Thực trạng đăng ký bảo hộ các yếu tố thương hiệ u

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) xây dựng thương hiệu công ty TNHH MTV cao su chư sê (Trang 63 - 65)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.3.7. Thực trạng đăng ký bảo hộ các yếu tố thương hiệ u

Công ty cũng đã đăng ký bảo hộ trong nước ngay khi đặt tên công ty và thủ tục đăng ký kinh doanh. Hiện tại chưa đăng ký cho nhãn hiệu cụ thể trên thị trường nước ngoài.Trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu chú ý đến công tác đăng ký nhãn hiệu ra nuớc ngoài nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, bảo vệ thị trường của mình ở nước ngoài.Nếu như đến năm 1998, mới chỉ có 1.614 nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký bảo hộ ở thị trường nước ngoài, thì liên tục những năm sau đó, con số này đã tăng lên với tỷ lệ

trung bình 100%/năm. Con số trên cho thấy sự cố gắng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đăng ký tài sản trí tuệ của mình, song con số đó vẫn còn quá khiêm tốn khi so sánh với số lượng hàng vạn doanh nghiệp đang tiến hành các hoạt sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Và trong đó có Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê, trong khi thị trường chính của Công ty chủ yếu là thị trường nước ngoài, chiếm khoảng 80%. Công ty cần có chiến lược thương hiệu cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt cần đầu tư đăng ký thương hiệu tại thị trường nước ngoài.

2.3.8. Qung bá thương hiu

Có rất nhiều công cụ quảng bá thương hiệu tuy nhiên Công ty mới chỉ

dừng lại ở việc quan hệ công chúng thông qua xây dựng ngôi nhà tình nghĩa, hỗ trợ gia đình khó khăn, tổ chức các sự kiện văn hoá thể thao địa phương, tham gia hội chợ triển lãm mà chưa sử dụng kết hợp các công cụ như xây dựng website, quảng cáo,…

hoạt động PR thì hầu như Công ty chưa động chạm tới nó. Các chương trình quảng cáo của Công ty trên ấn phẩm, báo chí, bảng hiệu,… còn chưa hấp dẫn người đọc, người xem cả nội dung và hình thức, khách hàng khó nhớ được

đặc tính nổi bật ở sản phẩm cũng như hình ảnh của Công ty.

Với tiềm lực tài chính hạn chế, đầu tư nhân sự cho hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu còn yếu, việc thiết kế các yếu tố thương hiệu một cách chuyên nghiệp, xây dựng một kế hoạch quảng bá thương hiệu hiệu quả, phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu vẫn là một điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong đó có Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê.

2.3.9. Bo v thương hiu

Hiện tại để củng cố vị thế của mình Công ty đã nâng cao chất lượng sản phẩm và từng bước đưa Công ty thành tổ chức văn hóa, phát huy sức mạnh nội lực đồng thời sẵn sàng tiếp nhận sự hỗ trợ từ tập đoàn để bảo vệ Công ty. Tuy nhiên còn thiếu chính sách quảng cáo bởi lẽ hoạt động này cũng có thể

bảo vệ Công ty.

Ngoài việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu Công ty tại thị trường nước ngoài, Công ty hiện tại vẫn chưa tiến hành mạnh mẽ các hoạt

động để tự bảo vệ thương hiệu như biện pháp rà soát hàng giả, hàng nhái và mở rộng hệ thống phân phối. Điều này cho thấy tính chủ động và kiên quyết của Công ty trong bảo vệ thương hiệu còn thấp. Cũng có lẽ do lý do tài chính hạn chế. Các biện pháp bảo vệđược Công ty áp dụng chủ yếu là ngăn chặn và phát hiện các nguy cơ chiếm dụng thương hiệu còn các biện pháp đối đầu trực tiếp khi bị chiếm dụng thương hiệu thì hầu như Công ty nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung chưa có chiến lược và biện pháp nào được đề cập chuẩn bị trước, thậm chí là thuật ngữ “bị chiếm dụng thương hiệu” còn rất mơ hồđối với các doanh nghiệp nói trên.

2.4. THC TRNG PHÁT TRIN THƯƠNG HIU TI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) xây dựng thương hiệu công ty TNHH MTV cao su chư sê (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)