Thực trạng tình hình quản trị các thành phần vốn lƣu động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn lưu động tại tổng công ty miền trung (Trang 57 - 69)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Thực trạng tình hình quản trị các thành phần vốn lƣu động

a. Tình hình quản trị tiền mặt tại công ty

M

chi ản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

cơ của việc tiền mặt

sản xuất kinh doanh

. ồm việc tăn

tiền mặt và t để đảm bảo tối ƣu hóa

chi phí sử dụng vốn.

Thực tế việc sử dụng tiền mặt tại Tổng công ty Miền Trung:

+ Tình hình quản trị dòng tiền thu vào: Tổng dòng tiền vào hàng tháng của Tổng công ty Miền Trung thƣờng bao gồm chủ yếu tiền từ hoạt động bán hàng, bán tài sản, ngoài ra còn có các khoản nhƣ tiền từ nguồn vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu, tiền lãi và các nguồn khác. Hiện tại, công ty sử dụng các giao dịch chủ yếu bằng các tài khoản tại Ngân hàng, vì vậy dòng tiền vào đảm bảo nhanh chóng và an toàn, đƣợc hạch toán cụ thể, kịp thời và đảm bảo chính xác.

+ Tình hình quản trị dòng tiền chi ra: Dòng tiền chi ra hàng tháng của công ty thƣờng bao gồm tiền từ các hạng mục nhƣ mua hàng, thanh toán các khoản nợ, chi cho vật tƣ, tiền điện thoại, điện, tiền lƣơng và các hóa đơn khác. Căn cứ vào kế hoạch chi tiền hàng ngày công ty thực hiện việc cân đối thu chi để quyết định rút ra bao nhiêu tiền để đảm bảo quá trình chi tiêu còn lại vẫn giữ trong tài khoản của ngân hàng.

Mọi khoản thu chi bằng tiền mặt của công ty đều phải thực hiện qua quỹ, không thu chi ngoài quỹ và đều phải có dự toán và phê duyệt của Tổng giám đốc hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền. Đồng thời phân định rõ ràng trách nhiệm của từng ngƣời trong việc quản lý tiền ở phòng kế toán đặc biệt là thủ quỹ và kế toán, cán bộ thủ quỹ không đƣợc thực hiện hay kiêm nhiệm bất cứ một nhiệm vụ hay công việc kế toán nào.

Đối với công tác tạm ứng công ty cũng tiến hành quản lý chặt chẽ, việc tạm ứng phải có mục đích rõ ràng và phù hợp nhằm phục vụ công việc của

công ty và không vì mục đích công việc cá nhân. Khi tạm ứng phải có thời hạn hoàn ứng cụ thể và đảm bảo không ứng gối đầu trừ những trƣờng hợp đƣợc phê duyệt của lãnh đạo có thẩm quyền.

Hàng tháng, công ty tiến hành ghi chép lại những dòng tiền thực tế vào và ra phát sinh trong tháng. Sau đó so sánh với số liệu thực tế để nhằm xem xét việc chi tiêu hàng ngày có theo sát kế hoạch đề ra hay không để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, có thể là điều chỉnh trong việc lập kế hoạch tiền mặt nếu việc dự báo thƣờng không đảm bảo chính xác hay điều chỉnh kịp thời những khoản chi tiêu phát sinh không phù hợp để đảm bảo rằng có sự cân đối giữa các khoản thu và khoản chi của doanh nghiệp.

Ngoài ra công ty luôn tuân thủ theo những quy định của pháp luật về việc quản lý sử dụng tiền, hạch toán đảm bảo đúng và đầy đủ theo chế độ hiện hành.

Bảng 2.5 Cơ cấu vốn vốn bằng tiền trong tổng vốn lƣu động

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

I. Tiền 38.238 16,6 51.053 14,2 56.821 12,4 1. Tiền mặt 3.454 1,5 6.831 1,9 9.608 2,1 2. Tiền gửi ngân

hàng 29.703 12,9 42.424 11,8 43.467 9,5 3. Tiền đang

chuyển 5.080 2,2 1.798 0,5 3.660 0,8

0 2 4 6 8 10 12 14

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tiền mặt

Tiền gửi ngân hàng Tiền đang chuyển

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn bằng tiền trong tổng vốn lƣu động năm 2012-

2014

Ta có thể thấy rằng những năm qua công ty có xu hƣớng giảm dần tỷ lệ tồn đọng tiền. Cụ thể là năm 2012 tỷ trọng về tiền chiếm tới 16% trong tổng vốn lƣu động tới năm 2013 tỷ lệ này chỉ còn lại 14,2% và sau đó giảm xuống 12,4% vào năm 2014, trong cơ cấu tiền thì chiếm tỷ lệ cao nhất qua các năm là tiền gửi ngân hàng với tỷ lệ hàng năm trên 11%. Tuy rằng tỷ lệ giảm tỷ trọng tiền là không nhiều nhƣng có thể ghi nhận những nổ lực cố gắng của công ty trong công tác quản trị tiền mặt trong những năm vừa qua. Tuy nhiên bên cạnh đó, hiện tại tỷ lệ dự trữ tiền mặt trên tổng vốn lƣu động vẫn ở mức cao biểu hiện là năm 2014 tỷ trọng tiền trong vốn lƣu động vẫn ở mức 12.4%.

Nhìn chung, trong thời gian vừa qua tại Tổng công ty Miền trung việc giám sát và quản lý dòng tiền vào là tƣơng đối tốt tuy nhiên đối với dòng tiền ra vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể ở đây là tỷ lệ dự trữ tiền vẫn ở mức cao, mặt khác công ty chƣa lập đƣợc kế hoạch tối ƣu để chủ động hơn trong việc sử dụng đầu tƣ sinh lợi các khoản tiền nhàn rỗi, biểu hiện là khi tiền đã vào tài khoản ngân hàng thì lại bị động và chƣa có những giải pháp cụ thể trong cách sử dụng nên vẫn phải nằm trong tài khoản vì vậy dẫn đến hiệu

quả sử dụng bằng tiền chƣa thực sự tốt. Công ty nên lập đƣợc kế hoạch sử dụng tiền mặt bằng việc đầu tƣ sinh lời khi có tiền nhàn rỗi để có thể nâng cao hiệu quả từng đồng vốn lƣu động.

b. Tình hình quản trị khoản phải thu tại công ty

Tình hình khoản phải thu khách hàng

Bảng 2.6: Cơ cấu các khoản phải thu trên tổng vốn lƣu động

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

II. Khoản phải thu 131.904 57,3 221.828 61,7 300.336 65,6 1. Phải thu khách hàng 122.269 53,1 202.054 56,2 275.442 60,2 2. Trả trƣớc cho ngƣời

bán 7.138 3,1 13.302 3,7 19.217 4,2

3. Phải thu khác 2.533 1,1 7.550 2,1 8.693 1,9 4. Dự phòng các

khoản phải thu khó đòi 0 0 -1.079 -0,3 -1.373 -0,3

( Nguồn: Phòng Tài chính-Kế Toán )

0 10 20 30 40 50 60 70

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Phải thu khách hàng Trả trước cho người bán

Phải thu khác

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu khoản phải thu trên tổng vốn lƣu động năm 2012-

Về tình hình khoản phải thu khách hàng của Tổng công ty Miền Trung trong giai đoạn 2012-2014:

Về cơ cấu các khoản phải thu trong tổng nguồn vốn lƣu động thì ta thấy rằng các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao và có xu hƣớng tăng lên qua các năm. Cụ thể là năm 2012 tỷ trọng này chiếm 57%, tăng lên trong năm 2013 với tỷ lệ khá cao 61.7% và sang năm 2014 là 65.6%. Trong đó:

Chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm là khoản phải thu khách hàng, doanh thu của công ty tăng dần qua các năm cùng với đó là sự tăng lên của doanh số bán chịu mà hầu hết là từ các đại lý tiêu thụ của công ty. Cụ thể năm 2012 là 53,1% và tăng lên trong năm 2013 là 56,2%, tới năm 2014 là 60,2% theo sự tăng dần của quy mô hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

Nhƣ vậy ta có thể nhận thấy đƣợc rằng giai đoạn vừa qua công ty chủ yếu sử dụng vốn lƣu động để trang trải cho các khoản tín dụng khách hàng nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm và phục vụ cho việc mở rộng thị trƣờng cũng nhƣ thị phần. Tuy nhiên đi kèm với đó là những vấn đề công ty cần lƣu tâm trong quá trình cung cấp tín dụng cho khách hàng nhằm đảm bảo an toàn về tài chính vì tín dụng bán hàng luôn là con dao hai lƣỡi ẩn chứa nhiều nguy cơ và rủi ro về vốn của doanh nghiệp.

Chính sách bán chịu của công ty

Hiện nay, cũng nhƣ nhƣng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác công ty cũng xây dựng hệ thống tiêu thụ gồm hệ thống các đại lý và thực hiện những chính sách bán chịu cũng nhƣ chính sách chiết khấu.

Thời hạn tín dụng tối đa mà Tổng công ty Miền Trung đƣa ra là N=75 ngày, thời hạn đƣợc hƣởng chiết khấu là khi khách hàng thanh toán trong thời hạn d=30 ngày kể từ ngày mua hàng với mức lãi suất chiết khấu là k=0,75% trên tổng doanh thu bán hàng.

Nhƣ vậy điều kiện chiết khấu đang áp dụng là “0,8/30 net 60”. với mức chiết khấu này thì chi phí cơ hội vốn của khách hàng do từ chối hƣởng chiết khấu trong năm sẽ là:

Chi phí cơ hội vốn bằng 6,04%/năm thấp hơn lãi suất tiền gởi ngân hàng bình quân năm 2014 nên không tạo đƣợc động lực khuyến khích khách hàng thực hiện thanh toán sớm. Vì vậy để có thể khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn đảm bảo thu hồi sớm các khoản phải thu thì công ty cần phải xem xét xây dựng lại mức chiết khấu phù hợp hơn.

Về công tác quản lý và thu hồi công nợ: Hiện tại công ty chƣa xây dựng đƣợc một quy trình thu hồi công nợ đảm bảo hiệu quả, khoa học để áp dụng mà chỉ mang tính tự phát, dựa chủ yếu vào kinh nghiệm quản lý của nhà quản trị tài chính. Quy trình thanh toán cũng nhƣ những hạn mức tín dụng thƣờng đƣợc công ty đƣa vào những điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa, tuy nhiên một điều hạn chế là hiện nay đối thủ cạnh tranh nhiều và áp lực cạnh tranh cao nên thƣờng thì để giữ khách hàng công ty thƣờng cấp tín dụng vƣợt mức và có những khoảng chênh lệch so với thời hạn thanh toán dẫn đến những khoản nợ quá hạn thậm chí là phát sinh những khoản nợ khó đòi.

Đánh giá khách hàng tín dụng của công ty

Đánh giá khách hàng tín dụng của công ty có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế các rủi ro về tài chính mà cụ thể ở đây là những nguy cơ về các khoản nợ quá hạn hay các khoản nợ khó đòi khi doanh nghiệp cung cấp tín dụng cho khách hàng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, các nhà quản trị tài chính của Tổng công ty Miền Trung cũng đã thực hiện những hoạt

360 * k 360*0,75

C = = = 6,04 % (100-k) (N-d) (100-0,75)*(75-30)

đông đánh giá khách hàng của mình để có cơ sở cho việc ra quyết định bán hàng. Cụ thể nhƣ sau:

Đối với khách hàng thường xuyên và các đại lý thuộc hệ thống: công ty thực hiện đánh giá tín dụng hàng quý một để có sự điều chỉnh kịp thời khi có dấu hiệu không đảm bảo thanh toán đúng hạn nhằm hạn chế những khoản nợ khó đòi, hạn chế rủi ro xảy ra.

Đối với những khách hàng mới: khi họ có nhu cầu mua chịu thì công ty cử cán bộ phụ trách kinh doanh thu thập thông tin khách hàng một cách đầy đủ về khả năng tài chính, về truyền thống tín dụng…tùy vào giá trị các khoản nợ lớn hay nhỏ mà mức độ chi tiết của thông tin đƣợc chú trọng. Sau đó thực hiện phân tích đánh giá trình lãnh đạo xem xét và ra quyết định cuối cùng.

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi khoản phải thu thành tiền mặt, là thƣớc đo khá quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu càng nhanh thì có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao và ngƣợc lại. Sau đây là tốc độ luân chuyển các khoản phải thu những năm từ 2012-2014:

Bảng 2.7: Vòng quay các khoản phải thu khách hàng Năm

Chỉ tiêu

2012 2013 2014

Doanh thu thuần (tr.đ) 1.613.672 1.939.610 2.385.790 Khoản phải thu bình quân (tr.đ) 131.904 221.828 300.336

Vòng quay khoản phải thu(vòng) 12 9 8

0 2 4 6 8 10 12

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số vòng quay khoản phải thu

Biểu đồ 2.6: Vòng quay các khoản phải thu năm 2012-2014

Ta có thể thấy, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu giảm của Tổng công ty Miền Trung có xu hƣớng giảm xuống. Biểu hiện cụ thể là năm 2012 quay đƣợc từ 12 vòng giảm xuống còn 9 vòng năm 2013 và 8 vòng năm 2014. Đây là dấu hiệu không tốt, những năm qua các khoản phải thu liên tục tăng và tăng nhanh hơn doanh thu thuần do vậy dẫn đến giảm tốc độ quay của khoản phải thu, điều này cho thấy hiệu quả quản trị các khoản phải thu bị giảm sút. Công ty cần phải có những biện pháp kịp thời khắc phục hạn chế này.

Tóm lại, trong giai đoạn vừa qua công tác quản trị các khoản phải thu đã đƣợc Tổng công ty quan tâm thực hiện và mang lại những kết quả nhất định, tuy nhiên qua phân tích ta có thể thấy vẫn còn một số những hạn chế. Ví dụ nhƣ việc xây dựng tỷ lệ chiết khấu thanh toán vẫn chƣa mang lại hiệu quả, chính sách và quy trình thu hồi công nợ chƣa khoa học, rõ ràng và chƣa chuyên nghiệp. Chính những điều đó đã gây ra không ít khó khăn và hiệu quả công tác quản trị khoản phải thu chƣa cao. Trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp khắc phục hạn chế nhằm tháo gỡ những khó khăn bất cập về vấn đề tài chính.

c. Tình hình quản trị hàng tồn kho tại công ty

Tồn kho là công việc cần phải đƣợc quản trị một cách hiệu quả nhằm đáp ứng nhiều mục đích khác nhau của doanh nghiệp. Tùy vào từng giai đoạn cụ thể và tùy vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành hàng để xác định đƣợc mức tồn kho phù hợp nhất và để mức quyết định đƣợc mức tồn kho tố ƣu thì doanh nghệp cần tối thiểu hóa đƣợc những chi phí liên quan tới dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa đồng thời phải đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh thƣờng xuyên của doanh nghiệp.

Việc quản trị hàng tồn kho tại Tổng công ty Miền Trung cũng có những đặc trƣng riêng. Để xem xét đánh giá về cơ cấu hàng tồn kho ta của Tổng công ty Miền Trung ta theo dõi bảng số liệu sau:

Bảng 2.8: Cơ cấu hàng tồn kho trong tổng vốn lƣu động năm 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

III. Hàng tồn kho 50.294 21,8 69.389 19,3 93.985 20,5 1. NVL tồn kho 14.507 6,3 26.964 7,5 37.519 8,2 2. Hàng mua đang đi

đƣờng 4.375 1,9 12.224 3,4 23.335 5,1

3. Công cụ,dụng cụ

tồn kho 461 0,2 1.079 0,3 915 0,2

4. Hàng hóa trong

kho 30.952 13,4 29.122 8,1 32.216 7,0

0 2 4 6 8 10 12 14

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

NVL tồn kho

Hàng mua đi đường Công cụ dụng cụ Hàng hóa trong kho

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu hàng tồn kho trên tổng vốn lƣu động năm 2012-2014

Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong tổng tài sản lƣu động với tỷ lệ trung bình 20,5% trong giai đoạn 2012-2014. Trong đó:

Hàng hóa tồn trong kho: chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm với tỷ lệ hàng năm từ 19% đến 22% trong tổng vốn lƣu động, tuy nhiên những năm gần đây có chiều hƣớng giảm trong khi doanh số liên tục tăng điều này cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm ngày càng lớn cùng với quá trình mở rộng thị trƣờng. Việc tồn kho nhiều thành phẩm là do để chủ động trong công tác cung ứng đầy đủ, kịp thời cho khách hàng nhằm đảm bảo uy tín thƣơng hiệu trong chiến lƣợc tăng trƣởng thị phần và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ của Tổng công ty Miền Trung trong thời gian qua, tỷ lệ này đang có xu hƣớng giảm xuống.

Nguyên vật liệu tồn kho: chiếm tỷ trọng cao tiếp theo, và có xu hƣớng tăng qua các năm. Cụ thể: nguyên vật liệu tồn kho năm 2012 chiếm 6,3% trong tổng vốn lƣu động, năm 2013 tăng lên 7,5% và tới năm 2014 tỷ lệ này là 8,2%. Điều này đƣợc giải thích là do sự mở rộng quy mô sản xuất nên công

trọng ít nhất trong tổng vốn lƣu động đó là công cụ dụng cụ tồn kho hàng năm chỉ ở mức 0,2%-0,3%.

Tỷ trọng hàng tồn kho hiện vẫn đang ở mức tƣơng đối cao so với nhu cầu do đó đã làm gia tăng những khoản chi phí liên quan đến việc dự trữ nhƣ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị vốn lưu động tại tổng công ty miền trung (Trang 57 - 69)