S, bột giặt OMO, phim KODAK …
Thân thiện và có ý nghĩa: Tên thương hiệu sẽ trở nên rõ ràng và ấn
tượng nếu nó được hình tượng hóa bởi sự liên hệ tới một con người, địa danh, con vật hay một thứ gì đó cụ thể. Ví dụ như máy tính Apple, nước tăng lực Red Bull, dụng cụ thể thao Puma…
Dễ chuyển đổi: tên thương hiệu có thể dùng cho nhiều sản phẩm trong
cùng một chủng loại; dễ chấp nhận giữa các lãnh thổ và nền văn hoá khác nhau.
Khác biệt, nổi trội và độc đáo: Sự khác biệt của một tên thương hiệu có
thể được xem là một lợi thế so với các thương hiệu cạnh tranh. VD: nhiều công ty đã lựa chọn các chữ cái và kết hợp lại tạo thành những cái tên chưa từng được biết đến, kể cả trong từ điển như Xerox, Exxon, Google hay Rozion…
Đáp ứng yêu cầu bảo hộ: có khả năng phân biệt, không trùng, không tương tự với thương hiệu của người khác đã nộp đơn hoặc bảo hộ.
Logo và biểu tượng đặc trưng
Cách điệu tên thương hiệu: là tạo cho tên thương hiệu, tên công ty một
phong cách thiết kế đặc thù.
Sáng tạo hình ảnh riêng: những hình ảnh cách điệu làm người ta liên
Kết hợp hình ảnh riêng và tên thương hiệu: logo thể hiện bằng hình vẽ
tên thương hệu.
Các yêu cầu đối với Logo:
- Logo mang hình ảnh của công ty: các yếu tố hình ảnh cần khắc hoạ được điểm khác biệt, tính trội của doanh nghiệp.
- Logo có ý nghĩa văn hoá đặc thù.
- Dễ hiểu: các yếu tốđồ hoạ hàm chứa hình ảnh thông dụng.
- Logo phải đảm bảo tính cân đối và hài hoà, tạo thành một chỉnh thể
thống nhất.
Slogan – Câu khẩu hiệu:
Một slogan hay phải hội tụđược một số yếu tố sau:
Thứ nhất là mục tiêu: Pepsi đã lấy slogan là: "Generation Next" (thế hệ
tiếp nối), ý nói đó là một loại nước uống của thế hệ mới và ngầm ý chê bai
đối thủ trực tiếp Coca Cola là loại đồ uống cổ lỗ sĩ. Với slogan hay mang trong mình mục tiêu rõ ràng là đánh vào khách hàng trẻ tuổi, Pepsi đã thu hút
được phần đông giới trẻ và vươn vai trở thành một đối thủ đáng gờm của Coca.
Thứ hai là ngắn gọn: Một slogan hay luôn phải là một slogan ngắn gọn,
dễ hiểu, dễ đọc. Vì thế Cà phê Trung Nguyên đã phải bỏ slogan dài cũ: "Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới" bằng "Khơi nguồn sáng tạo".
Thứ ba là không phản cảm: Slogan phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có
thể gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó chỉ là một bộ
Thứ tư, cần nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm: Slogan phải thể hiện
được tính năng và lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Ví dụ: "Connecting People" (Kết nối mọi người) của hãng điện thoại di động Nokia.
Thứ năm, slogan phải ấn tượng và tạo nên sự khác biệt: Sản phẩm đồ
thể thao của tập đoàn Nike cũng được cất cánh cùng với một slogan được
đánh giá là thành công nhất mọi thời đại: "Just Do It!" (Hãy làm điều đó!).
Nhạc hiệu
Nhạc hiệu là yếu tố cấu thành thương hiệu được thể hiện bằng âm nhạc. Âm nhạc có sức thu hút và lôi cuốn người nghe và làm cho mục quảng cáo trở
nên hấp dẫn và sinh động. Nhạc hiệu có thể là một đoạn nhạc nền hoặc có thể
là một ca khúc ngắn, thực chất đây là một hình thức mở rộng cho câu khẩu hiệu. Có rất nhiều nhạc hiệu đã rất thành công đến mức chỉ cần nghe đoạn nhạc khách hàng chỉ cần nghe đoạn nhạc đã biết ngay đó là thương hiệu gì. Ví dụ: "Heineken - Tell me when you will be mine, tell me wonder wonder wonder..."
Bao bì
Bao bì được coi là một trong những liên hệ mạnh nhất của thương hiệu, trong đó hình thức của bao bì có tính quyết định trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả
và giới thiệu sản phẩm mà còn chứa đựng các nhân tố: hình thức, màu sắc, thiết kế, kiểu dáng…tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Đối với cả người tiêu dùng và người sản xuất, bao bì phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Phải xác định và thể hiện được thương hiệu;
- Phải truyền tải được thông tin mô tả và thuyết phục về sản phẩm;
- Thuận tiện trong chuyên chở và bảo quản sản phẩm;