7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Đặc điếm hoạt động kinh doanh
a.Đặc điếm ngành hàng kinh doanh
Tổng công ty Miền Trung phát triển dựa trên nhóm ngành nghề chủ chốt là Xi măng-vật liệu xây dựng-xây lắp phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nƣớc. So với các ngành sản xuất khác ngành hàng này là có quy mô vốn lớn, có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trƣng kết cấu phức tạp. Ngành hàng xây dựng có tính mùa vụ và chịu ảnh hƣởng rất nhiều bởi thời tiết, đặc điểm tự nhiên, lũ lụt và kéo theo đó là sản lƣợng tiêu thụ thƣờng không ổn định và có sự biến động mạnh qua các thời kỳ khác nhau.
Là ngành sản xuất vật liệu xây dựng không quá khó khăn, phức tạp, nƣớc ta lại có nhiều nguồn nguyên liệu nên sản xuất xi măng thời gian qua phát triển khá mạnh. Tuy rằng, do nhiều rào cản về kỹ thuật và vốn đầu tƣ việc gia nhập ngành là không dễ dàng nhƣng hiện tại có rất nhiều đối thủ cạnh trạnh nên mức độ cạnh tranh trong ngành rất cao.
b.Đặc điếm môi trường kinh doanh
Môi trường kinh tế
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu ảnh hƣởng rất lớn từ môi trƣờng kinh tế vĩ mô. Đất nƣớc Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm các quốc gia đang phát triển với thực trạng cơ sở hạ tầng yếu kém, nhu cầu về xây dựng cơ bản luôn cao và đây là cơ hội cho công ty tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong tình trạng suy thoái, lạm phát cao và liên tục, những rủi ro về mất giá đồng tiền luôn thƣờng trực đã gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình huy động và sử dụng đồng vốn kinh doanh.
và các thành phố duyên hải Nam Trung Bộ, đây là khu vực có tiềm lực kinh tế hạn chế do thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên quy mô thị trƣờng nhỏ, sức mua thấp và mặt bằng giá nói chung thấp hơn so với bình quân cả nƣớc đã tạo ra nhiều áp lực và khó khăn cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Môi trường chính trị luật pháp
Môi trƣờng chính trị và pháp luật hiện hành của đất nƣớc sở tại có ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong đó có Tổng công ty Miền Trung. Trong thời gian qua tình hình chính trị của Việt Nam ổn định và có những thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động, tuy nhiên bên cạnh đó thì một thực trạng là các chính sách, pháp luật quy định về kinh doanh đối khi còn tỏ ra bất cập, chồng chéo, thủ tục quản lý hành chính còn khá rƣờm rà cũng, tình trạng quan liêu cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ tới năng suất sản xuất và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.
Môi trường ngành
Đối thủ cạnh tranh: Sự cạnh tranh của các đối thủ là rất lớn, hiện nay có hơn 100 thƣơng hiệu xi măng ở thị trƣờng Việt Nam, lƣợng cung vƣợt cầu vì vậy sự cạnh tranh giành thị phần giữa các công ty sản xuất xi măng trở nên rất khốc liệt, giảm giá tăng chiết khấu, khuyến mãi và hỗ trợ Đại lý. Hiện nay, Tổng công ty Miền Trung phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các thƣơng hiệu xi măng khác trong thị trƣờng tiêu thụ nhƣ: Hải Vân, Hoàng Mai, Nghi Sơn, Kim Đỉnh, Thăng Long... Trƣớc những áp lực thị trƣờng cạnh tranh, các doanh nghiệp sản xuất xi măng phải gồng mình để chống chọi và một số nhà máy đứng trƣớc nguy cơ đóng cửa hoặc bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp khác. Không chỉ các doanh nghiệp thuộc nhóm yếu mà ngay cả những thƣơng hiệu mạnh nhất có truyền thống cũng gặp khó khăn.
Nhà cung cấp: công ty triển khai thu mua nguyên nhiên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của mình chủ yếu thông qua hình thức đầu thầu ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp có khả năng cung cấp lâu dài, giá cả thấp nhất đảm bảo chất lƣợng đầu vào, đảm bảo tiến độ giao hàng, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Miền Trung.
Khách hàng của công ty: Với chiến lƣợc giữ và đẩy mạnh giá trị thƣơng hiệu, Tổng công ty Miền Trung vẫn đƣa sản phẩm xi măng Sông Gianh chiếm lĩnh thị trƣờng Miền Trung tập trung tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và những năm qua công ty đang mở rộng thị trƣờng tiêu thụ ra các tỉnh Tây Nguyên nhƣ Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk. Tuy sản lƣợng chƣa cao nhƣng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt thì đây cũng có thể đƣợc xem là bƣớc phát triển đột phá về thƣơng hiệu của xi măng Sông Gianh.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012 đến năm 2014 Bảng 2.1: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2012-2014
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Doanh thu 1.623.672 1.949.610 20% 2.395.790 23% 2. Doanh thu thuần 1.613.672 1.939.610 20% 2.385.790 23% 3. Giá vốn hàng bán 1.401.739 1.696.724 21% 2.107.400 24% 4. Lãi gộp 211.933 242.886 15% 278.391 15% 5. Doanh thu hoạt
động tài chính 1.695 1.924 13% 2.155 12%
6. Chi phí tài chính 32.283 40.683 26% 47.039 16% 7. Chi phí bán hàng 157.376 166.356 6% 181.558 9%
8. Chi phí quản lý
doanh nghiệp 14.765 15.890 8% 20.069 26%
9. Lợi nhuận từ hoạt
động SXKD 41.454 62.523 51% 77.180 23%
10. Thu nhập khác 4.107 6.207 51% 7.351 18% 11. Chi phí khác 3.076 5.401 76% 5.561 3% 12. Tổng lợi nhuận
trƣớc thuế 42.485 63.330 49% 78.970 25%
13. Lợi nhuận sau
thuế 30.589 45.597 49% 56.858 25%
(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế Toán)
0 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng doanh thu Lợi nhuận sau thuế
Biểu đồ 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2012-2014
Qua bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và biểu đồ minh họa tăng trƣởng doanh thu-lợi nhuận của Tổng công ty Miền Trung, ta thấy rằng doanh thu bán hàng và lợi nhuận của công ty đã có xu hƣớng tăng lên qua các năm từ 2012-2014. Cụ thể là:
+ Doanh thu năm 2013 tăng 20% so với năm 2012 và năm 2014 tăng lên 23% so với năm 2013.
+ Lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng 49% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 25% so với năm 2013 tuy tốc độ tăng lợi nhuận giảm xuống.
Kết quả kinh doanh có sự tăng lên qua các năm thể hiện sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên của Tổng công ty Miền Trung trong thời gian vừa qua. Tuy những năm giữa thời kỳ chuyển giao từ công ty Nhà nƣớc sang công ty cổ phần trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay tình hình sản xuất của công ty gặp không ít khó khăn nhƣng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã góp phần giúp công ty duy trì và phát triển.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY MIỀN TRUNG