Thực trạng thiết kế và tạo dựng các yếu tố thương hiệu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) xây dựng thương hiệu công ty TNHH MTV cao su chư sê (Trang 62 - 63)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.3.6. Thực trạng thiết kế và tạo dựng các yếu tố thương hiệu

Cụ thể nhất là tên gọi của Công ty “Công ty TNHH MTV cao su Chư

Sê”. Với một logo hình cầu thể hiện chiến lược toàn cầu, bên trong là biểu tượng nông nghiệp xanh và dòng chữ “Vietnam Rubber Group” thể hiện Công ty thuộc tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đồng thời cũng có dấu hiệu của Công ty qua chữ viết tắt “CRC” có nghĩa là Công ty cao su Chư Sê. Tên gọi này không những đáp ứng những yếu tố như đơn giản dễ nhớ, dễ đọc, tạo

ấn tượng ngay từ lần đầu mà còn phù hợp với chiến lược định vị thương hiệu của Công ty sau này.

Ta thấy Logo của Công ty được thiết kế rất đơn điệu về hình dạng, kết cấu. Hình ảnh và màu sắc thiếu tính trực quan sinh động nên rất khó lôi cuốn hoặc gây chú ý và thu hút khách hàng. Từ hình này cũng rất dễ nhận ra diện tích dành cho thương hiệu là quá bé, nhìn vào hình rất khó phân biệt đâu là thương hiệu Công ty, dễ gây nhầm lẫn với thương hiệu Công ty Cao su Mang Yang, Chư Pah, Chư Prông,… vì các Công ty có biểu tượng na ná như nhau.

Ngoài ra, kiểu dáng sản phẩm mủ các loại và kiểu cách đóng gói cũng

được làm theo cách riêng. Tuy vậy, chưa có slogan, bao bì, hay nhạc hiệu cụ

thể thì làm sao khách hàng có thể nhận biết tốt nếu chỉ có logo, trong khi đây là những thương hiệu gần như là xa lạ với họ. Nếu so sánh với thương hiệu

của các doanh nghiệp nước ngoài, ta có thể dễ dàng nhận thấy ngay rằng, logo và tên thương hiệu bao giờ cũng được bố trí tại vị trí trang trọng nhất, chiếm vị trí thuận tiện nhất cho nhận diện thể hiện trên bao bì, nhãn mác và các ấn phẩm doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) xây dựng thương hiệu công ty TNHH MTV cao su chư sê (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)