6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1. SỰ CẦN THIẾT VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TRƯỜNG
3.1. SỰ CẦN THIẾT VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI II TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI II
Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán, nhằm cung cấp thông tin kinh tế tài chắnh chủ yếu cho các nhà quản trị nội bộ của đơn vị, phục vụ cho việc ra quyết định quản lý và tổ chức thực hiện các quyết định đó. Đó là chức năng quan trọng, xuyên suốt trong các khâu quản trị của tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến kiểm tra đánh giá. Các thông tin mà KTQT cung cấp được trình bày, diễn giải một cách chi tiết, có thể đáp ứng yêu cầu quản lý đối với từng bộ phận trong đơn vị và là cơ sở cho các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động của đơn vị.
Là một tổ chức phi lợi nhuận, trường Cao đẳng GTVT II phải tự cân đối thu chi trong điều kiện khó khăn về nguồn kinh phắ hoạt động, nhu cầu chi tiêu tăng, chỉ tiêu tuyển sinh không đạtẦ Trước tình hình này, Trường phải thắch nghi dần với cơ chế quản lý tài chắnh mới. Vì vậy, Lãnh đạo Nhà trường cần phải có cái nhìn mới hơn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và xem đó là một hình thức cung cấp dịch vụ để từ đó có nhưng đổi mới trong việc quản lý và điều hành. Để làm được điều đó, việc quản trị Trường cần sử dụng nhiều công cụ, nhiều kênh thông tin khác nhau, trong đó nguồn thông tin do KTQT cung cấp là rất quan trọng, vì kế toán tài chắnh không thể cung cấp hết những thông tin linh hoạt, kịp thời, ngắn gọn. Thông tin KTQT cung cấp sẽ giúp Lãnh đạo Nhà trường có những cách nhìn cụ thể về tầm tầm quan trọng của công tác dự toán, kiểm soát công tác thu chi so với dự toán để tìm ra
nguyên nhân có sự sai lệch đó để có biện pháp điều chỉnh, khắc phục và đưa ra các quyết định chắnh xác hiệu quả. Do đó, việc vận dụng KTQT tại trường Cao đẳng GTVT II là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Khi vận dụng KTQT thì đơn vị cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tổ chức vận dụng KTQT không làm thay đổi quá lớn về mặt tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị mà cần kế thừa số lượng kế toán viên có tại đơn vị. Xuất phát từ yêu cầu đó, căn cứ vào năng lực của kế toán viên đề phân công sắp xếp công việc cho phù hợp đáp ứng được yêu cầu của công tác KTQT.
- Tổ chức vận dụng KTQT cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa KTTC và KTQT đảm bảo sự thắch ứng dần vì đây là giai đoạn đầu cần đi từng bước để tiếp cận. Theo quan niệm này thì từ bản chất và vai trò của KTTC và KTQT giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu, cả hai đều dựa vào số liệu ghi chép ban đầu của kế toán, tức là dựa vào nguồn số liệu thống nhất để xử lý thông tin theo những đặc thù riêng của mình. KTTC phản ánh tổng quát tình hình hoạt động tài chắnh của đơn vị theo yêu cầu của luật kế toán và luật ngân sách, KTQT phản ánh chi tiết hoạt động tài chắnh theo khâu công việc, theo yêu cầu của nhà quản trị đơn vị.
- Khi vận dụng KTQT vào đơn vị cần học tập kinh nghiệm, kế thừa có sự chọn lọc những tinh hoa của các đơn vị cùng ngành và các nước tiên tiến để áp dụng cho đơn vị.