Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động qua các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn lưu động tại tổng công ty miền trung (Trang 69 - 75)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động qua các chỉ tiêu tài chính

a.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động tức là rút ngắn thời gian vốn lƣu động nằm trong lĩnh vực dự trữ sản xuất, sản xuất và lƣu thông. Từ đó giảm bớt lƣợng vốn lƣu động chiếm dùng, tiết kiệm vốn lƣu động trong luân chuyển. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động là điều kiện rất quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh và thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động, doanh nghiệp có thể giảm bớt số vốn lƣu động chiếm dùng nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhƣ cũ, có thể với số vốn nhƣ cũ nhƣng doanh nghiệp mở rộng đƣợc quy mô sản xuất kinh doanh. Để đánh giá về tốc độ luân chuyển vốn lƣu động tại Tổng công ty Miền Trung ta xem xét hai tỷ số sau:

Bảng 2.10 Tỷ số về tốc độ luân chuyển vốn lƣu động

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng doanh thu (tr.đ) 1.623.672 1.949.610 2.395.790 Vốn lƣu động bình quân (tr.đ) 230.262 359.526 457.545 Vòng quay vốn lƣu động (vòng) 7,0 5,4 5,2

( Nguồn: Phòng Tài chính-Kế Toán ) 0 10 20 30 40 50 60 70

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số vòng quay VLĐ Kỳ luân chuyển VLĐ

Biểu đồ 2.9 Tỷ số về tốc độ luân chuyển vốn lƣu động

Số vòng quay vốn lƣu động của công ty có chiều hƣớng giảm sút từ năm 2012 là 7 vòng đến 2013 chỉ 5,4 vòng và tới năm 2014 vốn lƣu động chỉ quay đƣợc 5,2 vòng. Mặt khác, kỳ luân chuyển vốn lƣu động tăng lên từ 51 ngày năm 2012 tăng lên tới 66 ngày năm 2013 và 69 ngày năm 2014. Đây là một chiều hƣớng tiêu cực vì điều này cho thấy có sự vận động không tốt của hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty. Cụ thể là với 1 đồng vốn lƣu động bình quân năm 2012 sẽ tạo ra 7 đồng doanh thu và sang những năm 2013 và năm 2014 thì giảm xuống chỉ còn lại 5 đồng.

Nhƣ vậy, công ty cần đƣa ra những chính sách hợp lý hơn hiện tại nhằm cải thiện tốc độ luân chuyển vốn lƣu động, giảm bớt số vốn lƣu động chiếm dùng, tiết kiệm vốn lƣu động trong luân chuyển.

b. Mức tiết kiệm vốn lưu động

Mức tiết kiệm vốn lƣu động là số vốn lƣu động mà công ty có thêm đƣợc trong quá trình chu chuyển hàng hóa của mình do những giải pháp thúc đẩy sự gia tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động. Để tính đƣợc mức tiết kiệm vốn lƣu động ta sử dụng công thức sau:

Mức tiết kiệm vốn lƣu động = M1 * (K1 - K0) 360

Để thấy đƣợc mức tiết kiệm vốn lƣu động của Tổng công ty Miền Trung ta theo dõi bảng sau:

Bảng 2.11: Tỷ số mức tiết kiệm của vốn lƣu động

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014

Tổng doanh thu (tr.đ) 1.623.672 1.949.610 2.395.790 Kỳ luân chuyển vốn lƣu động (ngày) 51 66 69

Mức tiết kiệm vốn lƣu động 81.234 19.965

( Nguồn: Phòng Tài chính-Kế Toán )

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, kỳ luân chuyển vốn lƣu động kéo dài ra từ 51 ngày năm 2012, 66 ngày năm 2014 và tăng lên 69 ngày năm 2015 tức là những năm vừa qua tốc độ luân chuyển vốn lƣu động bị sụt giảm, vì vậy trong giai đoạn 2012-2014 tại Tổng công ty Miền Trung mức tiết kiệm vốn lƣu động đã có chiều hƣớng giảm xuống. Tổng công ty Miền trung đã phải tìm nguồn trang trải bổ sung cho lƣợng vốn lƣu động thiếu hụt và dẫn đến giảm hiệu quả vốn lƣu động. Công ty cần phải có những giải pháp nhằm kịp thời cải thiện vấn đề này càng sớm càng tốt.

c. Hàm lượng vốn lưu động

Hàm lƣợng vốn lƣu động thể hiện khả năng tạo ra doanh thu của vốn lƣu động, cụ thể là nó cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn lƣu động phải bỏ ra. Công thức tính nhƣ sau:

Hàm lƣợng vốn lƣu động = Vốn lƣu động bình quân Doanh thu thuần

Bảng 2.12: Tỷ số mức đảm nhận của vốn lƣu động

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Doanh thu thuần 1.613.672 1.939.610 2.385.790 Vốn lƣu động bình quân 230.262 359.526 457.545

Hàm lƣợng vốn lƣu động 0,14 0,19 0,19

( Nguồn: Phòng Tài chính-Kế Toán )

0 0.05 0.1 0.15 0.2

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Hàm lượng vốn lưu động

Biểu đồ 2.10: Tỷ số mức đảm nhận của vốn lƣu động

Hàm lƣợng vốn lƣu động tăng lên qua các năm gần đây. Cụ thể năm 2012 để tạo ra 1 đồng doanh thu chỉ cần có 0,14 đồng vốn lƣu động, trong khi tới năm 2013 và năm 2014 phải cần tới 0,19 đồng. Nghĩa là mức độ đảm nhận của vốn lƣu động bị giảm sút, hiệu quả sử dụng vốn lƣu động giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thuần của công ty trong 3 năm qua có tăng nhƣng chậm hơn so với tốc độ tăng của vốn lƣu động bỏ ra hàng năm làm cho hàm lƣợng vốn lƣu động tăng lên. Điều này cho thấy các năm sau công ty sử dụng vốn lƣu động hiệu quả giảm so với năm trƣớc. Do đó, công ty cần có những giải pháp nhằm giảm hàm lƣợng vốn lƣu động để nâng cao hiệu quả mà đồng vốn lƣu động sử dụng sao cho doanh thu thuần đạt về tối đa.

d. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Tỷ số hiệu suất sử dụng vốn lƣu động của một doanh nghiệp thể hiện sức sản xuất của một đồng vốn lƣu động, cụ thể là nó cho thấy trong kỳ sản xuất kinh doanh khả năng một đồng vốn lƣu động đƣợc đầu tƣ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Bảng 2.13: Tỷ số hiệu suất sử dụng vốn lƣu động

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Doanh thu thuần 1.613.672 1.939.610 2.385.790 Vốn lƣu động bình quân 230.262 359.526 457.545

HSSD vốn lƣu động 7,0 5,4 5.2

( Nguồn: Phòng Tài chính-Kế Toán )

0 1 2 3 4 5 6 7

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

HSSD vốn lưu động

Biểu đồ 2.11: Tỷ số hiệu suất sử dụng vốn lƣu động

Bảng 2.13 cho thấy rằng cứ một đồng vốn lƣu động bình quân năm 2012 có khả năng tạo ra 7,0 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 5,4 đồng và năm 2014 là 5,2 đồng. Nhƣ vậy ta có thể thấy, trong những năm gần đây hiệu suất sử dụng vốn lƣu động bị giảm xuống, đây là dấu hiệu không tốt sẽ ảnh hƣởng xấu tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công ty cần có những giải pháp để khắc phục kịp thời nhằm cải thiện

tình trạng này.

e. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh lợi của một đồng vốn lƣu động. Nghĩa là một đồng vốn lƣu động đƣợc bỏ ra trong kỳ có khả năng sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Bảng 2.14: Tỷ số khả năng sinh lợi của vốn lƣu động

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

1. Lợi nhuận sau thuế (tr.đ) 30.589 45.597 56.858 2. Vốn lƣu động bình quân (tr.đ) 230.262 359.526 457.545

3. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ 0,13 0,13 0,12

( Nguồn: Phòng Tài chính-Kế Toán )

0,115 0,12 0,125 0,13

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ

Biểu đồ 2.12: Tỷ số khả năng sinh lợi của vốn lƣu động

Năm 2012, một đồng vốn lƣu động có khả năng tạo ra 0,13 đồng lợi nhuận sau thuế, tỷ suất này đƣợc giữ vững vào năm 2013 tuy nhiên giảm xuống trong năm 2014 còn 0,10 đồng.

Hiệu quả quản lý sử dụng vốn lƣu động của công ty đang giảm dần qua các năm từ năm 2012 đến năm 2014, vòng quay vốn lƣu động giảm. Nguyên

nhân chủ yếu là do tốc độ tăng vốn lƣu động bình quân qua các năm tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế của công ty.

Mặc dù đa số các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty đều có biểu hiện giảm sút nhƣng nhìn chung xét đến mục đích cuối cùng là tăng lợi nhuận thì có thể kết luận hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty tuy có phần giảm sút nhƣng vẫn nằm trong tầm kiểm soát, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tiếp tục tăng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn lưu động tại tổng công ty miền trung (Trang 69 - 75)