Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị sử dụng vốn lƣu động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn lưu động tại tổng công ty miền trung (Trang 40 - 45)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị sử dụng vốn lƣu động

Những thành tố quan trọng của vốn lƣu động đó là lƣợng hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả. Các nhà phân tích thì xem xét các khoản mục này để đánh giá hiệu quả và tiềm lực tài chính của một công ty. Đánh giá về tình hình quản trị vốn lƣu động của doanh nghiệp, ta thƣờng sử dụng một số chỉ tiêu sau:

a. Vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng

Vốn lƣu động ròng bản chất là giá trị của tài sản lƣu động đƣợc tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn.

Công thức tính:

Trƣờng hợp VLĐ ròng < 0, tức là doanh nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn để trang trải cho toàn bộ nhu cầu vốn lƣu động và có một phần nợ ngắn hạn dùng tài trợ cho tài sản dài hạn, nhƣ vậy rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán do áp lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Trƣờng hợp VLĐ ròng = 0, nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng toàn bộ số nợ ngắn hạn để trang trải cho nhu cầu sử dụng vốn lƣu động. Trƣờng hợp này nói chung đảm bảo hơn nhƣng tình hình tài chính vẫn thiếu an toàn vì chỉ cần

VLĐ ròng =Tài sản lƣu động - Nợ ngắn hạn. Hoặc: VLĐ ròng = Nguồn dài hạn - Tài sản dài hạn

những rủi ro nhỏ về cách sử dụng vốn cũng dẫn đến tình trạng mất an toàn về tài chính, ảnh hƣởng sự duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trƣờng hợp VLĐ ròng > 0, lúc này toàn bộ nợ ngắn hạn chỉ dùng để trang trải mua sắm tài sản lƣu động ngoài ra doanh nghiệp còn dùng một phần vốn dài hạn để trang trải bổ sung cho vốn lƣu động. Điều này là tƣơng đối tốt vì doanh nghiệp giảm đƣợc áp lực cho việc thanh toán các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên, đôi khi nếu VLĐ ròng quá cao cũng sẽ không tốt vì chi phí vốn dài hạn thƣờng cao hơn so với ngắn hạn.

Nhu cầu vốn lưu động ròng

Nhu cầu vốn lƣu động ròng chính là lƣợng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một số khoản mục không phải là tiền của vốn lƣu động , đó là tồn kho và các khoản phải thu.

Công thức tính:

Chỉ tiêu nhu cầu vốn lƣu động ròng cho thấy tình hình đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp cũng nhƣ tình trạng cân đối hoặc mất cân đối giữa vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn . Nó phản ánh nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp.

b. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động: là chỉ tiêu phản ánh số vòng mà vốn lƣu động quay đƣợc trong một thời kỳ nhất định thƣờng là một năm, là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua việc sử dụng vốn lƣu động. Tỷ số này đƣợc tính bằng cách lấy doanh thu trong một kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân của vốn lƣu động trong cùng kỳ. Trong đó giá trị bình quân vốn lƣu động bằng trung bình cộng của

giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ.

Công thức tính:

Vòng quay vốn lƣu động = Tổng doanh thu Vốn lƣu động bình quân

Số vòng quay vốn lƣu động càng lớn thì khả năng luân chuyển vốn lƣu động càng cao. Số vòng quay tài sản lƣu động còn cho biết mỗi đồng tài sản lƣu động đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.

c. Kỳ luân chuyển vốn lưu động: là chỉ tiêu phản ánh số ngày để thực hiện vòng quay vốn lƣu động. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì càng cho thấy tính hiệu quả của việc sử dụng vốn lƣu động.

Công thức tính:

Kỳ luân chuyển vốn lƣu động = 360

Vòng quay vốn lƣu động

Giữa kỳ luân chuyển vốn và số vòng quay vốn lƣu động có mối quan hệ mật thiết, số vòng quay càng lớn thì kỳ luân chuyển càng ngắn và ngƣợc lại.

d. Mức tiết kiệm vốn lưu động

Mức tiết kiệm vốn lƣu động là số vốn mà doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc trong kỳ kinh doanh do sự nỗ lực tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp tăng mức luân chuyển vốn mà không cần tăng thêm vốn lƣu động.

Công thức tính:

Mức tiết kiệm vốn lƣu động = M1 * (K1 - K0) 360

K1: Kỳ luân chuyển vốn lƣu động năm kế hoạch K0: Kỳ luân chuyển vốn lƣu động năm báo cáo M1: Tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch

Mức tiết kiệm là số vốn lƣu động tiết kiệm đƣợc do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp tăng tổng mức luân chuyển mà không cần tăng

thêm vốn lƣu động hoặc tăng với quy mô không đáng kể. Nhƣ vậy, tốc độ luân chuyển vốn càng tăng nhanh thì mức tiết kiệm vốn lƣu động càng cao và ngƣợc lại.

e. Hàm lượng vốn lưu động

Là chỉ tiêu phản ánh mức đảm nhận vốn lƣu động trên doanh thu. Chỉ tiêu cho thấy để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần trung bình bao nhiêu đồng vốn lƣu động. Tùy vào từng ngành nghề khác nhau sẽ có tỷ lệ đảm nhận phù hợp khác nhau. Công thức tính:

Hàm lƣợng vốn lƣu động = Vốn lƣu động bình quân Doanh thu thuần

Theo công thức trên thì tỷ số hàm lƣợng vốn lƣu động càng cao càng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao và ngƣợc lại. Chính vì vậy, trong thực tế doanh nghiệp cần tìm mọi giải pháp để làm gia tăng con số này.

f. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu đƣợc tạo ra trên vốn lƣu động bình quân là bao nhiêu. Hiệu suất sử dụng vốn lƣu động đƣợc xác định bằng doanh thu thuần hoặc tổng doanh thu trong kỳ chia cho vốn lƣu động bình quân trong năm. Công thức tính nhƣ sau:

Hiệu suất sử dụng vốn lƣu động =

Doanh thu thuần Vốn lƣu động bình quân Trong một doanh nghiệp nếu nhƣ hiệu suất sử dụng vốn lƣu động càng lớn tức là khả năng một đồng vốn lƣu động bình quân tạo ra càng nhiều đồng doanh thu thuần, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao và ngƣợc lại. Trong quá trình quản lý sử dụng vốn lƣu động các nhà quản trị cần đặc biệt quan tâm tới chỉ tiêu này.

g.Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

động đƣợc xác định bằng cách lấy lợi nhuận trƣớc thuế hoặc sau thuế tạo ra trong kỳ chia cho vốn lƣu động bình quân của kỳ đánh giá.

Công thức tính:

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận trƣớc thuế(sau thuế) Vốn lƣu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lƣu động sử dụng trong kỳ có thể tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế) cho doanh nghiệp. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận vốn lƣu động vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao và ngƣợc lại.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY MIỀN TRUNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn lưu động tại tổng công ty miền trung (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)